Nguyên nhân bắt đầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba có thể là hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Phương Tây bắt bài 6 kế Trung Quốc đối phó Trump
- Cập nhật : 26/02/2017
Trong khi Trung Quốc đang tích cực sử dụng một số chiến thuật đối phó, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tỏ thái độ cứng rắn.
Sáu chiến thuật lấy lòng
BBC News ngày 24/2 có bài tổng kết về một số chiến thuật Trung Quốc sử dụng để đối phó với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kể từ khi ông chính thức bước vào Nhà Trắng ngày 20/1 đến nay.
Bài tổng kết nêu rõ từng chiến thuật, thứ nhất, nuôi dưỡng quan hệ với thân nhân, bè bạn của Trump. Còn nhớ, đại diện của Bắc Kinh tại Washington, Đại sứ Thôi Thiên Khải đã khéo léo liên hệ với con gái cả của Trump, Ivanka. Chồng cô, Cố vấn Tổng thống Jared Kushner cũng có kênh liên lạc truyền thông đến Bắc Kinh thông qua đối tác kinh doanh người Trung Quốc.Một con gái khác của ông Donald Trump, Tiffany trở thành khách mời danh dự hàng đầu trong chương trình Tuần lễ thời trang New York của nhà thiết kế Trung Quốc Taoray Wang.
Để thúc đẩy mạng lưới kết nối phi chính thức, doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc Jack Ma đã gặp ông Trump với lời hứa sẽ tạo ra một triệu việc làm trên đất Mỹ thông qua việc bán sản phẩm của Mỹ trên kênh phân phối thương mại điện tử Alibaba.
Thứ hai, là quà tặng, trước đây, gia đình ông Trump có nhiều thương hiệu không được chấp nhận tại Trung Quốc. Tuy nhiên đã có sự tăng tốc trong việc thông qua đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trong hệ thống doanh nghiệp của Donald Trump tại Trung Quốc mà ông đã tìm cách có được trong thập kỷ qua.
Thứ ba, nói chuyện nhẹ nhàng cho đến khi cần phải ồn ào, nếu như trước đây Trung Quốc sẽ nhanh chóng phản ứng dữ dội với những tuyên bố "sấm sét" chống lại các lực lượng nước ngoài họ cho là thù địch, cáo buộc các chính phủ nước ngoài làm tổn thương tình cảm của người dân Trung Quốc.
Thế nhưng, cho dù những phát biểu của Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, ông gọi Trung Quốc là tên trộm, kẻ "hiếp dâm" Hoa Kỳ. Nhưng suốt quá trình đó, Bắc Kinh đã tỏ ra rất kiềm chế với "kỉ luật thép".
Thứ tư, im lặng cho đến khi kịch bản được đồng ý, không giống các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kiên nhẫn không nhấc điện thoại lên. Ông quan sát các cuộc gọi của Trump cho lãnh đạo Mexico, Australia. Khi diễn ra, ông Tập Cận Bình đã nhận được một cam kết tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" và nhận lời một cuộc gặp chính thức từ Donald Trump.
Thứ năm, hãy cho những gì có thể, Bắc Kinh đã thể hiện sự sẵn sàng trong một lĩnh vực Washington đặc biệt quan tâm thông qua việc ngừng nhập khẩu than từ CHDCND Triều Tiên.
Thứ sáu, biến điểm yếu của đối thủ thành sức mạnh của mình, trên sân khấu toàn cầu, ông Tập Cận Bình đã thể hiện mình là người đấu tranh cho tự do thương mại và toàn cầu hóa, trái ngược với Donald Trump tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos.
Những cuộc biểu tình đường phố phản đối Trump tại Hoa Kỳ lại trở thành món quà cho Trung Quốc tuyên truyền với người dân của mình về chính trị Mỹ. Cuộc đối đầu giữa Doanld Trump với truyền thông cũng được Bắc Kinh khai thác tối đa cho mục đích chính trị của mình ở trong nước.
Tân Tổng thống Mỹ chơi chiêu mập mờ, không rõ ràngĐiều đáng nói là với những chính sách trên, tại thời điểm hiện tại có một số tác dụng, ít nhất ông Donald Trump dường như đã ngừng công kích và đe dọa Trung Quốc, mặc dù, ngày 24/2 ông vẫn gọi Bắc Kinh là "nhà vô địch thao túng tiền tệ".
Đặc biệt, từ khi nhậm chức, ông Trump vẫn không thay đổi giọng điệu cứng rắn với Trung Quốc nhưng lá thư chúc Tết và cuộc điện đàm ngày 10/2, có thể là những tín hiệu khiến Bắc Kinh nhẹ nhõm.
Tờ Financial Times lưu ý đến các chi tiết ông Trump nói với Chủ tịch Trung Quốc trong cuộc điện đàm đầu tiên từ khi đắc cử rằng Mỹ sẽ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, trái với tuyên bố ông đưa ra hồi tháng 12/2016, trong đó khẳng định Mỹ không nhất thiết phải duy trì chính sách này.
Động thái này sẽ giúp Trung Quốc thở phào nhẹ nhõm, vì Bắc Kinh từng lo ngại rằng chính quyền Trump sẽ cân nhắc đoạn tuyệt với chính sách hiện trạng của Mỹ đối với Đài Loan và có khả năng chối bỏ chính sách "Một Trung Quốc".
Hãng tin FT thì thể hiện sự kinh ngạc khi ông Trump nói "sẽ tuân theo thể thức ngoại giao mà Bắc Kinh và Đài Bắc đã nhất trí từ năm 1992", ngược lại với những động thái như điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cũng vào dịp cuối năm ngoái.
Global Times cũng cho rằng những phát biểu cứng rắn từ phía chính quyền sắp tới của Mỹ đối với Trung Quốc đang “đổi chiều”.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hẳn cũng phải để tâm đến ý kiến của giới phân tích khu vực, bởi cho đến nay chính sách đối với khu vực châu Á của tân Tổng thống Donald Trump vẫn chưa thực sự rõ ràng và cũng chưa dám chắc nước Mỹ của ông Trump muốn gì.
Bởi vì, trên thực tế, thái độ của ông Trump vẫn khá rõ ràng, thể hiện qua việc, trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, Hoa Kỳ cũng đang phản ứng theo cách riêng của mình với một lực lượng bao gồm chiến hạm mặt nước, chiến đấu cơ, tàu ngầm và thử nghiệm tên lửa hạt nhân.
Theo một báo cáo quân sự nội bộ mà NBC News thấy được, hầu như mỗi tuần Mỹ đều có một màn trình diễn phần cứng quân sự ở vùng biển ngoài khơi trước mặt Trung Quốc, những động thái chỉ phát triển tích cực sau khi Donald Trump vào Nhà Trắng.
Trước đó, Ngoại trưởng - Rex Tillerson mới đây phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây dựng, tôn tạo các đảo/đá tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông là hành động vi phạm, không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo Báo Đất Việt