National Interest cho rằng một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó tưởng tượng. Đó sẽ là một cuộc chiến nguy hiểm và khiến nhiều người thiệt mạng, và thậm chí có thể xảy ra nguy cơ sử dụng cả vũ khí hạt nhân.
Ông Fenenko nhận định: "Theo quan điểm của tôi, việc xảy ra cuộc tấn công vào Syria trong thời gian chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại Mỹ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong môn đấu cờ có khái niệm gọi là thí tốt - chịu mất cái nhỏ để thu được cái lớn hơn. Tôi nghĩ rằng đây không phải là quyết định bột phát của Trump, mà là chiến lược suy tính kỹ lưỡng. Không ngẫu nhiên mà đòn tấn công không diễn ra vào ngày 5/4, cũng chẳng phải vào ngày 8/4, mà nó được thực hiện đúng vào thời điểm có chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Mỹ.
Thứ nhất, từ năm 1997, Mỹ bắt đầu thấy phải lo ngại vì sự hiện hữu của liên minh Nga-Trung. Bản thân chuyện Nga và Trung Quốc công bố ý định tạo lập thế giới đa cực đã khiến Washington coi là một thách thức với học thuyết thống lĩnh toàn cầu của người Mỹ.
Thứ hai, người Mỹ có truyền thống lo ngại trước Hiệp ước Nga-Trung về quan hệ láng giềng, hữu nghị và hợp tác ký năm 2001, trong đó Nga và Trung Quốc cam kết cùng nhau phát triển tuyến tiếp xúc và tham vấn chính sách chung", chuyên gia Fenenko nhận xét.
"Từ thời điểm đó, mỗi ê-kíp chính quyền Mỹ, cả George W. Bush, cả Barack Obama và cả Donald Trump, đều làm tất cả để xóa nhòa bản hợp đồng lớn của Nga-Trung. Nếu không thì chuyển động của Mỹ tới ngôi vị thủ lĩnh thế giới sẽ đơn giản là không thể. Và ở đây chúng ta thấy một nỗ lực kế tiếp trong trò chơi như vậy. Hãy xem cái gì đã xảy ra. Hóa ra Mỹ giáng đòn tấn công vào Syria, Nga lên án, lại đúng lúc nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ở Mỹ. Có nghĩa là, theo suy tính của chính quyền Trump, thực tế đó ắt gieo rắc sự mất lòng tin rất nghiêm trọng giữa Nga và Trung Quốc", ông Fenenko kết luận.
Vào đêm rạng sáng 7/4 từ tàu trên Địa Trung Hải, Mỹ đã bắn ồ ạt 59 tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Shayrat. Nguyên cớ của hành động này là "sự cố sử dụng vũ khí hóa học" ở tỉnh Idlib, vụ việc mà Washington cáo buộc trách nhiệm cho Damascus. Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định "cuộc tấn công hóa học" xuất phát chính từ Shayrat. Tuy nhiên Washington không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Theo các nguồn tin khác nhau, đòn tấn công tên lửa đã giết chết khoảng 4-10 quân nhân Syria
Theo Sputnik, Viettimes.vn