Sau khi đăng quảng cáo trên phụ san của New York Times, Trần Quang Tiêu nghĩ tới chuyện đăng nội dung tương tự trên báo chí Nhật Bản. Tuy nhiên, một cuộc điện thoại hôm 3/9 vừa qua khiến ý tưởng này đi vào dĩ vãng.
Chiến lược quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc là đối tượng tác chiến
- Cập nhật : 12/10/2016
Chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, và “các hoạt động trên biển ngày càng lớn mạnh” của Trung Quốc là mối đe dọa đối với các quốc gia khác trong khu vực, thế nên thế trận phòng thủ của Nhật Bản cũng phải thay đổi.
Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 08/10 đăng bài bình luận với tựa đề “Nhật Bản đang chơi trò chơi nguy hiểm” với nội dung cáo buộc Nhật Bản thách thức thắng lợi của nhân loại trước chủ nghĩa phát xít và trật tự của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sau chiến tranh.
Bài báo này cho rằng trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản không ngừng tìm cách giũ sạch những tội ác mà quân đội nước này gây ra trước và trong Thế Chiến II. Bộ Giáo dục Nhật Bản cho phát hành sách giáo khoa không đề cập đến quá khứ quân phiệt Nhật Bản, và cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi đã 6 lần tới thăm đền Yasukuni.
Người biểu tình Trung Quốc đốt cờ Nhật Bản |
Trong những năm gần đây, chính giới Nhật Bản đang ngày càng nghiêng về phe cánh hữu để đưa ra hai quyết định chiến lược: Xác lập nước này là một quốc gia đại dương mới và áp dụng chiến lược quốc phòng mới. Các quyết định này thể hiện sự chối bỏ trật tự sau chiến tranh của Nhật Bản.
Năm 2007, Nhật Bản thông qua đạo luật Chính sách biển cơ bản khẳng định nước này phát triển vùng biển hài hòa, hòa bình và tích cực với môi trường hàng hải. Đến tháng 12/2009, chính phủ của ông Yukio Hatoyama đưa ra chính sách cơ bản về bảo tồn và quản lý các hòn đảo xa với mục tiêu quản lý các khu vực biển thuộc quyền tài phán của Nhật Bản. Điều này cho thấy nỗ lực biến Nhật Bản thành một quốc gia đại dương đã bước sang giai đoạn mới.
Tháng 7/2010, Nội các Nhật Bản thông qua kế hoạch cơ bản bảo tồn và phát triển các điểm cơ sở tại vùng nước nông để xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Kế hoạch này cùng với đạo luật Chính sách biển cơ bản và các tài liệu liên quan khác tạo thành hệ thống pháp lý biển của Nhật Bản.
Kế hoạch này không chỉ tạo ra tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga mà còn coi Okinotorishima là một hòn đảo, không phải một bãi đá để tạo nên đường cơ sở xác định vùng đặc quyền kinh tế, và động thái này đã bị Trung Quốc và Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ.
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Hải giám Trung Quốc trên vùng biển Senkaku |
Bắt đầu từ năm 2010, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng trăm dự án hàng hải trong nỗ lực xây dựng một quốc gia đại dương. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã được phân bổ nguồn ngân sách lớn trong khi các bộ ngành khác đều bị cắt giảm ngân sách.
Tháng 12/2010, chính phủ Nhật Bản giới thiệu Đường lối - Chương trình Quốc phòng áp dụng từ năm 2011 trở đi. Đường lối này ưu tiên đảm bảo an ninh trên không phận và hải phận của Nhật Bản, tăng cường đáp trả các cuộc tấn công trên đảo, và thể hiện rằng Nhật Bản sẽ xây dựng một lực lượng phòng thủ mạnh có thể đáp trả và ngăn chặn “các cuộc tấn công”.
Chính sách quốc phòng mới của Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, và “các hoạt động trên biển ngày càng lớn mạnh” của Trung Quốc là mối đe dọa đối với các quốc gia khác trong khu vực, thế nên thế trận phòng thủ của Nhật Bản cũng phải thay đổi. Bài báo cho rằng động thái này chủ yếu là nhắm vào Trung Quốc.
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản |
Theo Đường lối này, Nhật Bản sẽ tăng cường các đợt giao lưu quân sự song phương và đa phương, tổ chức huấn luyện và diễn tập chung đa cấp, tăng cường hợp tác an ninh với Úc, Ấn Độ và các thành viên ASEAN, phát huy hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Quan trọng hơn, điều này còn giúp Tokyo củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ, thể hiện qua việc Nhật Bản trang trải chi phí xây dựng các cơ sở quân sự Mỹ bên ngoài Nhật Bản để Lực lượng Phòng vệ nước này cũng có thể sử dụng.
Nhân dân Nhật Báo cáo buộc rằng Nhật Bản đã khuấy động tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.
Nhóm đảo Takeshima/Dokdo |
Không chỉ tiến hành mua và quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku, Nhật Bản còn lấy ngày 22/2 hàng năm là ngày Takeshima để tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Takeshima/Dokdo đang tranh chấp với Hàn Quốc. Sách giáo khoa của Nhật còn nói rằng Hàn Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo Takeshima/Dokdo.
Ở Đông Nam Á, Nhật Bản đã bắt tay với Mỹ để làm phức tạp hóa tình hình tranh chấp trên Biển Đông và cung cấp tàu tuần tra cho Philippines trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc đang leo thang tại bãi cạn Scarbourough.
Nhân dân Nhật báo kết luận: Tất cả những động thái này cho thấy Nhật Bản đang thách thức trật tự thế giới sau chiến tranh được quy định trong Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam. Nhân dân Nhật báo không loại trừ khả năng Nhật Bản sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Theo báo Giáo dục Việt Nam