Tổng hợp tin tức tình hình Biển Đông từ ngày 6 đến ngày 7 -2-2017. Bộ trưởng quốc phòng Nhật thông báo không tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông.
Philippines: Trung Quốc có thể xây thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông
- Cập nhật : 08/02/2017
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 7/2 đã đề cập đến nhận định của Manila rằng Trung Quốc sẽ tìm cách xây dựng trên một bãi đá ngầm ở khu vực ngoài khơi bờ biển của quốc gia Đông Nam Á này.
Trong cuộc trả lời phòng vấn với hãng tin AFP, ông Lorenzana cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, cách hòn đảo chính Luzon của Philippines 230 km.
Khi đề cập đến cuộc đối đầu năm 2012 giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn này khiến các tàu của Manila phải rời đi, ông nói: "Họ đã xâm lấn. Họ đã chiếm 3 hòn đảo ở đó và đang tìm cách chiếm cả Scarborough... Đối với chúng tôi, điều đó là không thể chấp nhận được... Nếu chúng tôi cho phép, họ sẽ tiến hành xây dựng. Điều đó rất đáng lo ngại, còn lo ngại hơn cả đảo đá Chữ Thập (Fiery Cross) vì đảo này rất gần chúng tôi", ám chỉ một trong những bãi đá mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng.
Ông Lorenzana còn cho rằng những nỗ lực cải tạo đảo của Trung Quốc là nhằm kiểm soát trái phép Biển Đông.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đọc thêm:
Mỹ: Đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông hủy hoại môi trường
My: Dao nhan tao Trung Quoc xay o Bien Dong huy hoai moi truong - Anh 1Tàu nạo vét, bồi lấp trái phép của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). (Nguồn: EPA)
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn một phúc trình vừa đệ trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể đã hủy hoại các rạn san hô, phá vỡ nguồn cá tại khu vực phụ thuộc rất nhiều vào thủy sản, đồng thời vi phạm luật quốc tế về bảo vệ môi trường.
Báo cáo ngày 12/4 soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung nêu rõ, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đặc biệt đáng quan ngại do quy mô và tốc độ của nó, do tính đa dạng sinh học trong vùng, và do tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với môi trường sinh thái tại khu vực.
Phúc trình cho hay từ cuối năm 2013 tới tháng 10/2015, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 3.000 mẫu Anh (hơn 12 km2) đất đai trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa (thuộc Việt Nam). Trung Quốc đã đắp đất cát lên khoảng 13 km2 diện tích các bãi đá, phá hủy các rạn san hô bên dưới.
Cũng theo phúc trình này, các tàu hút bùn của Bắc Kinh khuấy động bùn cát, gây tổn hại các mô san hô và ngăn cản ánh sáng Mặt trời, nguồn sống của các rạn san hô hình thành nên bãi đá. Cát và sỏi đá do Trung Quốc bồi đắp còn làm cá chết hoặc xua đuổi các sinh vật biển ra khỏi các rạn san hô, gây tổn thương môi trường sống lành mạnh của các loài thủy sản tại các khu vực ven biển.
Trước đó, giới chức Trung Quốc từng ngang ngược và ngụy biện tuyên bố dự án xây dựng đảo đã qua đánh giá khoa học và coi trọng việc bảo vệ môi trường không thua gì tầm quan trọng của các công trình thi công.
Tuy nhiên, Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung tố cáo Trung Quốc không công bố đầy đủ thông tin về việc đánh giá tác động môi trường của các kế hoạch bồi đắp đảo nhân tạo trái phép./.
Theo Vietnam+