Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển và đạt được nhiều tiến triển thực chất.
Cảnh sát biển Hàn Quốc kiên quyết tấn công hành vi đánh bắt phi pháp và chống trả bạo lực của tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Guancha.
Sáng ngày 18/1, tư lệnh hạm đội 2 hải quân và đại diện cơ quan cảnh sát biển địa phương miền trung Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ "Phương hướng hành động kiểm soát ngư dân Trung Quốc và ứng phó với các tình huống bất ngờ", cam kết hợp tác ứng phó ngư dân Trung Quốc.
Căn cứ vào bản ghi nhớ, hải quân và cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ xây dựng phương hướng ứng phó chung, ứng phó với các tình huống bất ngờ khi tiến hành “tấn công” ngư dân Trung Quốc như triển khai lực lượng cảnh giới, chiến đấu trên biển, trấn áp, bắt giữ và áp giải.
Đại tá Kim Kwangmin, tham mưu tác chiến hạm đội 2 hải quân Hàn Quốc cho biết thông qua ký kết bản ghi nhớ, hải quân và cảnh sát biển Hàn Quốc sẽ có trạng thái cảnh giới, tác chiến trên biển và tác chiến chống khủng bố trên biển liên hợp hoàn thiện hơn.
Gần đây, Hàn Quốc đẩy mạnh tấn công các hành vi đánh bắt phi pháp của ngư dân Trung Quốc. Ngày 14/1, 4 tàu cá kéo lưới của Trung Quốc đánh bắt phi pháp, đã bị "trung đoàn quản lý nghề cá vùng biển phía tây" Hàn Quốc bắt giữ.
Cùng ngày, một tàu cá Ôn Lĩnh, Trung Quốc cũng bị "trung đoàn quản lý nghề cá vùng biển phía nam" Hàn Quốc bắt giữ. Ngày 17/1, lại có 2 tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ.
Cảnh sát biển Hàn Quốc kiên quyết tấn công hành vi đánh bắt phi pháp và chống trả bạo lực của tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Sohu.
Đối với vấn đề này, phía Hàn Quốc thể hiện thái độ rất cứng rắn và kiên quyết, áp dụng biện pháp ngày càng mạnh tay đối với ngư dân Trung Quốc. Cảnh sát biển Hàn Quốc đã sử dụng các tàu thực thi pháp luật với nhiều trọng tải khác nhau, bao gồm các lớp như 5.000 tấn, 3.000 tấn, 1.500 tấn và 1.000 tấn, trang bị súng trường K2 và súng máy M-60. Các cuộc đụng độ, va chạm giữa hai bên có lúc đã xảy ra thương vong.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tăng cường các biện pháp xử phạt đối với ngư dân Trung Quốc. Đối với những tàu cá Trung Quốc không có giấy tờ hợp pháp của hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt như tịch thu ngư cụ, cá đánh bắt được, thậm chí tàu thuyền.
Đối với những tàu cá Trung Quốc đi vào lãnh hải Hàn Quốc đánh bắt phi pháp, Hàn Quốc từng bước tăng cường mức tiền phạt lên tới 300 triệu Won.
Dư luận Hàn Quốc rất ủng hộ các biện pháp mạnh tay của cảnh sát biển Hàn Quốc, thậm chí đề xuất tiến hành tấn công “đánh đòn phủ đầu” đối với tàu cá Trung Quốc. Bởi vì tàu cá Trung Quốc là nguyên nhân chính làm cho lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Hàn Quốc giảm đi nhiều, gây thiệt hại lớn cho ngư dân Hàn Quốc.
Cảnh sát biển Hàn Quốc kiên quyết tấn công hành vi đánh bắt phi pháp và chống trả bạo lực của tàu cá Trung Quốc. Ảnh: QQ.
Trước việc Hàn Quốc áp dụng các biện pháp “mạnh tay” với ngư dân Trung Quốc, gần đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng nói rằng: “Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ biện pháp quá khích nào có thể đe dọa tính mạng con người. Hoạt động vi phạm của ngư dân Trung Quốc không nên trở thành lý do để các cơ quan chức năng như cảnh sát biển Hàn Quốc sử dụng vũ khí hỏa lực”. (Viettimes)
-------------------------
Đài Loan làm khó Trung Quốc
Cơ quan Hàng không Dân dụng Đài Loan (CAA) hôm 19-1 quyết định không cho phép 176 chuyến bay tăng cường của 2 hãng hàng không Trung Quốc - China Eastern Airlines (106 chuyến) và XiamenAir (70 chuyến) - qua lại Đài Loan trong dịp Tết nguyên đán vào giữa tháng 2 tới. Trang Taiwan News ước tính khoảng 50.000 hành khách sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định này.Theo Reuters, nguyên nhân của động thái trên là 2 hãng hàng không Trung Quốc đã sử dụng 4 tuyến đường bay mới được Bắc Kinh mở ra trước đó mà không nhận được sự đồng thuận của Đài Loan. Chính quyền hòn đảo này đã kêu gọi hủy bỏ các đường bay mới nhưng bị Trung Quốc bỏ ngoài tai. Đài Loan khẳng định họ không hề được tham khảo ý kiến về các đường bay trên, đồng thời đánh giá hành vi của Trung Quốc là "khinh suất", đe dọa an toàn bay và mang động cơ chính trị. Ông Chiu Chiu-cheng, phát ngôn viên Hội đồng Các vấn đề đại lục của Đài Loan (MAC), nhận định Trung Quốc đã đơn phương thông báo sử dụng các đường bay gây tranh cãi và từ chối thương lượng với Đài Loan.
Máy bay của hãng China Eastern Airlines tại sân bay Hồng Kiều ở Thượng Hải Ảnh: REUTERS
Trước đó, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, ông Ma Hsiao-kuang, khăng khăng cho rằng đối với Trung Quốc, việc mở các đường bay là vấn đề nội bộ, chính phủ nước này không có bổn phận phải bàn bạc hoặc nhận được sự chấp thuận của nhà chức trách Đài Loan. Bắc Kinh cũng cho rằng việc mở ra các đường bay mới nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trong không phận bên trên eo biển Đài Loan.
Quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan đã xấu đi kể từ năm 2016 sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền ở Đài Bắc, dẫn đến việc Bắc Kinh đơn phương cắt đứt mọi liên lạc chính thức với lãnh thổ này. Dù vậy, nhu cầu bay qua lại giữa Đài Loan và Trung Quốc dịp Tết nguyên đán thường tăng vọt. Theo một nguồn tin giấu tên, các hãng hàng không đã đăng ký với CAA 596 chuyến bay xuyên eo biển Đài Loan trong dịp Tết năm nay, 491 chuyến trong số đó là của các hãng hàng không Trung Quốc. Ông Ho Shu-ping, Phó Tổng Giám đốc CAA, cho biết cơ quan này vẫn khuyến khích các hãng hàng không Trung Quốc chưa sử dụng những đường bay gây tranh cãi nói trên khi tăng cường các chuyến bay đến Đài Loan.(NLĐ)
------------------------
Ý triệt phá băng mafia Trung Quốc lộng hành châu Âu
“Bố già” họ Trương, trùm băng mafia, từng đe dọa các đối tác: “Ta chỉ nói hai điều. Hợp tác với ta, các người sẽ sống. Chống lại thì các người sẽ chết”.
Cảnh sát Ý đã bắt giữ 33 nghi phạm thuộc băng mafia thao túng hoạt động vận chuyển hàng hóa Trung Quốc khắp châu Âu. Nhóm này còn điều hành các đường dây cờ bạc, mại dâm và buôn bán ma túy.
Reuters ngày 19.1 đưa tin chiến dịch bố ráp các nghi phạm diễn ra trên ngay tại “sào huyệt” của băng mafia ở thành phố Prato, miền bắc nước Ý vào hôm 18.1. Praton là trung tâm của ngành công nghiệp dệt Ý, là nơi có nhiều nhà máy dệt do người Trung Quốc sở hữu và quản lý.
Cảnh sát Ý đã điều tra nhóm mafia Trung Quốc từ năm 2011AFP
Tuy vậy, nhóm mafia này còn có thành viên ở nhiều vùng khác tại Ý như Rome, Milan cũng như khắp châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức.
Cảnh sát Ý cho biết họ đã mở cuộc điều tra mang tên China Truck nhằm vào nhóm từ năm 2011 và hầu hết các thành viên của nhóm có quê ở tỉnh Chiết Giang hoặc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Theo cảnh sát Ý, băng nhóm trên được cho hoạt động dưới trướng của “bố già” họ Trương, từng sống ở Rome.
Ông trùm 57 tuổi sử dụng các khoản lợi nhuận “khủng” từ những hoạt động phi pháp trên để mở tập đoàn vận tải thao túng mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa cho hàng ngàn công ty Trung Quốc vào châu Âu.
Ông cùng tay chân dọa nạt, gây sức ép buộc các chủ doanh nghiệp Trung Quốc phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với tập đoàn của mình.
Theo Reuters dẫn hồ sơ tòa án, bố già trên từng đe dọa các đối tác: “Ta chỉ nói hai điều. Hợp tác với ta, các người sẽ sống. Chống lại thì các người sẽ chết”.(Thanhnien)