Sau những thất vọng hồi tháng 7 năm nay, khi lần đầu tiên AMM sau 45 lần họp đã không ra nổi một Tuyên bố chung, nhưng dư luận vẫn mong chờ một sự thay đổi trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN sắp tới sẽ diễn ra tại Phnompenh – thủ đô Campuchia. Một trong những nội dung trọng tâm mà thế giới cùng khu vực mong đợi ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là việc liệu ASEAN có thông qua được bản COC trên biển Đông hay không?
Mỹ sẽ tiếp tục chính sách kiềm chế Trung Quốc
- Cập nhật : 12/10/2016
Liệu sau bầu cử, dù ứng cử viên nào lên làm tổng thống, chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là chính sách châu Á - Thái Bình Dương, sẽ thay đổi như thế nào?
Nhà báo Ron Elving (trái) và nhà báo Bill Nichols - Ảnh: H.T. |
Tuổi Trẻ đã đặt câu hỏi này với nhà báo Bill Nichols, tổng thư ký tòa soạn báo Politico, tờ báo chính trị hàng đầu nước Mỹ, và nhà báo Ron Elving, biên tập viên cao cấp Đài truyền thanh NPR, tại Washington DC. Cả hai đều là những chuyên gia chính trị kỳ cựu, đã làm việc hàng chục năm qua tại trung tâm chính trị của nước Mỹ.
* Sau cuộc bầu cử ngày 6-11, liệu thế giới sẽ chứng kiến những thay đổi lớn nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
- Bill Nichols: Không dễ dự đoán về các chính sách đối ngoại của Mitt Romney nếu ông đắc cử chỉ dựa vào cuộc tranh luận về đối ngoại giữa hai ứng cử viên. Trước tranh luận và qua ba lần tranh luận, ông lại nói khác hoặc nói mập mờ. Nhưng có thể Romney sẽ tăng cường trừng phạt Iran do mối quan hệ thân cận với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Dù vậy, không thể nói chiến tranh với Iran là khả năng chắc chắn. Sau hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, dân Mỹ đã quá mệt mỏi rồi. Nhiều cử tri Mỹ sẽ không muốn bỏ phiếu cho một tổng thống muốn tiếp tục gây chiến. Có điều trong đội ngũ cố vấn của Romney có rất nhiều người từng làm việc cho cựu tổng thống George W. Bush. Những người này nhìn thế giới một cách rất khác biệt so với đội ngũ của ông Obama.
Nếu ông Obama tái đắc cử thì chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục theo đường hướng hiện nay.
- Ron Elving: Dù ứng cử viên nào lên nắm quyền thì chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không thay đổi lớn. Trên thực tế, các chính sách của Obama không khác lắm so với thời Bush, điều khiến giới cử tri cánh tả thất vọng bởi nó trái với cam kết của năm 2008. Obama không đóng cửa nhà tù Guantanamo, điều thêm binh lính đến chiến trường Afghanistan, mở rộng chiến dịch dùng máy bay không người lái tiêu diệt các nghi can khủng bố. Đó là điều nhiều người ủng hộ ông và Ủy ban hòa bình Nobel không dự đoán được.
* Còn hai điểm nóng là chiến lược “tái cân bằng lực lượng” ở châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Nga?
- Bill Nichols: Một cột trụ lớn trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là chuyển sự tập trung từ Trung Đông vào châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng mục tiêu của chiến lược này là kiềm chế Trung Quốc. Đây là quan điểm nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng. Do đó, nếu ông Romney đắc cử thì chính quyền Romney sẽ tiếp tục chiến lược này. Quan hệ giữa Mỹ và các đối tác châu Á sẽ không có gì thay đổi.
Tuy nhiên, Trung Quốc là một vấn đề khác. Ông Romney từng chỉ trích ông Obama “yếu thế” trước Bắc Kinh và cam kết sẽ liệt Trung Quốc vào danh sách các nước “thao túng tiền tệ”. Dù vậy, quan hệ thương mại Mỹ - Trung là rất quan trọng và sự cứng rắn của ông Romney sẽ vấp phải phản ứng từ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Nếu ông Romney bước vào Nhà Trắng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ không lập tức nổ ra. Việc ông Romney tiếp cận vấn đề Trung Quốc như thế nào sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ châu Á.
Điểm khó dự đoán là quan hệ Mỹ - Nga. Khi vận động tranh cử, ông Romney từng mô tả Nga là “kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ”. Không ai hiểu nổi ý đồ của ông Romney là gì. Nếu ông Romney cứ khư khư quan điểm này thì có lẽ chiến tranh Mỹ - Nga sẽ nổ ra. Đây là vấn đề đáng để theo dõi. Ngược lại, nếu ông Obama tái đắc cử, quan hệ Mỹ - Nga sẽ tiếp tục theo chiều hướng hiện nay.
HIẾU TRUNG (Từ Washington DC)
Theo Tuổi Trẻ