Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh quan tâm đến Bắc Cực xa xôi lạnh giá? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương?
Tại sao Trung Quốc vi phạm thỏa thuận "thông báo trước" với Nhật Bản?
- Cập nhật : 12/10/2016
7 tàu chiến Trung Quốc vừa chạy xuyên qua eo biển Miyako đi ra Thái Bình Dương, nhưng không thông báo trước, đã vi phạm thoả thuận với Nhật Bản.
Ngày 4/10/2012, có tới 7 tàu chiến Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua eo biển Miyako đi ra Thái Bình Dương mà không thông báo trước cho phía Nhật Bản.
Ngày 8/10, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản có bài viết cho rằng, tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển
Miyako mà không thông báo là một hành động coi thường “quy tắc”.
Được biết, ngày 4/10, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã chạy xuyên qua eo biển Miyako ở vùng biển đảo Miyako, tỉnh Okinawa mà không hề thông báo cho phía Nhật Bản. Nhiều nhân sĩ chính phủ Nhật Bản đã chứng thực tình hình này với tờ Sankei Shimbun.
Theo luật pháp quốc tế thì hành động này hoàn toàn không vướng phải vấn đề gì. Nhưng, trước đó, lãnh đạo quốc phòng hai nước đã thoả thuận, nếu tàu chiến đi qua eo biển thì phải thông báo trước.
Sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hoá đối với nhóm đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận), Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng thái độ và hành động cứng rắn để đáp trả. Đó là một thái độ bày tỏ phản đối ở cấp độ quân sự.
Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Miyako lần này mà không thông báo trước gồm 7 tàu chiến là tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ, tàu cứu viện tàu ngầm. Do trong biên đội có tàu cứu viện tàu ngầm, cho nên rất có thể có tàu ngầm hoạt động ở trạng thái lặn.
Đến mùa hè năm nay, các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thoả thuận cơ bản trong hiệp thương về “cơ chế quản lý khủng hoảng”, thoả thuận quy định khi đi qua eo biển ở duyên hải Nhật Bản, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc phải tiến hành thông báo trước.
Tháng 4 và tháng 6, trước khi tàu chiến của Hải quân Trung Quốc chạy qua eo biển Osumi ở tỉnh Kagoshima, phía Trung Quốc đã thông báo trước bằng cách gửi fax tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc .
Tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra Nhật Bản khống chế ngày 9/9/2012. |
Nội dung của thoả thuận “cơ chế quản lý khủng hoảng” còn bao gồm, tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Trung Quốc khi tiếp cận phải sử dụng tần suất vô tuyến điện chung, ngôn ngữ sử dụng thống nhất là tiếng Anh.
Hai bên cũng sẽ xây dựng đường dây nóng quân sự để các quan chức cấp cao Quân đội Trung Quốc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Hai bên vốn thoả thuận ký văn kiện này khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đến thăm Trung Quốc trong năm nay.
Nhưng, do Trung Quốc phản đối Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Senkaku và hành vi xâm phạm lãnh hải Nhật Bản của tàu thuyền Trung Quốc, quan hệ song phương xấu đi. Hiện đã không còn dấu hiệu có khả năng ký kết thoả thuận chính thức.
Eo biển Osumi là biển quốc tế bình thường. Mặc dù chính phủ Nhật Bản cho rằng, lần này tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Miyako “không có liên quan đến chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư” (lời nói của Ngoại trưởng Nhật Bản), nhưng Trung Quốc coi thường nguyên tắc thông báo trước (trên thực tế đã “quy tắc hoá”) giữa hai nước, có thể vẫn là một hành động phản đối quốc hữu hoá.
Ngày 8/10, trang mạng Hiệp hội Phát thanh Nhật Bản cũng có bài viết cho rằng, tàu công vụ của Chính phủ Trung Quốc ra vào vùng biển khu vực tiếp giáp gần lãnh hải Nhật Bản, trong đó có 4 tàu hải giám hoạt động vào sáng ngày 8/10/2012.
Máy bay trinh sát P-1 do Nhật Bản tự sản xuất |
Từ ngày 1/10 đến nay, tàu hải giám và tàu ngư chính Trung Quốc liên tục tiến hành hoạt động ở xung quan nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời nhiều lần ra vào vùng biển khu vực tiếp giáp.
Ngày 7/10, 4 tàu hải giám và 1 tàu ngư chính của Trung Quốc đã chạy tới vùng biển khu vực tiếp giáp. Nhưng, khoảng 8 giờ tối cùng ngày, tất cả 5 con tàu này đã rời đi.
Tuy nhiên, sau 7 giờ sáng ngày 8/10, 4 tàu hải giám khác của Trung Quốc lại tiến vào vùng biển khu vực tiếp giáp lân cận đảo Senkaku. Cho đến 9 giờ sáng cùng ngày, những con tàu này vẫn hoạt động ở vùng biển này.
Nhân viên của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã sử dụng vô tuyến kêu gọi và cảnh cáo tàu thuyền Trung Quốc không được tiếp cận lãnh hải Nhật Bản, đồng thời tiến hành theo dõi nhất cử nhất động của tàu công vụ Trung Quốc.
Theo báo Giáo dục Việt Nam