- Biểu tình tự phát: 'Con dao hai lưỡi' đối với Trung Quốc(ĐVO/ Tin Bien Dong)
- Tại sao sẽ không có chiến tranh Trung – Nhật?(Infonet/ Tin Bien Dong)
- Mỹ có bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? (PLTP/ Tin Bien Dong).
- Liệu có bùng nổ xung đột Nhật – Trung ? (TN/ Tin Bien Dong).
- Đua nhau sắm tàu chiến (NLĐ/ Tin Bien Dong).
- Trung-Nhật: "Chính trị lạnh" kéo theo "Kinh tế lạnh"(Vietnam+/ Tin Bien Dong)
- Philippines lật tẩy chính trị gia khoác lác(TT/ Tin Bien Dong)
- Nhật Bản phản đối "hải đồ" tại Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc(DT/ Tin Bien Dong)
- Bộ 3 chiến đấu cơ chủ lực của Nhật Bản(Infonet/Tin Bien Dong)
- Bước thụt lùi toàn diện quan hệ Trung-Nhật(TQ/ Tin Bien Dong)
- Những kịch bản nào cho căng thẳng Nhật-Trung? (VNN/ Tin Bien Dong).
- Hàn Quốc hưởng lợi từ tranh chấp Trung - Nhật(VNE/ Tin Bien Dong)
- Ngân sách "hẻo", Không quân Malaysia tính thuê máy bay Thụy Điển(Bee)
- Trung Quốc – Philippines vẫn còn 'rất khác biệt' về Biển Đông(Infonet/ Tin Bien Dong)
- Nhật thay đổi trước sự trỗi dậy của Trung Quốc(VNex/ Tin Bien Dong)
- Người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo sẽ là ai?(VTC/ Tin Bien Dong)
Tin nhanh 24-9-2012
- Cập nhật : 24/09/2012
100 tàu cá Đài Loan đổ ra Senkaku/Điếu Ngư
Hôm nay, 100 tàu cá Đài Loan sẽ khởi hành từ Yilan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo này.
Hai tàu canh gác bờ biển Nhật Bản (phía trên) đuổi theo tàu đánh cá Đài Loan gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 14/9/2010.
Mặc áo phông có dòng chữ “bảo vệ quyền đánh cá để tồn tại” ở phía trước và cờ Đài Loan ở phía lưng, các ngư dân Yilan dự định dong thuyền ra Senkaku/Điếu Ngư để bảo vệ quyền đánh bắt cả tại vùng biển gần quần đảo này đồng thời củng cố tuyên bố chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo này.
Tờ Chinapost cho biết các ngư dân Đài Loan dự định vào 5 giờ sáng ngày mai (25/9) sẽ tập trung tại vùng biển cách quần đảo đang tranh chấp 20 hải lý về phía tây nam và sau đó tàu của họ sẽ chạy xung quanh quần đảo.
Cựu chủ tịch Hiệp hội ngư nghiệp xa bờ Yilan Lin Jih-cheng cho biết các ngư dân sẽ không đặt chân lên hòn đảo nào thuộc Senkaku/Điếu Ngư trong chuyến đi này. Tuy nhiên, họ sẽ tiến sát tới quần đảo này ở khoảng cách 12 hải lý và sẽ trưng bày biểu ngữ gửi chính phủ Nhật Bản bày tỏ lo ngại của họ về quyền đánh bắt cá tại vùng biển quanh quần đảo này.
Chen Chun-sheng, chủ tịch Hiệp hội ngư dân quận Su’ao, Yilan, nhấn mạnh rằng các ngư dân thực hiện chuyến đi này nhằm phản đối quyết định “quốc hữu hóa” quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản đồng thời bảo vệ quyền đánh bắt cá của ngư dân Đài Loan.
Chiều qua, hàng nghìn nhà hoạt động Đài Loan ở thành phố Đài Bắc cũng đã đổ xuống đường tuần hành phản đối vụ mua bán quần đảo Senkaku của Nhật Bản.
Những người biểu tình đã tiến tới văn phòng của Hiệp hội hợp tác Nhật Bản ở Đài Bắc để gửi bức thư phản đối động thái vừa qua của chính phủ Nhật.
Đoàn biểu tình hô vang các khẩu hiệu như “Điếu Ngư Đài (tên Đài Loan đặt cho Senkaku/Điếu Ngư) là của chúng ta” và kêu gọi Đài Loan cùng Trung Quốc đại lục hợp tác hành động quân sự chống lại Nhật Bản.
Các đảng chính trị như đảng Mới và đảng Nhân dân là thứ nhất đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với các cuộc biểu tình này.
Kể từ khi Nhật Bản công bố mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, căng thẳng tại khu vực Đông Bắc Á leo thang nhanh chóng với các cuộc biểu tình rầm rộ diễn ra ở cả Trung Quốc và Đài Loan.
Lê Dung// Infonet
----------------
Iran né Mỹ sau “tấm khiên” Syria và Ai Cập
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đang làm khó cho Mỹ khi tuyên bố Iran là một thành phần chính trong khu vực, có vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề Syria. Trong một phát biểu hôm 22/9/2012, ông Morsi cho rằng Ai Cập cần có quan hệ tốt với Iran để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria.
Cho đến nay, phương Tây vẫn phản đối việc Iran tham gia các cuộc đàm phán về vấn đề Syria, tuy nhiên Tổng thống Ai Cập lại cho rằng sự tham gia của Iran là thiết yếu để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Vào tháng 8/2012, Tổng thống Morsi đã đề nghị Iran cùng Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia thành lập nhóm bốn nước để thảo luận các biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã lên đường đi dự khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Trong bài phát biểu của ông hôm 26/9, bên cạnh các chủ đề khác từng được nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh Phong trào không liên kết, đặc biệt về vấn đề cải cách LHQ, hai vấn đề được quan tâm nhất là cuộc tranh cãi quanh chương trình hạt nhân của Iran và vấn đề Syria.
Một trong những lý do để Iran luôn bảo vệ Syria là vì hai nước có chung đối thủ là Israel, nước từng đe dọa sẽ tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran và sẵn sàng tấn công Syria để bảo vệ kho vũ khí hóa học.
Syria là đồng minh duy nhất của Iran trong thế giới Arab. Syria có tiềm lực quân sự mạnh ở Trung Đông, lại được Nga và Trung Quốc ủng hộ. Hơn nữa, nếu Tổng thống Bashar al-Assad không còn tại vị, chiến tranh có thể lan rộng ở khu vực Trung Đông. Vì những lý do này, Iran luôn ủng hộ Syria, lấy Syria làm lá chắn. Nếu can thiệp quân sự vào hai nước này, Mỹ sẽ cùng một lúc phải đấu với hai “con hổ” có kho vũ khí hóa học và có thể là cả vũ khí hạt nhân.
Trong một diễn biến khác, hôm 22/9, Tổng chỉ huy Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, tướng Mohammad Ali Jafari đã tuyên bố với hãng thông tấn nhà nước Iran MEHR rằng, Israel đang tìm cách gây chiến với Iran tuy chưa rõ khi nào cuộc chiến tranh đó sẽ xảy ra. Chỉ huy Vệ binh Iran tuyên bố: “Chúng ta không thể phủ nhận một cuộc chiến có thể xảy ra trong tương lai… Lực lượng vũ trang Iran và lực lượng vệ binh hiện nay đã được trang bị hiệu quả và không một nước nào có thể chống lại chúng ta”. Tướng Jafari cảnh báo, “nếu họ thực hiện hành động này, họ sẽ bị hủy diệt”.
Mặc dù Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel từng tuyên bố, vì Iran đang phát triển vũ khí hạt nhân nên Israel đang xem xét việc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Iran, tuy nhiên đây là lần đầu tiên lãnh đạo quân đội Iran thừa nhận về một khả năng chiến tranh giữa hai nước.
Gần đây, Iran có nhiều hoạt động trang bị vũ khí cho quân đội. Hôm 18/9, hải quân Iran đã hạ thủy thành công tàu khu trục mang tên “Cộng hòa Hồi giáo Iran Sahand” và một tàu ngầm hạng nặng mang tên “Tareq-901” do Nga thiết kế và sản xuất. Việc hạ thủy các tàu trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang tiến hành cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn trong 12 ngày tại vùng Vịnh.
Ngọc Trà (AP, PN Online)
------------
3 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Nhật Bản
Sáng ngày 24/9 cho biết, 3 tàu tuần tra chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản gần nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.
Hãng tin NHK sáng ngày 24/9 cho biết, 3 tàu tuần tra chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản gần nhóm đảo Senkaku ở biển Hoa Đông. Động thái này có thể khiến tình hình giữa hai nước thêm căng thẳng.
Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết trong 3 trong số 6 tàu của Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản, ngoài khơi nhóm đảo tranh chấp vào khoảng 5 giờ và 6 giờ 30 phút sáng thứ Hai (24/9).
Sau đó, các tàu Hải giám 46 và Hải giám 66, đã lần lượt đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản từ phía tây - tây bắc và phía tây bắc của đảo Kubashima vào lúc 6 giờ 30 phút và 7 giờ sáng nay - các quan chức Cảnh sát biển Nhật xác nhận.
Con tàu thứ ba của Trung Quốc đến vùng lãnh hải ngoài khơi đảo Taishoto vào khoảng 10 giờ 40 phút sáng. Các hòn đảo đều thuộc nhóm đảo Senkaku.
Một tàu tuần tra Cảnh sát biển đã phát cảnh báo qua sóng radio cho những người Trung Quốc trên tàu rời khỏi vùng biển Nhật Bản, nhưng đã không có phản ứng nào được đưa ra. 3 tàu vẫn đang di chuyển trong vùng biển Nhật Bản.
Các tàu của Trung Quốc đã ở trong vùng biển ngoài khơi các đảo tranh chấp kể từ thứ Ba tuần trước. Đây là lần thứ hai trong tuần qua các tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản.
Theo hãng tin Tân Hoa Xã, chính phủ Nhật Bản đã thành lập một đội tìm các biện pháp đối phó ở Văn phòng Thủ tướng sau sự xuất hiện của hai tàu Hải giám 46 và 66.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trở nên tồi tệ hơn khi Nhật Bản mua lại và quốc hữu hóa các đảo tranh chấp.
Nhiều cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc đã diễn ra căng thẳng và hàng loạt các sự kiện ở cả hai nước nhằm kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ song phương đã bị hủy bỏ.
Anh Vũ (Nguồn NHK, Xinhua, GDVN)
-----------------------
Lại xảy ra xô xát tại khu nhà máy của Foxconn ở TQ
Ngày 24/9, hãng tin Reuters dẫn lời công ty Foxconn Technology Group cho hay, các công nhân làm việc tại nhà máy Taiyuan của Foxconn ở phía bắc Trung Quốc đã xô xát với nhau.
Phát ngôn viên Louis Woo của nhà sản xuất hợp đồng thiết bị điện tử lớn nhất thế giới cho hay: “Hiện giờ vụ đánh nhau đã được kiểm soát. Chúng tôi vẫn đang điều tra nguyên nhân dẫn tới sự cố này, cũng như xem có bao nhiêu người tham gia. Foxconn sẽ ra thông báo cụ thể về vụ việc vào cuối ngày 24/9.”
Người phát ngôn trên cung cấp thêm thông tin rằng, màn xô xát xảy ra ở khu ký túc xá dành cho công nhân.
Hiện chưa rõ vụ việc trên có ảnh hưởng gì tới quá trình sản xuất của Foxconn hay không.
Nhà máy Taiyuan đang đảm nhiệm vai trò chế tạo các bộ phận trong lĩnh vực điện tử ô tô, cũng như những thiết bị công nghệ khác./.
Văn Hưng (Vietnam+)
-----------------
Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo TQ về tranh chấp biển đảo
Thủ tướng Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc rằng phản ứng có tính cách khiêu khích xuất phát từ tranh chấp biển đảo, từ biểu tình bạo động đến trừng phạt thương mại… có thể gây tổn hại cho nền kinh tế mong manh của Trung Quốc.
Trả lời tờ The Wall Street Journal, Thủ tướng Yoshihiko Noda nói rằng Trung Quốc nên phát triển kinh tế thông qua các nhà đầu tư nước ngoài đã đến với họ và bất cứ điều gì ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài sẽ gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc.
Ông Noda cho biết: “Các vụ chậm trễ thông quan và cấp thị thực gần đây là đáng quan tâm,” ý ông muốn nói đến các công ty Nhật Bản đang đối mặt với một dạng sách nhiễu kinh tế của Trung Quốc.
Ông cũng nhìn nhận Trung Quốc có cố gắng giảm bớt những vụ biểu tình nhưng chưa hoàn toàn thành công.
Thủ tướng Nhật nói các nước khác nhìn cách đối xử của Trung Quốc với Nhật sẽ nghĩ đến thân phận của chính họ và có thể nghĩ đến chuyện giảm bớt đầu tư.
Dường như ông muốn ám chỉ đến chuyện những người biểu tình chống Nhật đã bao vây chiếc xe của đại sứ Mỹ, gây hư hại nhẹ cho chiếc xe.
Các giới chức và các tờ báo Trung Quốc gợi ý căng thẳng biển đảo có thể lây sang thương mại. Tờ China Daily có bài tựa đề “Hãy xét đến trừng phạt Nhật Bản,” trong đó viết rằng kinh tế Nhật Bản sẽ thiệt hại nghiêm trọng nếu Trung Quốc áp đặt trừng phạt. Hôm 23/9, Tân Hoa Xã loan báo đã quyết định hủy các buổi lễ đánh đấu 40 năm nối lại quan hệ Trung-Nhật./.
Theo WSJ, ABC News, ĐVO
-------------
Tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc – Nhật Bản
Sáng nay (24.9), hai tàu hải giám Trung Quốc đã bước vào nơi mà Nhật Bản coi là vùng biển của mình gần nhóm đảo gây tranh cãi ở Đông Hải – Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết. Đây là động thái càng gây căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
A Chinese marine surveillance ship cruising near the disputed islands in the East China Sea.
Một tàu hải giám Trung Quốc ở gần nhóm đảo tranh chấp tại Đông Hải
Hãng tin Tân Hoa Xã khẳng định rằng 2 tàu hải giám dân sự đang tiến hành “quyền tuần tra phòng vệ” gần nhóm đảo.
Mối quan hệ Trung – Nhật đã suy giảm nghiêm trọng sau khi Nhật Bản mua nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến tạo ra các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã ra lệnh cho những tàu Trung Quốc ra khỏi khu vực tranh chấp nhưng không nhận được một sự phản ứng nào – một quan chức cho biết.
Bên cạnh 2 tàu hải giám, còn có 9 tàu cá tuần tiễu của Trung gần nhóm đảo vào lúc 7 giờ sáng hôm qua nhưng chúng đều nằm ngoài vùng biển mà Nhật Bản cho là lãnh thổ của mình – Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết.
Hôm qua, Trung Quốc cũng đã hoãn một lễ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vì những tranh chấp đang xảy ra.
Phương Hà (Theo Reuters, GDTĐ)
---------------
Libya: Chính quyền giải tán các lực lượng vũ trang phi pháp
Chính quyền Libya đã quyết định giải thể tất cả các nhóm vũ trang không được thừa nhận là hợp pháp. Quy trình giải trừ vũ khí sẽ do trung tâm điều phối ở Benghazi thực hiện, đây là cơ quan được hình thành từ các đại diện của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các nhóm chiến binh có ghi danh trong lực lượng vũ trang.
Trước đó, hai nhóm chiến binh Libya có ảnh hưởng, hoạt động tại Derna đã tuyên bố tự giải thể. Chiến binh các nhóm Abu Slim và Ansar al-Sharia đã rời khỏi tất cả căn cứ quân sự do họ nắm giữ. Vào những ngày cuối tuần, hàng ngàn người biểu tình ở Benghazi đã xông vào trụ sở cuối cùng của nhóm Ansar Al-Sharia, nhóm đang bị Washington cáo buộc tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ ngày 11-9, giết chết đại sứ Mỹ và ba nhân viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao.
Người tham gia biểu tình yêu cầu chính phủ giải tán các nhóm vũ trang cực đoan đã từ chối đầu hàng nộp vũ khí sau khi chế độ Gaddafi bị lật đổ, đồng thời đưa ra công lý những đối tượng không chịu tuân thủ chính phủ mới.
M.K/ Theo Congan
--------------------
Tàu cá Nhật đâm phải tàu hàng ở Thái Bình Dương
Theo Hãng tin Kyodo, Sở chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực số hai cho biết, vào khoảng 2 giờ 30 phút sáng 24/9, một tàu cá với thủy thủ đoàn gồm 22 người đã đâm phải một tàu hàng ở Thái Bình Dương thuộc khu vực cách tỉnh Miyagi khoảng 900km về phía Đông và có thể tàu cá này đã bị chìm.
Theo nguồn tin, 9 trong số 22 thủy thủ trên tàu cá Horiei Maru trọng tải 119 tấn, xuất phát từ Kihoku (tỉnh Mie), đã được một tàu cá khác giải cứu lúc khoảng 7 giờ sáng cùng ngày.
Các thủy thủ này gồm 17 người Nhật và 5 người Indonesia. Trước đó, tàu chở hàng Nikkei Tiger, trọng tải 25.047 tấn, thông báo đã không phát hiện được và đã đâm phải một con tàu./.
(Vietnam+)
-----------------------
Nhật Bản muốn tổ chức hội đàm cấp Ngoại trưởng với Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực sắp xếp một cuộc họp trong tuần này giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Theo hãng tin NHK, trước việc Bắc Kinh hủy bỏ buổi lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với Tokyo, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản đã bình luận rằng chính phủ Trung Quốc dường như muốn có một lập trường cứng rắn đối với Nhật Bản để tăng cường sự ủng hộ trong nước sau động thái quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư của Nhật Bản.
Nguồn tin cho biết điều cần thiết là cả hai bên cần bình tĩnh tiếp tục đối thoại. Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực để sắp xếp một cuộc họp trong tuần này giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra tại New York.
Trước đó, ông Gemba cho hay Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể đưa tranh chấp biển đảo với Trung Quốc vào bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trong khi chỉ vài ngày trước, các sự kiện chào mừng kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản được cho là vẫn diễn ra vào thứ Năm tới (ngày 27/9). Nhưng đến nay, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định rằng sự kiện này sẽ được hoãn lại.
Theo Tân Hoa Xã đưa tin ngày 23/9, Hiệp hội Hữu nghị Trung - Nhật cho biết lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức "vào một thời điểm thích hợp." Như vậy, sự kiện rõ ràng sẽ không diễn ra vào thời điểm này.
Tuy nhiên, truyền hình trung ương Trung Quốc cũng đưa tin rằng kế hoạch đang được "điều chỉnh". Tờ Japan Daily Press nhận định, có lẽ không phải mọi hy vọng để đạt được một giải pháp hòa bình đã mất đi.
Sự suy giảm của các quan hệ ngoại giao trong hai tuần qua sau những cuộc biểu tình chống Nhật Bản khắp Trung Quốc đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Anh Vũ (Nguồn NHK, Japantimes, GDVN)
-------------
Mỹ dọa trừng phạt Ukraine về vụ “nữ hoàng khí đốt”
Mạng truyền hình nhà nước RT của Nga ngày 23.9 đưa tin Thượng viện Mỹ dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ukraine về việc cầm tù cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đồng thời thúc giục Kiev phóng thích nữ thủ lĩnh đối lập này ngay lập tức.
Thượng viện Mỹ hôm 22.9 thông qua một nghị quyết nhấn mạnh rằng vụ xét xử bà Tymoshenko là “có động cơ chính trị” và yêu cầu một sự phóng thích ngay lập tức do tình trạng sức khỏe tồi tệ của bà này.
Vào tháng 10.2011, bà Tymoshenko, đối thủ chính trị chính của Tổng thống Viktor Yanukovich, bị kết tội lạm dụng quyền hành liên quan đến một thỏa thuận khí đốt với Nga hồi năm 2009.
Kể từ đó, cựu thủ tướng Ukraine đã phải chấp hành bản án 7 năm tù tại một nhà tù tại thành phố Kharkov.
Nghị quyết thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ rút đại sứ Mỹ tại Ukraine về nước và đình chỉ các hoạt động của đại sứ quán Mỹ tại quốc gia Đông Âu cho đến khi bà Tymoshenko được phóng thích.
Thượng viện Mỹ cũng đề nghị áp đặt các biện pháp cấm vận về thị thực đối với những người chịu trách nhiệm về việc giam giữ bà Tymoshenko, một động thái đồng nghĩa với việc Tổng thống Yanukovich và các quan chức cao cấp của chính phủ Ukraine sẽ bị từ chối cấp thị thực vào Mỹ.
Tuy nhiên, nghị quyết không có tính ràng buộc mà chỉ là một đề nghị.
Kiev trước đó đã phải gánh chịu những lời chỉ trích gay gắt của Mỹ, EU và Nga liên quan đến cách thức đối xử với bà Tymoshenko.
Các chính phủ châu Âu đã kêu gọi Ukraine cam kết thực thi các nguyên tắc dân chủ, đồng thời lên án bản án 7 năm tù mà bà Tymoshenko phải gánh chịu là có động cơ chính trị.
Nga nhiều lần tuyên bố rằng tất cả các thỏa thuận đã ký kết hoàn toàn phù hợp với luật của Nga và Ukraine.
Trùng Quang// Thanh Niên
-----------------
Trung Quốc hủy lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản
Tân Hoa xã ngày 23.9 đưa tin Trung Quốc đã hủy việc tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản dự kiến diễn ra vào ngày 27.9, sau những vụ căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa hai nước.
“Do tình hình căng thẳng giữa hai nước hiện tại nên phía Trung Quốc quyết định dời lễ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản cho đến một thời điểm thích hợp khác”, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức thuộc Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc, một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Lễ kỷ niệm trên dự kiến diễn ra vào ngày 27.9 nhưng đã bị hủy, theo Tân Hoa xã.
Các quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận thông tin này với AFP.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố hủy lễ kỷ niệm này ngay sau khi hàng trăm người Nhật Bản ngày 22.9 đã xuống đường biểu tình trong ôn hòa nhằm phản đối Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản - Trung Quốc, chỉ vài ngày sau làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản rầm rộ tại Trung Quốc.
Theo AFP, hai nước đã tranh cãi chủ quyền quần đảo này kể từ thập niên 1970, nhưng đến tháng 8.2012, căng thẳng tranh chấp biển đảo ngày càng leo thang khi các nhà hoạt động Trung Quốc, rồi các nhà hoạt động Nhật Bản đặt chân lên một số hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư cắm cờ và tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng tranh chấp lên đến đỉnh điểm khi chính quyền Nhật Bản ký hợp đồng mua 3 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Lực lượng tuần duyên Nhật, hôm nay 23.9, tất cả tàu hải giám Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, khoảng 10 giờ sáng nay 23.9 (giờ địa phương), Lực lượng tuần duyên Nhật phát hiện 10 tàu ngư chính trong vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, nhưng không xâm nhập khu vực tranh chấp, theo Kyodo News.
Phúc Duy// Thanh Niên
------------------------
Thảm kịch giẫm đạp tại đền Radha Rani (Ấn Độ)
Sự hỗn loạn xảy ra khi hàng nghìn người cố gắng thoát ra ngoài qua một hành lang hẹp của ngôi đền Radha Rani
Sáng 23/9, ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương nặng trong một vụ giẫm đạp kinh hoàng tại ngôi đền Radha Rani ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Thảm kịch xảy ra đúng ngày cuối cùng trong một lễ hội của người theo đạo Hindu. Giới chức địa phương cho biết, hỗn loạn xảy ra khi hàng nghìn người cố gắng thoát ra ngoài qua một hành lang hẹp của ngôi đền. Những người hành hương cho biết, có rất ít cảnh sát được triển khai, vì thế không thể xử lý kịp thời.
Một tín đồ đến từ New Dehli cho biết: “Thật kinh khủng, chúng tôi bị mắc kẹt hơn một giờ liền, trong khi đó những người bên trong ngôi đền thì không ngừng tràn ra. Cảnh sát dường như bất lực khi không kiểm soát nổi tình hình bởi vì họ có quá ít người. Nhiều người bị xô ngã mà không thể đứng dậy nổi”.
Những người bị thương đã được đưa tới các bệnh viện trong khi nhà chức trách địa phương tiến hành điều tra vụ việc. Thảm họa giẫm đạp xảy ra khá phổ biến tại các ngôi đền ở Ấn Độ, nơi có hàng nghìn người tụ tập vào cùng một thời điểm trong các mùa lễ hội.
Hồi đầu năm 2011, một vụ chen lấn kinh hoàng tại một ngôi đền ở bang Kerala đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em./.
Mai Liên/VOV-Trung tâm tin
(Theo Reuters)
-------------------
Quan chức cấp cao Trung Quốc bất ngờ thăm Afghanistan
Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bất ngờ thăm Afghanistan ngày 22.9, trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc thăm nước láng giềng này trong gần nửa thế kỷ qua.
Chuyến thăm của ông Chu chỉ kéo dài 4 giờ và Bắc Kinh không công bố vì lo ngại an ninh, theo Tân Hoa xã.
Ông Chu đã có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Hamid Karzai tại thủ đô Kabul.
Tân Hoa xã không nói rõ nội dung cuộc gặp mà chỉ trích lời ông Chu được đưa ra trong thông cáo: “Việc Trung Quốc và Afghanistan tăng cường quan hệ hợp tác và chiến lược, vốn cũng góp phần cho sự phát triển, ổn định và hòa bình trong khu vực, là phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước”.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc tới Afghanistan kể từ khi cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ thăm Kabul vào năm 1966.
Ông Chu là một quan chức an ninh hàng đầu của Trung Quốc, giám sát chiến dịch truy quét các phần tử khủng bố, cực đoan tại khu tự trị Tân Cương, vốn giáp Afghanistan và các nước Trung Á.
Ông Chu đến Kabul vài tháng sau khi Tổng thống Karzai, trong chuyến làm việc tại Bắc Kinh, đã cam kết hợp tác với giới chức Trung Quốc chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, theo AFP.
Trong mấy tháng gần đây, Bắc Kinh tăng cường ngoại giao với Kabul giữa lúc Mỹ và NATO chuẩn bị rút binh sĩ khỏi Afghanistan vào năm 2014.
Văn Khoa// Thanh Niên