Trước nguy cơ bùng nổ Thế chiến thứ ba trên toàn cầu, trang Business Insider đã “đặt lên bàn cân” tiềm lực của ba cường quốc quân sự Nga, Mỹ và Trung Quốc để chọn ra “người chiến thắng”.
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 5/5 dẫn nguồn tin từ Mỹ cho hay ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ đã trên 100 ngày, nhưng chính sách của ông đối với Trung Quốc ở biển Đông không cứng rắn như cam kết, thậm chí không cứng rắn bằng chính quyền Barack Obama.
Quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã từ chối đề nghị đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo, đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông do hải quân Mỹ đề xuất. Tàu hải quân Mỹ đã không đi vào khu vực như vậy ở Biển Đông.
Mặc dù vẫn chưa rõ người bác bỏ đề nghị này là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hay một Thứ trưởng nào đó, nhưng quyết định không thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thống nhất với việc xoay ngược lại một loạt chính sách đối với Trung Quốc của ông Donald Trump.
Ông Donald Trump từng đe dọa rằng ông sẽ không tôn trọng chính sách "một nước Trung Quốc" - nền tảng của quan hệ ngoại giao Trung - Mỹ. Nhưng ông đã không làm như vậy.
Ông cam kết trong ngày đầu tiên lên nắm quyền, ông sẽ xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Nhưng ông đã không làm như vậy. Ông nói sẽ trưng thu thuế 45% đối với hàng hóa Trung Quốc để bảo vệ công nhân Mỹ. Đến nay, ông chưa làm như vậy.
Nguyên nhân chính của tất cả những điều này là ở Triều Tiên. Ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Triều Tiên trở thành nhiệm vụ an ninh quốc gia quan trọng nhất của Donald Trump.
Trừ khi Donald Trump muốn làm một số việc không tính tới hậu quả như tấn công đánh đòng phủ đầu đối với Triều Tiên, nếu không ông sẽ còn cần Trung Quốc tham gia giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Ông tin rằng xây dựng quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ là phương thức tốt nhất để Trung Quốc thể hiện tư thế nghiêm khắc hơn với Triều Tiên.
Ngoài ra từ năm 2016 đến nay, quân đội Mỹ chưa tuyên bố bất cứ hành động "tự do đi lại" nào ở Biển Đông. Điều này cho thấy những tuyên bố mạnh mẽ ban đầu của chính quyền Donald Trump về ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc đã không đạt được gì.
Ông Donald Trump đã cho biết để ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, ông có thể áp dụng thái độ ôn hòa hơn với Trung Quốc. Ông Donald Trump vẫn chưa cho biết rõ áp dụng lập trường ôn hòa hơn đối với hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông có phải là một trong những đối sách giải quyết vấn đề Triều Tiên hay không.
Theo tờ Breitbart News, nguyên nhân tạm dừng các hành động "tự do đi lại" của Mỹ có thể là Mỹ còn thiếu chính sách châu Á và nhân lực của Bộ Quốc phòng không đủ. Cựu lãnh đạo của tờ báo này là Stephen K. Bannon - Chiến lược gia trưởng của ông Donald Trump.
Trong tất cả các chức vụ cần Tổng thống bổ nhiệm ở Lầu Năm Góc, hiện chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nhậm chức.
Ngày 18/6/2016, hai tàu sân bay Mỹ gồm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan cùng tuần tra Biển Đông. Ảnh: Huanqiu
Mặc dù thiếu nhân lực, nhưng thời gian dài như vậy cũng đủ để chứng minh tạm dừng các hành động "tự do đi lại" ở Biển Đông đã đại diện cho lập trường mới của Nhà Trắng.
Johan Graham từ Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Loye Australia nói: "Tôi cho rằng, chúng ta có thể suy đoán được, điều này không chỉ là chậm chạp... Nó đang cho thấy một chính sách có ý thức".
Theo Phong Vân
Viettimes.vn