Không chỉ một lần, những người hoài nghi và những người mượn danh chuyên gia đã tiên đoán ngày tàn của kỷ nguyên xe tăng và lần nào họ cũng nhầm.
So sánh tàu ngầm Kilo của Ấn Độ với Việt Nam và Trung Quốc
- Cập nhật : 12/10/2016
Tàu ngầm lớp Kilo được sử dụng chủ yếu trong nhiệm vụ tuần tra và trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm và tàu mặt nước, bảo vệ các căn cứ hải quân, khu vực duyên hải và các tuyến đường trên biển. Hiện nay, loại tàu ngầm động cơ Diezen này đang được rất nhiều nước sử dụng.
Hiện nhà máy đóng tàu Zvezdochka của Nga đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm động cơ Diezen S-63 Sindhurakshak lớp Kilo thuộc kế hoạch cải tạo, nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo mang tên 877EKM của Hải quân Ấn Độ (loại tàu này có tên gọi Ấn Độ là Sindhughosh).
Tàu ngầm Sindhurakshak lớp Kilo 877EKM của Ấn Độ được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg trong vòng 3 năm, từ 1995 - 1997 và là chiếc tàu ngầm 877 EKM thứ 9 được đóng cho Hải quân Ấn Độ. Sau 15 năm nó lại được cải tiến, nâng cấp lên tầm hiện đại hơn.
Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 4 tàu ngầm Kilo trong kế hoạch 877EKM của hải quân Ấn Độ, bao gồm: S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005 và S-62 Sindhuvijay bàn giao vào năm 2007. Nội dung nâng cấp các tàu này không chỉ là duy tu để nâng cao tuổi thọ của tàu ngầm mà còn hiện đại hóa vũ khí, trang bị, đặc biệt là nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm và tên lửa hành trình.
Sau khi nâng cấp, Sindhurakshak sẽ sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến CCS-MK, và hệ thống Sonar USHUS do Ấn Độ tự sản xuất. Ngoài ra, phía Nga cũng trang bị cho tàu hệ thống tên lửa chống hàng không mẫu hạm thế hệ Club-S tiên tiến nhất bao gồm tên lửa đối hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km và biến thể đối đất 3M-14E tiên tiến nhất, tầm bắn gần 290km.
Hệ thống động lực cực êm giúp tàu gần như tàng hình trước hệ thống Sonar của đối phương, còn hệ thống Sonar USHUS giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với 2 loại 636MK và 636MV.
Tàu còn được trang bị hệ thống thông tin vô tuyến tiên tiến CCS-MK với 2 dải sóng dài và sóng ngắn (khi lặn sử dụng sóng dài, khi nổi dùng sóng ngắn) và thông tin vệ tinh với nhiều chế độ truyền dẫn số liệu khác nhau, cho phép tàu có nhiều sự lựa chọn về mặt thông tin liên lạc.
Về vũ khí, 877EKM ngang ngửa với 636MV của Việt Nam và vượt trội hơn so với 636MK của Trung Quốc.
Các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc sử dụng tên lửa hành trình đối hạm 3M-54E, chưa có thông tin chính thức về loại tên lửa này trên tàu Kilo Việt Nam. Nếu Việt Nam cũng chỉ được trang bị tên lửa 3M-54E thì không thể sánh được với biến thể có khả năng chống hàng không mẫu hạm trên Kilo Ấn Độ. Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn xa hơn (300km so với 220km) 3M-54E, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng gấp đôi (400kg), có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm.
Hơn nữa, 636MK của Trung Quốc không có tên lửa hành trình đối đất 3M-14E vì Nga từ chối xuất khẩu sang Trung Quốc và chỉ trang bị cho các tàu ngầm Ấn Độ, Việt Nam và Algieria. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, không một loại tàu ngầm của nước nào có khả năng tấn công đối đất như 877EKM của Ấn Độ và 636MV của Việt Nam.
Có thể nói, sau khi nâng cấp, tàu Kilo 877EKM sẽ có tính năng tốt nhất so với các tàu ngầm khác thuộc lớp Kilo.