Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc – Phần 3
- Cập nhật : 12/10/2016
Sau năm 1935
Năm 1935, chính phủ Dân quốc bắt đầu tiến trình mở cương giới bản đồ Nam Hải, điều này được trực tiếp phản ánh trên bản đồ xuất bản khi ấy.
16) Trung Hoa Dân Quốc Tân Đồ (Thân báo) Đây là bản tái bản tập bản đồ do Thân báo biên tập đã được nói đến ở trên. Trên bản đồ đã thấy xuất hiện các dòng chữ quần đảo Nam Sa và quần đảo Đoàn Sa. Quần đảo Nam Sa khi ấy là chỉ quần đảo Trung Sa hiện giờ, còn quần đảo Đoàn Sa khi ấy là chỉ quần đảo Nam Sa hiện giờ (để cho rõ, trong bài viết này dưới đây khi đề cập đến những địa danh này sẽ nhất loạt dùng các tên gọi hiện nay có kèm thêm tên thời ấy ở trong ngoặc đơn). Cần lưu ý, trên tập bản đồ này không thấy xuất hiện đảo Hoàng Nham (Scarborough Shoal). Hình 4 là bản phóng to cục bộ Hình 3 (Quảng Đông).
17) Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Đồ (năm 1936) Trên tập bản đồ khác xuất bản năm 1936 này có nhiều đảo ở Nam Hải hơn. Đảo Hoàng Nham cũng thấy xuất hiện trên bản đồ này và được gọi là Nam Thạch, đã được vẽ thành một phần của quần đảo Trung Sa (Nam Sa). Chúng tôi còn phát hiện được ở cực đông quần đảo Trung Sa (gần về phía đông hơn cả đảo Hoàng Nham) còn có một nơi không nhìn thấy trên bản đồ Nam Hải, cũng dùng một kí hiệu bản đồ như với các đảo, nhưng không có tên. Nơi này là gì? Cứ tạm gác lại đã.
18) Trung Quốc Phân Tỉnh Đồ (năm 1936) Đây là một tập bản đồ nữa xuất bản năm 1936. Tập bản đồ này cũng có cả quần đảo Trung Sa (Nam Sa) và quần đảo Nam Sa (Đoàn Sa). Nhưng, đảo Hoàng Nham không nằm trong phạm vi quần đảo Trung Sa (Nam Sa). Có thể thấy, vào năm đầu tiên chính phủ Dân quốc mở rộng cương giới bản đồ, đảo Hoàng Nham có phải là một phần của Trung Quốc hay không, điều này vẫn chưa có sự đồng quan điểm trong đội ngũ những người biên tập bản đồ.
19) Trung Quốc Tỉnh Thị Địa Phương Tân Đồ (năm 1939) Đến năm 1939, việc mở rộng cương giới bản đồ đã được sự thừa nhận phổ biến trong các nhà bản đồ học Trung Quốc, nhưng những địa điểm không được đánh dấu tên trên bản đồ năm 1936 cũng vẫn được đánh dấu tên ở đây. Trong tập bản đồ này có riêng một bản đồ về các quần đảo Nam Hải, đây là bản mới nhất trong số tất cả những tập bản đồ mà tôi đã xem. Đảo Hoàng Nham được gọi tên là Ska Barlow Reef. Điều thú vị là, trên bản đồ này, đảo Hoàng Nham lại không phải là một phần của quần đảoTrung Sa, cả nó và Trudeau reef (Trudeau Road reef) đều được đánh dấu riêng ra, rồi có thêm dòng chữ “thuộc Trung Quốc”. Ngoài ra, rạn san hô chưa được đặt tên ở cực đông quần đảoTrung Sa trong Hình 17 lại cũng có tên trên bản đồ này, tên là Bãi Quản Sự. Bãi Quản Sự (Stewart Shoal)cũng là một rạn san hô chìm, chỗ nông nhất cách mặt nước tới 45 m. Rạn san hô này không được đánh dấu trên bản đồ nước Cộng hòa hiện giờ (kể cả các rạn san hô Bát Tiên và rạn san hô Lập Địa được xếp vào quần đảo Nam Sa trước đây). Nghe nói đó là do mấy nơi này quá gần với Đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ sau này, mà Đường 9 đoạn thì không có tọa độ cụ thể, cho nên không thể xác nhận được là chúng có nằm trong Đường 9 đoạn hay không, thế là dứt khoát không nhắc tới nữa. Cách giải thích này không biết có thực hay không, nhưng chỉ có một thuyết này. Tôi thử tra cứu tập tư liệu đặt tên các đảo Nam Hải thời Dân quốc năm 47 thì phát hiện thấy Bãi Quản Sự không xuất hiện trong tập này (nhưng các rạn san hô Bát Tiên và rạn san hô Lập Địa thì lại được xếp vào trong đó). Còn chuyện vì sao sau này không nhắc tới Bãi Quản Sự nữa thì tôi cũng không biết.
20) Hiện Đại Bản Quốc Địa Đồ (năm 1939) Đây là cuốn sách giáo khoa trung học. Phạm vi các đảo Nam Hải Trung Quốc cũng tương tự như ở tập bản đồ trên. Đảo Hoàng Nham cũng được gọi là Ska Barlow Reef.
21) Trung Quốc Phân Tỉnh Minh Tế Đồ (năm 1940) Cuốn bản đồ này độc đáo ở chỗ đây là bản đồ có đường phân giới ở Nam Hải sớm nhất mà tôi tìm được. Nghe nói Bạch Mi Sơ ở thập kỉ 30 cũng đã có hành động vĩ đại là khoanh Nam Hải lại, nhưng tôi không tìm thấy cuốn bản đồ ấy. Khác với Đường 9 đoạn sau này, đường ấy liền nhau. Có thể nói, Đường 9 đoạn (Đường 11 đoạn) sau này về cơ bản là tiếp tục dùng những bản đồ này. Nếu chúng ta xem cho thật kĩ đường phân giới này, sẽ buộc lòng phải khen ngợi sự táo bạo của đường phân giới, bởi vì về cơ bản nó đã vẽ chiểu theo đường bờ biển của các quốc gia Nam Hải khác. Xem xét từ cuối đời Thanh tới năm 1940 (tạm chưa nói đến thời kì cổ hơn),Trung Quốc chưa từng thừa hành, mang tính thực chất, bất cứ một lần chủ quyền nào ở quần đảo Nam Sa (không kể việc mở cương giới bản đồ), và Trung Quốc khi ấy đang đánh Nhật, Nam Hải cơ bản do Nhật khống chế, thế mà đã vẽ ra được đường ranh giới như vậy thì thật quả là tuyệt vời.
22) Trung Quốc Phân Tỉnh Tân Địa Đồ (năm 1947) Sau chiến tranh, Trung Quốc trở thành nước lớn trên thế giới. Năm 1946, Lâm Tuân dẫn quân tới tuyên bố chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa, đây là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Nam Hải. Năm sau, Trung Quốc đã vẽ Đường 11 đoạn trên bản đồ Nam Hải, (về sau nước Cộng hòa sửa lại thành Đường 9 đoạn) đồng thời đặt tên lại cho các đảo ở Nam Hải. Vì sao chính phủ Dân quốc lại vẽ đường ranh giới trên bản đồ Nam Hải thành đường đứt khúc? Tôi vẫn chưa thấy có cách giải thích xác thực nào. Các tên gọi quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa bắt đầu có từ đó. Trên tập bản đồ năm 1947, chúng ta có thể nhìn thấy những thành quả mới nhất này. Đương nhiên, trên bản đồ này còn có một điểm sáng, đó chính là đường hải giới ở mé đông khu vực Đài Loan khi ấy không hề bao gồm đảo Điếu Ngư trong đó. Điều này tất nhiên là đã nằm ngoài phạm vi bài này.
23) Trung Hoa Dân Quốc Tân Đồ (Thân báo) (năm 1948) Đây là bản tái bản lần thứ 5 tập Trung Hoa Dân Quốc Tân Đồ của Thân báo. Cũng tiếp thu thành quả mở cương vực mới nhất. Khác với bản đồ trên, đường phân giới Nam Hải vẫn tiếp tục dùng đường liền từ trước chiến tranh. Trên bản đồ này, rất khó xác nhận được đường liền này có giống với cương giới đường đứt đoạn ở bản đồ trên hay không. Nhìn sơ qua thì dường như không giống mấy. Ở đây không thể nghiên cứu sâu hơn.
Kết luận ngắn gọn
Khi khảo sát 23 tấm bản đồ từ cuối đời Thanh đến năm 1948, chúng tôi có thể rút ra những kết luận dưới đây. Cần lưu ý rằng những kết luận này chỉ là sự miêu tả các bản đồ, đồng thời cũng chỉ giới hạn trong 23 tấm bản đồ này. Độc giả không nên suy diễn rộng hơn.
1) Trước năm 1908, tất cả các bản đồ Trung Quốc đều không xếp các đảo Nam Hải vào phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.
2) Từ năm 1909 đến giữa năm 1917, bản đồ Trung Quốc dần dần đưa Tây Sa và Đông Sa vào lãnh thổ Trung Quốc.
3) Từ năm 1917 đến năm 1934, tất cả các bản đồ Trung Quốc đều đưa Tây Sa và Đông Sa vào lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng Trung Sa và Nam Sa thì không phải là một phần của Trung Quốc trên bản đồ.
4) Sau khi mở rộng cương giới bản đồ vào năm 1935, tất cả các bản đồ Trung Quốc đều xếp Trung Sa và Nam Sa là một phần của Trung Quốc, phần lớn các bản đồ cũng xếp đảo Hoàng Nham vào lãnh thổ Trung Quốc. Đường phân giới Nam Hải muộn nhất vào năm 1940 đã xuất hiện trong một số bản đồ.
5) Sau năm 1947, chính phủ Dân quốc cố định đường phân giới Nam Hải dưới hình thức đường đứt đoạn. Kể từ đó, Nam Hải trên bản đồ Trung Quốc liền có hình dạng tương tự như ngày nay (trừ việc nước Cộng hòa đổi Đường 11 đoạn thành Đường 9 đoạn).
Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
Người dịch: Quốc Thanh
Nguồn: Anh Ba Sàm