Do có nhiều ưu điểm nổi trội so với tàu 2 thân như: có khả năng tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt… nên nghiên cứu, chế tạo tàu 3 thân đang là xu hướng phát triển của các cường quốc hải quân trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ...
Người Mỹ nói về sự nguy hiểm của tàu ngầm của VN
- Cập nhật : 12/10/2016
"Với 6 tàu ngầm Kilo, Hải quân Việt Nam đang dần dần hình thành hạm đội phong tỏa, chống tiếp cận dưới nước của mình".
The Diplomat vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Hạm đội chống tiếp cận dưới nước của Hải quân Việt Nam” (Vietnam’s Undersea Anti-Access Fleet) của tác giả James R. Holmes, một nhà phân tích quân sự, đồng thời là giáo sư ngành chiến lược của ĐH Hải quân Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về chiến lược biển của Trung Quốc, Ấn Độ và lịch sử ngoại giao quân sự của Mỹ.
Đất Việt xin trích dẫn lại một phần nhỏ của nội dung bài viết: Việt Nam đang theo đuổi một chiến lược phong tỏa tiếp cận và chống tiếp cận dưới nước bằng việc thành lập một đội tàu ngầm lớp Kilo, đang được Nga đóng cho Hải quân Nhân dân VIệt Nam trong một hợp đồng được ký kết năm 2009. Những tàu ngầm Kilo lúc ẩn lúc hiện rất khó nắm bắt và tạo ra một lực lượng chống tiếp cận chết người.
Trong tháng 8/2012, các phương tiện báo chí Việt Nam đưa tin con tàu Kilo đầu tiên đã được hạ thủy, và tất cả 6 tàu ngầm như vậy sẽ được bàn giao vào năm 2016.
Trong khi Hải quân nước láng giềng cũng đang hoạt động những tàu ngầm Kilo của họ và rõ ràng không chú ý tới vũ khí tác chiến chống ngầm hạng nặng. Có vẻ như, trong tương lai gần, Biển Đông sẽ vẫn tối tăm đối với các chỉ huy của họ, dù lực lượng mặt nước của nước này đang chiếm ưu thế áp đảo trước hải quân các nước trong khu vực.
Đầu tiên cần xem xét các yếu tố chống tiếp cận từ chính trị, tương tự như những gì người Mỹ đã làm đối với Iran và Triều Tiên. Những quyền lợi sống còn như vấn đề về lãnh thổ đã gây ra những phản ứng dữ dội. Trong khi đó, ở Iran, người Mỹ quan tâm tới việc quản lý những vùng biển ngoài khơi và trên bầu trời hơn là các hoạt động gia tăng đối đầu chính trị.
Một số đặc điểm hoạt động và chiến thuật trong chiến lược phong tỏa chống tiếp cận của Việt Nam đáng được cân nhắc. Lực lượng chống tiếp cận của họ, cũng như tất cả các lực lượng đang có, chưa thể đối đầu với đối thủ tiềm năngọ. Tuy nhiên, không giống như tương quan cân bằng giữa các lực lượng của Iran và Triều Tiên, lực lượng Việt Nam gần như tác chiến hoàn toàn một hướng.