Trong các thập kỷ gần đây, trong quan hệ với VN, TQ đã hai lần sử dụng vũ lực để giành quyền chiếm hữu các đảo này, ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa và ngày 14.3.1988 tại Trường Sa.
Sách “Địa dư đồ khảo” của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
- Cập nhật : 12/10/2016
Sáng ngày 28/8 tại TPHCM, Ban Văn Hóa Trung ương GHPGVN đã tổ chức công bố tập sách “Địa dư đồ khảo” - đây là một tài liệu cổ liên quan đến vấn để lãnh hải hai nước Việt Nam và Trung Quốc do nhà nguyên cứu Trần Đình Sơn lưu giữ.
Tập sách do nhà Thanh xuất bản, thời kỳ đầu triều Quang Tự (1874-1908) ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam , cụ Trần Đình Bá (1867- 1933) lúc làm Thượng thư bộ Hình triều Khải Định (1916- 1925) đã cho sao chép lại cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (hiện nay mang 114 Mai Thúc Loan, TP Huế). Truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế. Di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, lưu giữ tại nhà số 128 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Nhà nguyên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu tập sách “Đia dư đồ khảo” của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa. |
Tập sách Đia dư Đồ Khảo được viết trên giấy xuyến tốt, rộng 16cm, dài 27 cm. Bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ đính kèm.
Đáng lưu ý là tập sách khảo cứu có kèm theo bản đồ chi tiết rõ ràng, được xuất bản dưới triều vua Quang Tự nhà Thanh. Nội dung chính thức xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng của lục địa Trung Quốc. Ngày nay tại Du Lâm, cực Nam của Hải Lâm vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ lớn: Thiên nhai hải giác (chân trời góc biển) hoặc Hải khoát thiên không (biển rộng trời rộng, mêng mông vô bờ bến).
Với tài liệu được công bố này cho thấy rõ việc Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt.
Lê Việt Nhân
Theo BeeNet