Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Đã đến lúc phải vượt qua Bắc Kinh ở biển Đông
Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ theo dõi thượng đỉnh Trung - Mỹ để xem liệu vai trò của Mỹ như là một nhân tố then chốt trong khu vực có bị giảm xuống hay không, các nhà quan sát nhận định
Theo họ, các quốc gia châu Á lo ngại rằng, sự lãnh đạo của Mỹ tại khu vực có thể sẽ bị “đem ra mặc cả”, nếu Trung Quốc nhượng bộ Donald Trump về vấn đề thương mại. Họ cũng lo lắng về việc có thể buộc phải lựa chọn một bên nếu như liên hệ giữa Trung Quốc và Mỹ bị xấu đi.
“Trong khi có rất ít sự trông chờ về những kết quả đặc biệt gì đó từ cuộc thượng đỉnh Mar -a -Lago, thì tại đó người ta sẽ có các cuộc thảo luận về hình thành một cấu trúc thương mại và an ninh trong khu vực ” - Rajeev Ranjan Chaturvedy, một nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore.Ông này nói rằng, các nước châu Á như Singapore sẽ theo dõi kết quả của cuộc gặp, vì nó “sẽ dẫn đến việc tái xác định những mối quan hệ đối ngoại và sự quân bình chiến lược tại Asia”.
Lee Chih-horng, một trợ lý nghiên cứu viên tại Viện Chiến lược và Phát triển Longus tại Singapore, nói rằng, có sự lo ngại rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sẽ kết thúc bằng những điều không hay và cuộc chiến thương mại sẽ còn gay gắt hơn.
“Nếu như quan hệ Trung - Mỹ bị đổ vỡ, Singapore bị buộc phải đứng về một phía. Điều đó sẽ là ác mộng đối với quốc gia - thành phố, vốn quen với việc thi hành một chính sách cân bằng giữa hai cường quốc”.
Nhưng với một kết quả tích cực, ví dụ, Trung Quốc đồng ý giải quyết các tranh chấp thương mại hoặc đồng ý đầu tư vào hạ tầng của Mỹ thì điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ nghiêng về hướng ít cung cấp sự trợ giúp về an ninh hơn.
Điều này sẽ tác động đến các quốc gia như Nhật Bản, một nước có quan hệ đồng minh với Washington và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
“Có sự lo ngại khi Mỹ và Trung Quốc thảo luận song phương mà có tác động đến Nhật Bản” - Yuki Tatsumi, Giám đốc chương trình Nhật Bản của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington nói. “Nhất là đối với Tổng thống Trump, người có cách tiếp cận mọi chính sách trong đó có chính sách đối ngoại đều có vẻ như là một “giao dịch” mà thôi”.
Stephen Nagy, giáo sư khoa Chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Quốc tế Cơ đốc ở Tokyo nói: “Bất cứ sự thỏa hiệp nào của Mỹ hoặc một sự ưu tiên trong quan hệ Mỹ - Trung so với quan hệ Mỹ - Nhật đều gióng lên tiếng chuông báo động đối với Tokyo, và củng cố xu thế hướng tới bình thường hóa sức mạnh quân sự của Nhật Bản để nước này có thể tự đứng vững”.
Nhưng Nagy cũng nói rằng, Nhật Bản có thể đưa ra đề nghị hỗ trợ Mỹ “xử lý sự trỗi dậy của Trung Quốc để đảm bảo rằng Mỹ có một dấu ấn an ninh mạnh” và duy trì sự can dự chính trị và kinh tế trong khu vực.
Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Trump diễn ra sau khi Triều Tiên phóng tên lửa từ bờ biển bán đảo Triều Tiên.
Các nhà phân tích Nhật Bản và Hàn Quốc nói rằng đất nước của họ lo lắng nhất là về quyết tâm của Washington bảo vệ các đồng minh trong khu vực trong thời kỳ khủng hoảng gia tăng, và liệu Bắc Kinh có mong muốn bất cứ sự nhượng bộ nào trong việc (ép buộc) Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân.
“Nhật Bản muốn thấy ông Trump nói rõ với ông Tập về sự quyết tâm bảo vệ đồng minh của Mỹ thôi” - Tatsumi nói.
Lee Kyu-tae, một nhà quan sát kinh tế và địa chính trị tại Trường Đại học Cơ đốc Kwandong (Hàn Quốc) nói rằng, Seoul sẽ theo dõi “liệu Trung Quốc có tiến hành cấm vận chặt hơn đối với Bình Nhưỡng hay là họ sẽ có những cách làm khác đối với Triều Tiên”.
Lee nói thêm, những kết quả cuộc gặp Trump - Tập Cận Bình cũng có những liên quan đến quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, hiện đã trở nên căng thẳng từ khi Seoul quyết định triển khai hệ thống THAAD tại nước mình.Hà Khoa
Theo Viettimes.vn