Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể "dẫn đến xung đột" trong khu vực Thái Bình Dương. Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ ngày 14/6/2017, Ngoại trưởng RexTillerson tuyên bố như vậy và nhấn mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với phía Trung Quốc, báo Mỹ Washington Examiner cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức cấp cao Nhà Trắng như Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh: UPI
Thời gian qua, quan chức Mỹ luôn "tiếp xúc chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc về vấn đề này", chính phủ Hàn Quốc cam kết với Mỹ sẽ không thu hồi cam kết đối với hệ thống phòng thủ THAAD, Mỹ cũng đưa ra cam kết tương tự.
Trên thực tế, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mặc dù phần nào phản đối THAAD, nhưng rốt cuộc ông lại không dám, cũng không thể nói rút THAAD khỏi Hàn Quốc. Bởi vì, nếu người Mỹ quyết định không dời đi, người Hàn Quốc căn bản không thể làm mạnh. Hàn Quốc không có cả quyền chỉ huy quân sự, quyền này đang nằm trong tay người Mỹ.
Về khách quan, ông Moon Jae-in tìm cách thực hiện cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Trước tiên, ông muốn ngăn chặn Mỹ tiếp tục gia tăng triển khai, sau đó lại nỗ lực làm dịu quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, ông sẽ giữ thái độ cứng rắn với Nhật Bản, từ đó tìm cách loại bỏ cuộc khủng hoảng địa - chính trị của Hàn Quốc. Đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Moon Jae-in làm như vậy còn lâu mới đủ, chỉ tạm dừng triển khai THAAD hoàn toàn không phải là mục tiêu của Trung Quốc. Trung Quốc muốn Hàn Quốc hủy bỏ việc triển khai THAAD.
Đối với Trung Quốc, mối đe dọa thực sự không phải là vài quả tên lửa, mà là radar sóng ngắn X thuộc hệ thống THAAD. Radar sóng ngắn X không rút đi thì mối đe dọa đối với Trung Quốc vẫn còn tồn tại.
Mục tiêu của Trung Quốc là kiên quyết gây sức ép để Mỹ - Hàn rút THAAD, ít nhất là không để cho nó được khởi động trong thời bình. Nhưng, muốn làm được điều này thì bản thân Hàn Quốc không thể làm được.
Hàn Quốc muốn làm được thì ít nhất cần tăng cường khả năng hỗ trợ từ sự phản đối của người dân, đồng thời có thể đưa ra các hành động liên quan đến cung cấp điện. Hai điểm này đều không phải do Trung Quốc quyết định, Trung Quốc chỉ có thể tiến hành gây sức ép.
Việc chính phủ Hàn Quốc khẳng định với Mỹ sẽ không thu hồi cam kết về hệ thống THAAD cho thấy, nếu ông Moon Jae-in không làm theo cam kết thì ông sẽ chịu sức ép rất lớn từ vai trò ảnh hưởng của Mỹ đối với Hàn Quốc. Điều ông có thể làm là kéo dài thời gian.
Vì vậy, theo Sina, rõ ràng là hiện nay Trung Quốc không thể trông chờ vào việc chính phủ Hàn Quốc có thể thực sự rút THAAD, nhưng Trung Quốc cần gây sức ép mạnh hơn để người dân Hàn Quốc gây sức ép với chính phủ Hàn Quốc và với Mỹ, từ đó có lợi cho rút THAAD sau này.
Đồng thời, Trung Quốc cần tiếp tục đi sâu đàm phán với Mỹ, gây sức ép với Washington trong một số vấn đề quan trọng, buộc họ tiến hành nhượng bộ đối với Trung Quốc.
Báo Trung Quốc cho rằng cũng cần xây dựng được khả năng đáp trả mạnh đối với THAAD về mặt công nghệ. Chỉ cần Trung Quốc có thể làm cho THAAD không phát huy được tác dụng về mặt công nghệ thì bản thân Mỹ sẽ phải rút hệ thống này đi.(Viettimes)
-----------------------
Nhật thông qua luật chống khủng bố mới dù còn gây tranh cãi
Hôm nay (15-6) Tokyo chính thức phê chuẩn luật chống khủng bố vốn gây nhiều tranh cãi, thậm chí từng gây nhiều cuộc biểu tình phản đối trên toàn quốc.
Theo hãng tin AFP, Thượng viện Nhật đã thông qua dự luật chống khủng bố và các tội nghiêm trọng khác sáng nay, bất chấp việc vẫn còn những chỉ trích lo ngại luật này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới quyền riêng tư của người dân.
Dự luật này đã được thông qua tháng trước tại Hạ viện. Liên minh cầm quyền của thủ tướng Abe chiếm đa số ghế tại hai viện Quốc hội Nhật.
Luật mới cho phép các nhà điều tra có thể cáo buộc một cá nhân hay tổ chức nào đó vì tội cấu kết trong một âm mưu khủng bố hay các tội nghiêm trọng khác.
Hiệp hội luật sư quốc gia của Nhật Bản và nhiều học giả khác đã lên tiếng phản đối dự luật. Họ cho rằng phạm vi áp dụng của luật quá rộng, tới mức nó có thể bị lạm dụng để nghe lén dân thường và đe dọa quyền riêng tư, quyền tự do biểu đạt của công dân vốn được đảm bảo trong Hiến pháp.
Báo cáo viên đặc biệt về quyền riêng tư của LHQ, ông Joseph Cannataci, đã lên tiếng chỉ trích luật mới của Nhật.
Tuy nhiên chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe cho rằng luật chống khủng bố mới là rất cần thiết để phòng ngừa nguy cơ tấn công khủng bố trước thềm Thế vận hội 2020 tổ chức tại Tokyo.
Dự luật chống khủng bố của Nhật Bản đã được chỉnh sửa lại nhiều lần trong các năm qua sau khi các bản dự thảo vấp phải sự phản đối gay gắt từ nhiều phía.
Bản dự luật mới nhất giảm số tội danh bị quy định trong nội hàm định nghĩa về các tổ chức tội phạm và khủng bố xuống còn khoảng 270 tội, thấp hơn nhiều so với hơn 600 tội danh trong các phiên bản dự luật trước.(Tuoitre)
----------------------------