Sở hữu hỏa lực rất mạnh, nhưng mẫu siêu tăng 100 tấn của Nhật lại quá nặng, liên tục bị lún và không thể di chuyển trên chiến trường.
PAK FA đối đầu Raptor: Mèo nào cắn mỉu nào?
- Cập nhật : 07/04/2017
Máy bay tiêm kíchPAK FA (T-50) và Raptor (F-22) đều là hai chiến đấu cơ hiện đại nhất hiện nay của không quân hai nước Nga-Mỹ. Tuy nhiên khi đặt lên bàn cân so sánh, có vẻ chiến đấu cơ Nga nhỉnh hơn đối thủ Mỹ của mình một chút.
Trong bài báo gần đây trên tờ National Interest, nhà bình luận Sebastian Roblin cho biết, máy bay chiến đấu PAK FA thế hệ thứ năm của Nga có một số đặc điểm vượt trội hơn Raptor của Mỹ, tuy nhiên đối thủ cạnh tranh từ bên kia Đại Tây Dương cũng gây không ít kinh ngạc cho Lực lượng không quân vũ trụ Nga.
Tác giả lưu ý đến "những đặc tính nổi bật" của các đối thủ đầy tiềm năng: các máy bay đều được trang bị động cơ tối tân nhất, cho phép nó đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiều nhiên liệu. Trần bay thực tế của chiến đấu cơ này là 20.000 mét, cao hơn tiêm kích cùng thế hệ F-35 của Mỹ gần 2.000 mét.
Tuy nhiên, trong một cuộc kiểm tra chi tiết về thông số kỹ thuật hệ thống động cơ T-50 đã chứng tỏ tính ưu việt của mình. "Trái tim" của máy bay chiến đấu của Nga là động cơ turbine điều khiển vecter phản lực với vòi phun chỉnh hướng ba chiều, còn "Raptor" không thể tự hào về tính năng tương tự, bởi vecter phản lực của máy bay chỉ có thể theo chiều thẳng đứng.
Nhà báo Roblin nhận xét: tuy "Raptor" là máy bay siêu cơ động của không quân Mỹ, nhưng nó vẫn không thể so sánh với PAK FA.
Ông Roblin cũng cho rằng, tên lửa không-đối-không tầm ngắn có điều khiển R-73 được Nga trang bị trên T-50, có thể là "một bất ngờ" lớn đối với F-22 nếu giao chiến. Thêm vào đó chiến đấu cơ của Mỹ chỉ có thể nhận được tên lửa tương tự vào năm 2017. Nhưng, Nga sẽ nâng cấp dòng tên lửa này lên cấp độ khác vào năm 2020.
Tên lửa không-đối-không tầm trung R-77 được cài đặt trên PAK FA cũng tốt hơn các mẫu tên lửa trang bị cho chiến đấu cơ của Mỹ, nhưng hệ thống treo vũ khí của T-50 được bố trí ít hơn so với đối thủ.
Tổ hợp Hàng không Triển vọng cho Không quân Chiến thuật PAK FA trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại để phát hiện và tấn công mục tiêu. F-22 cũng sẽ được lắp đặt hệ thống này, nhưng phải chờ đến năm 2020. Hơn nữa, ông Roblin cũng chú ý đến radar đa chức năng "Belka" của Nga với anten mảng pha tích cực theo từng giai đoạn, qua đó trợ giúp phát hiện sự "tàng hình" của đối thủ tiềm năng.
Tác giả cho rằng, một nhược điểm nghiêm trọng của PAK FA chính là diện tích tán xạ hiệu quả có hệ số cao: T-50 là rõ rằng dễ bị phát hiện hơn đối thủ Mỹ của mình. Hơn nữa, khí thải của động cơ phản lực hiện đại làm cho máy bay chiến đấu Nga dễ tổn thất trước tên lửa với hệ thống dẫn đường hồng ngoại.
Nhà báo Roblin đi đến kết luận : "Cả hai máy bay chiến đấu đều hoàn toàn phù hợp để tiến hành chiến đấu cơ động trên không, nhưng PAK FA có vẻ "nhỉnh" hơn một chút.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet.vn