rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 08-10-2017

  • Cập nhật : 08/10/2017

Cùng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đại sứ Mỹ ngâm “Nam Quốc Sơn Hà” trên bãi cọc Bạch Đằng

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã đọc bài thơ "Nam quốc sơn hà" trên bãi cọc Bạch Đằng, trong chuyến thăm khu di tích Bạch Đằng Giang cùng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương – Đô đốc Scott H. Swift. Chuyến thăm được tiến hành vào ngày 6/10.

dai su my tai viet nam ted osius va tu lenh ham doi thai binh duong scott swift tham khu di tich bach dang giang. anh duy thinh

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift thăm khu di tích Bạch Đằng Giang. Ảnh Duy Thính

Trước khi đọc bài “Nam quốc sơn hà”, Đại sứ Ted Osius đã có bài phát biểu ngắn. Ông nhấn mạnh đặc trưng lịch sử của Việt Nam thường ở thế yếu khi đối đầu với những lực lượng lớn hơn.

Nhưng hết lần này đến lần khác, Việt Nam vẫn thành công trong việc duy trì nền độc lập của mình.

dai su my tai viet nam ted osius va tu lenh ham doi thai binh duong scott swift thap huong tai khu di tich bach dang giang. anh duy thinh

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift thắp hương tại khu di tích Bạch Đằng Giang. Ảnh Duy Thính

Bài phát biểu của Đại sứ Ted Osius có đoạn "Tại cửa sông Bạch Đằng này, các binh sỹ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Vua Ngô Quyền năm 938, Vua Lê Đại Hành năm 981 và Hưng Đạo Đại Vương năm 1288 đã đẩy lùi rất nhiều quân xâm lược, minh chứng cho tinh thần ngoan cường của nhân dân Việt Nam.

Đại sứ Ted Osius phát biểu tiếp: “Đô đốc Swift và tôi đến Bạch Đằng để tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Và bày tỏ sự kính trọng đối với những vị vua vĩ đại đại diện cho nhân dân Việt Nam, đã vượt qua khó khăn bằng tinh thần kiên cường, quyết tâm và những chiến thuật tài tình để gìn giữ nền độc lập của đất nước.

Tinh thần yêu nước và quyết tâm của nhân dân Việt Nam được phản ánh rất rõ qua các công trình kỉ niệm lịch sử này. Tinh thần đó khiến tôi nhớ về một bài thơ đã được đọc bắt đầu bằng câu "Nam quốc sơn hà":

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

dai su my tai viet nam ted osius va tu lenh ham doi thai binh duong scott swift  tham di tich trang kenh. anh duy thinh

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius và Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift  thăm di tích Tràng Kênh. Ảnh Duy Thính

Tại buổi thăm Khu di tích Bạch Đằng Giang, thành phố Hải Phòng,  Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ cho biết, chọn Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đến thăm lần này bởi “là nơi ông có thể tìm hiểu về quá khứ và lịch sử Việt Nam”.

Về thời gian và địa điểm chuyến thăm tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam, Đô đốc Scott Swift cho biết: "Chúng tôi rất phấn khởi về khả năng sẽ có chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị cho tàu sân bay sang Việt Nam là quyết định và sự hỗ trợ từ vị trí của Việt Nam sẽ được đưa ra vào thời điểm thích hợp”.

Đô đốc Scott Swift nhấn mạnh “Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Trump sang Việt Nam, cũng như khả năng tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam sẽ là một phần trong việc mở rộng quan hệ giữa hai nước, như một phần tất yếu".

Phát biểu về khả năng hợp tác hải quân Việt - Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết, hai nước đang đối mặt với những thách thức và có những lợi ích chung. Việt - Mỹ sẽ cùng cam kết để các nước trong khu vực đều giành được lợi ích từ hòa bình và ổn định trong khu vực.

"Ở đây, phía sau chúng tôi là 3 vị anh hùng dân tộc, những người đã chiến đấu để giành độc lập và giữ gìn độc lập, tự do và chủ quyền cho Việt Nam, điều mà các tướng lĩnh trong lịch sử và hiện tại đều đang nỗ lực thực hiện.

Với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, tôi cũng có trách nhiệm tương tự với nước Mỹ và tôi đến đây để cho thấy mối quan hệ ngày càng gắn kết, phát triển giữa nhân dân hai nước.

Tôi và Đại sứ Ted Osius sẽ có nhiều nỗ lực để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp này" -  Đô đốc Scott Swift nhấn mạnh. (Viettimes.vn)

Ảnh VTC
----------------------------------

Ấn Độ tố Trung Quốc vẫn duy trì 1.000 quân ở Doklam

 Binh sĩ Trung Quốc vẫn chưa tháo dỡ những lều bạt mà họ đã dựng lên tại các khu vực lân cận địa điểm đối đầu.

India Express ngày 6/10 dẫn nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết, 5 tuần sau thỏa thuận rút quân, quân đội Ấn Độ hiện vẫn cảnh giác cao độ trước sự hiện diện của khoảng 1.000 lính Trung Quốc trên cao nguyên Doklam, cách vị trí đối đấu trước đó vài trăm mét.

Tuy nhiên phía Ấn Độ cho rằng tình trạng đối đầu giữa hai bên sẽ không tiếp tục diễn ra tại khu vực này. Nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết binh sĩ Trung Quốc vẫn chưa tháo dỡ những lều bạt mà họ đã dựng lên tại các khu vực lân cận địa điểm đối đầu và đang mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp cao nguyên.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không bình luận thông tin từ báo chí Ấn Độ.

cang thang bien gioi trung-an van chua cham dut

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn vẫn chưa chấm dứt


Trong khi đó, chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho biết sự xuất hiện của những người lính Trung Quốc ở đây có thể chỉ để tiếp tục các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

“Họ đang tranh thủ hoàn thành công việc trước khi mùa đông đến”, ông nói.

Cũng trong ngày 6/10,  một chiếc trực thăng quân sự Mi-17 của Ấn Độ đã rơi xuống khu vực gần biên giới với Trung Quốc, khiến 5 binh sỹ thiệt mạng cùng 1 người bị thương.

Một sỹ quan không quân Ấn Độ giấu tên cho biết khi gặp nạn, chiếc trực thăng Mi-17 đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở vùng núi Tawang, gần biên giới với khu vực Tây Tạng của Trung Quốc.

Hồi tháng 6, Bắc Kinh đưa công binh và máy móc cơ giới tiến vào Doklam, vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, để xây dựng các công trình giao thông làm dấy lên căng thẳng tại Nam Á. Ấn Độ sau đó triển khai hàng trăm quân tới khu vực.

Lãnh đạo hai nước cuối tháng 8/2017 đạt được thỏa thuận rút quân nhằm hạ nhiệt căng thẳng trước thềm hội nghị BRICS được tổ chức tại thành phố Hạ Môn phía nam Trung Quốc.(baodatviet)
---------------------------------

Thủ tướng Anh phản ứng trước âm mưu lật đổ 

Thủ tướng Anh Theresa May cho biết đã nhận được “sự ủng hộ hoàn toàn” từ nội các sau khi một cựu chủ tịch đảng Bảo thủ thừa nhận muốn lật đổ bà.

 

thu tuong anh theresa may tai hoi nghi dang bao thu o manchester - anh: reuters

Thủ tướng Anh Theresa May tại hội nghị đảng Bảo thủ ở Manchester - Ảnh: REUTERS

 

Những gì đất nước cần là một sự lãnh đạo êm ả, và đó là điều tôi đang tạo ra nhờ sự ủng hộ hoàn toàn từ nội các của mình", hãng tin AFP dẫn phát biểu của bà May tại đơn vị bầu cử của bà ở Maidenhead, phía tây London.

Ông Grant Shapps, được xác định là người đứng sau âm mưu vận động khoảng 30 nghị sĩ khác nhằm tăng dư luận và sức ép buộc bà Theresa May phải từ chức sau hội nghị đảng Bảo thủ diễn ra tuần này và những xung đột trong nội bộ nội các chính phủ về vấn đề Brexit.

Ông Shapps cho biết có tới 5 cựu bộ trưởng đã tham gia kế hoạch của ông và một số bộ trưởng đương nhiệm cũng "ủng hộ nó". Tuy nhiên một số quan chức cao cấp khác trong đảng đã không đồng thuận quan điểm với ông.

Phát biểu trên đài BBC, ông Shapps nói: "Ngày càng nhiều cộng sự của chúng tôi nhận ra rằng giải pháp cho vấn đề không phải là trốn tránh hiện thực rồi hy vọng mọi thứ sẽ tốt hơn".

Khi được hỏi về âm mưu lật đổ bà May, ông nói: "Các thành viên nội các có biết không hả? Có. Có ai ủng hộ nó không ư? Có".

"Đó sẽ phải là quyết định của bà ấy. Tôi đã hy vọng chúng tôi có thể gặp riêng bà ấy và thảo luận vấn đề này", ông Shapps nói.

Chiếc ghế lãnh đạo của bà May cũng đã bị "rung lắc mạnh" trong những tuần qua vì ông Boris Johnson, Bộ trưởng ngoại giao Anh.

Ông Johnson đã công khai quan điểm của mình về vấn đề Brexit trên nhiều mục bình luận của các báo cũng như trong các cuộc trả lời phỏng vấn với những điểm không đồng thuận với thủ tướng Anh.

Những bất ổn chính trị mới nhất vây quanh bà May cũng đã đẩy giá trị của đồng bảng Anh xuống thấp hơn trong mức tỉ giá hối đoái so với đồng USD và đồng euro trên thị trường tiền tệ.(Tuoitre)
----------------------------

Ukraine ''đổ dầu'' vào căng thẳng, Nga phản ứng gay gắt?

Quy chế đặc biệt vùng Donbass là minh chứng của vi phạm thỏa thuận Minsk.

Quốc hội Ukraine ngày 6/10 đã thông qua quyết định gia hạn 1 năm đối với luật về quy chế đặc biệt vùng Donbass.

Quyết định được thông qua với 229 số phiếu ủng hộ, trong khi số phiếu cần thiết là 226.

Con số suýt soát này đã thể hiện được phần nào sự bất đồng ý kiến đối với quy chế đặc biệt trên, được cho là sẽ càng khiến tình hình xung đột ở miền Đông thêm trầm trọng.

tong thong ukraine petro poroshenko

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko

Trước khi được Quốc hội thông qua, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã phải sửa đổi một số điều khoản trong văn kiện trên theo yêu cầu của các nghị sĩ đối lập.

Một số nghị sĩ Ukraine cho rằng văn kiện này đe dọa liên bang hóa đất nước và yêu cầu nêu cụ thể những điều kiện để trao cho vùng Donbass quy chế đặc biệt.

Theo đó, quy chế đặc biệt cho vùng Donbass sẽ có hiệu lực sau khi thực hiện một loạt điều kiện, trong đó có việc rút “tất cả các đơn vị bất hợp pháp” ra khỏi khu vực.

Thỏa thuận Minsk ghi rõ, Ukraine có nghĩa vụ cấp quy chế đặc biệt cho hai tỉnh miền Đông là Donetsk và Lugansk.

Luật quy định rằng một số khu vực của Donbass mà Kiev không kiểm soát được sẽ được cấp cơ chế đặc biệt sau khi tiến hành các cuộc bầu cử địa phương, theo luật pháp của Ukraine và dưới sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.

Ngoài ra, hai cộng hòa tự xưng Lugansk và Donesk được coi là "các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm".

Quyết định trên cũng quy định các quyền quy chế tự quản đặc biệt ở Donetsk và Lugansk có hiệu lực cho tới khi tất cả các nhóm vũ trang mà Kiev gọi là "nhóm vũ trang bất hợp pháp," và khí tài của họ, cũng như các chiến binh và lính đánh thuê rút khỏi lãnh thổ Ukraine và khôi phục quyền kiểm soát hoàn toàn của Ukraine đối với đường biên giới quốc gia.

Quyết định trên cho phép Tổng thống được trao quyền sử dụng các lực lượng vũ trang để giải phóng lãnh thổ ở phía đông của đất nước.

Đáng chú ý tại văn kiện về quy chế đặc biệt lần này còn có quy định đặc quyền nhằm "tạo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ đến các huyện riêng lẻ của vùng Donetsk và Lugansk".

quy che dac biet giup ukraine co vu khi tu phuong tay?

Quy chế đặc biệt giúp Ukraine có vũ khí từ phương Tây?

Luật về quy chế đặc biệt vùng Donbass được thông qua năm 2014, song chưa bao giờ được áp dụng trên thực tế và sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10 tới.

Tuyên bố trên trang điện tử cá nhân, Tổng thống Ukraine Poroshenko tin tưởng rằng, quy chế đặc biệt ở Donbass vừa mới được thông qua sẽ đẩy nhanh  quyết định của Mỹ khi cung cấp vũ khí cho Kiev.

"Thông qua tái hòa nhập lãnh thổ ly khai Donbass là một luận cứ bổ sung cho việc cung cấp vũ khí quốc phòng cho Kiev từ phương Tây" - ông Poroshenko viết.

Ông Poroshenko cho biết thêm: "Nó (quy chế đặc biệt - PV) tăng cường khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng các lực lượng vũ trang và làm tăng khả năng của họ trong khu vực tranh chấp".

Tổng thống Ukraine cho rằng, dù quy chế đặc biệt sẽ điều chỉnh tới khía cạnh quân sự của Ukraine tại Donbass, song ông cũng khẳng định giải pháp hòa bình, ngoại giao là cách để giải quyết tình hình ở miền Đông.

Hôm thứ 4, Tổng thống Ukraine đã trình Quốc hội xem xét dự thảo về quy chế trên. Các nghị sĩ lẽ ra cần xem xét văn bản luật từ hôm qua, nhưng Quốc hội Ukraine đã phải hoãn thảo luận vì các nghị sĩ thuộc phe đối lập đã gây rối tại bục phát biểu trong phòng họp Quốc hội.

Nga và miền Đông 'nóng máu'

Sau khi thông báo về việc Quốc hội Ukraine thông qua quy chế đặc biệt trên, gân như ngay lập tức, hai nước cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng đã lên tiếng chỉ trích những sửa đổi trong luật nói trên, đồng thời gọi văn kiện này là “sự xúc phạm tiếp theo từ phía Kiev” nhằm mục đích tạo “vỏ bọc” giả dối việc thực hiện các Thỏa thuận Minsk.

Nước cộng hòa tự xưng Lugansk tuyên bố rằng, ở vùng Donbass, chỉ có "hình thái vũ trang bất hợp pháp" duy nhất là quân đội chính phủ Ukraine.

Trong khi đó, quy chế đặc biệt ở miền Đông của Kiev còn đề cập tới việc, Nga sẽ được gọi là "nước xâm lược", và "tạm thời chiếm" một phần lãnh thổ Ukraine với sự trợ giúp của quân đội thường trực. Quy chế này cũng cáo buộc Moscow "ủng hộ khủng bố ở Ukraine".

Điều này khiến Điện Kremlin phản đối gay gắt.

nguoi phat ngon dien kremlin - ong dmitry peskov

Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov

Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho rằng, dự luật về  tái hòa nhập khu vực Donbass của Ukraine đã đi ngược lại các thỏa thuận  Minsk và thực tế là Nga được gọi là "một nước xâm lược" là điều không thể chấp nhận.

"Theo như chúng tôi có được các văn bản được công bố công khai về quy chế đặc biệt trên, trong đó có đoạn nước Nga được coi là một "kẻ xâm lược". Khái niệm này không được đề cập trong thỏa thuận Minsk. Theo quan điểm thuần túy về mặt pháp lý, từ ngữ này không thể chấp nhận được đối với chúng tôi trên phương diện pháp lý hoặc trên thực tế" - ông Peskov nhấn mạnh.

Ông Peskov nói thêm, "theo quan điểm pháp lý, điều này, dĩ nhiên, mâu thuẫn với cả tinh thần của các thỏa thuận Minsk, vì không có định nghĩa nào như vậy được ghi trong đó".

"Nga là một nước ký kết và là một nhà bảo lãnh cho các hoạt động thực thi hiệp định Minsk" - ông Peskov lưu ý. "Tổng thống Ukraine cũng ký kết thỏa thuận Minsk và như vậy đồng nghĩa với việc ông đã đồng ý về các khái niệm, định nghĩa được quy định mà không có nội dung nào cho thấy Nga là nước xâm lược".

Phát ngôn viên Điện Kremlin nói thêm: "Nga vẫn tiếp tục cam kết với các hiệp định Minsk, xem xét chúng là cơ sở để cố gắng đạt được những tiến bộ trong việc ổn định trong tương lai, không có gì thay thế". (Ngọc Dương - Baodatviet.vn)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958