Trung đoàn phòng không không quân 22 là một trong những đơn vị tác chiến lâu đời và danh giá nhất quân đội Nga, đang sở hữu nhiều chiến cơ tối tân với sức mạnh vượt trội.
Chưa có bất cứ bằng chứng xác thực nào liên quan đến việc so sánh sức mạnh thực sự giữa các hệ thống mang tính tấn công và mang tính phòng thủ. Dưới đây là những loại vũ khí đe dọa tàu sân bay thế hệ mới:
Tàu ngầm không người lái
Từ lâu, tàu ngầm đã tạo ra mối đe dọa sống còn đối với tàu sân bay. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mỗi hạm đội tàu sân bay chính đều từng gặp xui xẻo từ tàu ngầm. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ từng coi tàu ngầm Liên Xô là mối đe dọa nghiêm trọng.
Trong bối cảnh khả năng tác chiến săn ngầm hiện đại, khó khăn lớn nhất của tàu ngầm là phát hiện ra tàu sân bay và đi vào vị trí phóng (tên lửa hoặc ngư lôi) trước khi máy bay và các tàu hộ tống của tàu sân bay phát hiện và tiêu diệt mình. Nếu chỉ huy tàu ngầm không muốn tự sát, tìm được con đường thoát thân cũng là một vấn đề.
Tàu ngầm không người lái có thể giải quyết được nhiều vấn đề trên. Chúng có thể chờ đợi ở tuyến đường ra vào của tàu sân bay vô thời hạn, sau khi phát hiện ra tàu sân bay, chúng chỉ cần triển khai hành động tấn công. Tàu ngầm không người lái không phải lo quá nhiều về cuộc sống tương lai của người khác khi bản thân nó bị chìm xuống đáy biển sâu.
Tàu ngầm không người lái chỉ trang bị lượng nhỏ vũ khí, hoạt động tự chủ do được cài đặt trước. Chúng có thể trở thành mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với tàu sân bay trong tương lai. Tấn công mạng
Tàu sân bay hiện nay đã có các loại hệ thống cực kỳ phức tạp, từ bản thân tàu sân bay, đến phân đội hàng không, rồi đến hạm đội hộ tống. Tàu sân bay lớp Ford Mỹ tiếp tục mở rộng đặc điểm này, hoạt động với tư cách là một bộ phận của hệ thống vũ khí và cảm biến trải rộng hàng trăm thậm chí hàng nghìn dặm Anh.
Liên kết số hóa của mạng lưới này sẽ được bảo vệ ổn thỏa, nhưng không thể an toàn tuyệt đối. Bất cứ kẻ thù nào đều có thể áp dụng thủ đoạn tìm cách gây nhiễu hoặc phá hoại hệ thống máy tính – hệ thống giúp cho tàu sân bay lớp Ford có thể phát huy tối đa vai trò.
Ảnh hưởng của các cuộc tấn công mạng đối với tàu sân bay có thể tồn tại khác biệt rất lớn: Ở mức độ thấp nhất, chúng có thể làm cho tàu sân bay bị “đui mù” có hiệu quả, làm cho tàu sân bay và máy bay trên tàu khó thực hiện nhiệm vụ hơn.
Điều này còn có thể làm bộc lộ vị trí của tàu sân bay, từ đó làm cho nó dễ bị tấn công bằng nhiều cách, bao gồm tên lửa và tàu ngầm. Trong trường hợp xấu, tấn công mạng có thể phá hoại các hệ thống then chốt, quan trọng, khiến cho tàu sân bay không thể tự vệ.
Máy bay không người lái
Trong “Ghost Fleet” của Peter Singh và August Cole, khi kết thúc một chiến dịch tàu sân bay ở Bắc Băng Dương, máy bay không người lái (UAV) Mỹ đã tiêu diệt 2 tàu sân bay (tàu sân bay Kuznetsov Nga và tàu sân bay Sơn Đông Trung Quốc). Ở ý nghĩa nào đó, máy bay không người lái hoàn toàn không phải là một thứ gì đó mới mẻ: Một mặt tên lửa hành trình giống như máy bay không người lái kiểu tự sát, mặt khác từ thập niên 1940 trở đi máy bay luôn được dùng để bắn chìm tàu sân bay.
Tuy nhiên, khi sử dụng để tấn công tàu sân bay, máy bay có người lái hiện đại đối mặt với những trở ngại hầu như không thể vượt qua: hệ thống phòng không hiện đại làm cho cách làm thông thường trở thành một loại “tự sát”. Tên lửa hành trình có lợi cho mở rộng tầm bắn, nhưng khi chọc thủng hệ thống phòng không thì đối mặt với vấn đề tương tự.
Máy bay không người lái tự chủ có thể đồng thời sử dụng vũ khí cự ly xa và gần, có khả năng linh hoạt, làm cho mạng lưới phòng không trở nên vô dụng, đặc biệt là khi chúng không cần lo ngại về khả năng phi công bị chết.
Chúng có thể điều phối vũ khí ở những cự ly khác nhau, tiếp theo áp sát mục tiêu và sử dụng thân mình để tấn công tàu sân bay. Trên thế giới không có cái gì nguy hiểm hơn “người máy” không phải lo mất đi bất cứ thứ gì.
Vũ khí siêu thanh
Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đã tập trung quan tâm lớn đến vũ khí siêu thanh. Loại vũ khí này đã tạo ra mối đe dọa tương tự tên lửa đạn đạo trên rất nhiều phương diện. Nhưng, điểm khác với tên lửa đạn đạo là quỹ đạo áp sát mục tiêu của vũ khí siêu thanh làm cho chúng rất khó bị vũ khí phòng thủ ngắm chuẩn. Chúng kết hợp khả năng sát thương nhất của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, chỉ cần dựa vào quán tính là có thể gây thiệt hại đủ để tiêu diệt tàu sân bay. Hơn nữa, vũ khí siêu thanh có thể trở thành vũ khí được đồng thuận chính trị hơn là tên lửa đạn đạo, nguyên nhân chính là do tên lửa đạn đạo sẽ bị cho là mang theo vũ khí hạt nhân.
Oanh tạc quỹ đạo
Bản thân tàu sân bay sinh ra đã không có khả năng tàng hình: Chúng không thể tàng hình có hiệu quả như máy bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước. Nhưng tàu sân bay luôn có tính thực dụng nhất định nhờ sự di chuyển của chúng.
Điểm yếu của căn cứ không quân cố định là kẻ thù luôn biết nó ở chỗ nào: Vấn đề chiến thuật này sẽ biến thành vấn đề hơn kém đơn giản giữa vũ khí tấn công và vũ khí phòng thủ. Tàu sân bay có thể tận dụng khả năng cơ động để tiến hành tận dụng sự khác biệt giữa “người quan sát” (hệ thống trinh sát) và “người bắn” (hệ thống vũ khí cự ly xa).
Hệ thống oanh tạc quỹ đạo (được gọi vui là “cây gậy của Thượng đế”) có thể giải quyết vấn đề này. Vệ tinh có thể được lắp đặt trở thành vũ khí, có thể nhận dạng và tấn công tàu sân bay trong cùng một thời gian, chứ không tồn tại phiền phức liên quan đến mạng lưới thông tin.
Chỉ cần sử dụng năng lượng động năng thì “cây gậy Thượng đế” sẽ có thể tiến hành tấn công to lớn đối với các mục tiêu mặt nước, bất kể là đánh tan tàu sân bay hay làm cho nó biến thành đống sắt vụn.
Tàu sân bay có thể tồn tại không?
Tàu sân bay là vũ khí có ảnh hưởng địa - chính trị. Chỉ cần chúng có thể đóng vai trò này có hiệu quả thì các nước sẽ tìm kiếm các biện pháp để làm cho nó vô tác dụng. Hình thức của tàu sân bay đã chứng minh nó có khả năng linh hoạt khác thường. Bằng nhiều phương thức khác nhau, nó đã phục vụ được gần 100 năm.
Bắt đầu từ tàu sân bay USS Forrestal, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ từ thập niên 1950 trở đi về cơ bản đều tồn tại với hình thức tương đồng, có thể hoạt động đến giữa thế kỷ 21.
Đến lúc đó, trò chơi sẽ đi vào giai đoạn kết thúc: Tàu sân bay sẽ không còn có khả năng tấn công cần thiết. Nhưng, ngày đó đến khi nào thì vẫn chưa rõ ràng, có thể sau khi một chiếc tàu sân bay nào đó của hải quân bị tiêu diệt thì người ta mới biết được.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn