rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý chiều 05-09-2017

  • Cập nhật : 05/09/2017

Vũ khí Trung Quốc giá bèo thâm nhập Đông Nam Á

Giới phân tích cho rằng các khách hàng đã bỏ qua yếu tố chất lượng khi mua vũ khí giá rẻ từ Trung Quốc.

binh si philippines thay vu khi cu bang sung do trung quoc san xuat afp

Binh sĩ Philippines thay vũ khí cũ bằng súng do Trung Quốc sản xuất AFP

Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện thông tin về các thương vụ vũ khí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, bất chấp những nghi vấn về chất lượng sau nhiều tai nạn chết người. Giới phân tích cho rằng các nước có thể đã bỏ qua yếu tố chất lượng khi cân nhắc về giá cả, vốn thấp hơn nhiều lần so với vũ khí của Mỹ hay châu Âu. Mặt khác, hợp đồng khí tài quân sự của Trung Quốc thường ít đi kèm các điều kiện về chính trị so với phương Tây.

Thị trường béo bở

Mới đây, có thông tin Trung Quốc chào hàng hệ thống pháo phản lực hạng nặng AR3 và radar cho Malaysia. Dù Bộ Quốc phòng Malaysia bác bỏ thông tin này nhưng giới quan sát nhận định việc hai bên đạt được thỏa thuận chỉ là vấn đề thời gian. Tờ The Malaysian Insight dẫn lời chuyên gia Collin Koh thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Singapore nhận định Trung Quốc sẽ còn chào hàng nhiều vũ khí khác vì Malaysia là khách hàng đầy tiềm năng.

Năm ngoái, Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,17 tỉ ringgit (6.220 tỉ đồng) mua 4 tàu tác chiến cận bờ do Tập đoàn đóng tàu và viễn dương Trung Quốc (CSOC) hợp tác với Hãng đóng tàu Hải quân Boustead của Malaysia sản xuất. Theo các chuyên gia, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã cắt ngân sách quốc phòng xuống còn 15,1 tỉ ringgit từ con số 17,7 tỉ ringgit vào năm ngoái, nên đây có thể là yếu tố khiến nước này chú ý đến vũ khí giá rẻ của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chính quyền Thái Lan hồi tháng 4 xác nhận sẽ mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc trong thương vụ quốc phòng đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ. Trung Quốc hồi tháng 6 cũng tranh thủ cơ hội lực lượng vũ trang Philippines đang dồn sức giải quyết dứt điểm chiến sự với nhóm cực đoan Maute tại TP.Marawi để cho không nước này 23.000 khẩu súng trường CQ-A5, bị cho là nhái mẫu M-4 của Mỹ, nhằm mở đường thâm nhập thị trường.

Tiền nào của nấy

Tờ Today dẫn lời chuyên gia quốc phòng Bernard Loo thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore nhận định Trung Quốc đang tận dụng lợi thế vũ khí giá rẻ để mở rộng thị trường. “Các loại vũ khí Trung Quốc giá rẻ với bề ngoài trông cũng bắt mắt”, ông nói và cho rằng một số nước có thể mua chỉ vì muốn “giữ thể diện” với láng giềng. Theo ông Loo, ít có khả năng đối đầu trực tiếp giữa các nước Đông Nam Á nên “trong trường hợp này, chất lượng hệ thống chiến đấu do Trung Quốc sản xuất không còn là chuyện quan trọng”. Xét về bề ngoài, mẫu máy bay không người lái CH-4B của Trung Quốc trông rất giống mẫu MQ-9 Reaper của Mỹ, dù giá chưa bằng phân nửa. Tương tự, xe tăng VT-4 do Trung Quốc sản xuất hiện được quân đội Thái Lan sử dụng có giá chỉ khoảng 5 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với mẫu Leclerc của Pháp (12 triệu USD) và M1A2 Abrams của Mỹ (8 triệu USD). Đồng nghiệp của ông Loo tại RSIS là Richard Bitzinger cho rằng còn một nguyên nhân khác: những thương vụ nói trên sẽ giúp các nước ASEAN tăng cường quan hệ làm ăn với Trung Quốc, từ đó thu hút thêm đầu tư và tài trợ.

Tuy nhiên, vũ khí Trung Quốc có thể trở thành “con dao hai lưỡi” ngay cả khi không đưa vào thực chiến. Trường hợp điển hình gần đây xảy ra vào ngày 17.5 khi khẩu pháo Giant Bow do Trung Quốc sản xuất bất ngờ gặp trục trặc và nã đạn vô tội vạ khi quân đội Indonesia tiến hành tập trận tại quần đảo Natuna trên Biển Đông. Sự cố nghiêm trọng này khiến 4 binh sĩ thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Thương hiệu vũ khí Trung Quốc càng bị nhìn với con mắt nghi ngại sau khi 2 tên lửa chống hạm C-705 bắn trật mục tiêu trong cuộc tập trận Armada Jaya của Indonesia trên vùng biển Java vào tháng 9.2016. Mới đây, nguồn tin quân đội Philippines tiết lộ 23.000 khẩu súng trường của Trung Quốc bị nghi là phiên bản chất lượng kém hoặc bị cắt giảm tính năng vì chỉ có chế độ bắn phát một, không thể bắn liên thanh nên không phù hợp với chiến trường Marawi, theo trang Max Defense. (Thanhnien)
----------------------

Mỹ sợ phi công F-16 Thổ từng hạ 26 máy bay Mỹ?

Giới chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã giải đáp câu hỏi “vì sao Mỹ không gửi huấn luyện viên F-16 đến Thổ và không cho Pakistan làm điều đó”?

Mỹ không đồng ý giúp Thổ huấn luyện phi công F-16

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã dẫn nguồn tin từ các quan chức không quân nước này cho biết, Hoa Kỳ đã từ chối đề nghị của Bộ quốc phòng nước này về việc gửi huấn luyện viên đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Yêu cầu được gửi sang Hoa Kỳ để bù đắp sự thiếu hụt phi công lái máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ, phát sinh sau cuộc đảo chính ngày 15 tháng 7 năm 2016, khi hàng trăm phi công của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải.

Ngoài ra, chính quyền Erdogan cũng gửi đề nghị cho các nước khác trong khối NATO hoặc các đồng minh khác của Mỹ. Pakistan đã phản ứng tích cực đối với đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Hoa Kỳ phản đối điều này và quyết định ngăn chặn không cho Islamabat giúp đỡ Ankara.

Theo tờ Yeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara một lần nữa hướng tới Washington nhưng bị từ chối.

Lầu Năm Góc cho biết nguyên nhân là họ "không có chương trình đào tạo phi công ở nước ngoài". Do đó, Washington đề nghị Ankara gửi phi công đến học ở Mỹ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ đề xuất đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tại các căn cứ của mình.

Tuy nhiên, một vài chuyên gia phân tích nhận định rằng, sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý gửi phi công sang đào tạo ở Mỹ là do Ankara lo ngại sẽ có nước tìm cách tiếp cận và mua chuộc số phi công này làm gián điệp nhằm phục vụ âm mưu lật đổ chính quyền Erdogan.

Trả lời phỏng vấn Sputnik về việc Mỹ từ chối gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện viên đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16, Trung tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan Karakush nói rằng, thay vì cố gắng cải thiện quan hệ với Ankara, Washington đã tuân thủ chiến thuật đặc biệt.

Theo ông, Hoa Kỳ không muốn các chuyên gia Pakistan đến Thổ Nhĩ Kỳ, có lẽ vì họ không muốn những người này thấy hệ thống thẻ điện tử mới và nâng cấp F-16 của không quân nước này.

Thực tế là thay vì gửi các giảng viên của mình đến huấn luyện, Mỹ đề xuất cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ du học tại Mỹ. Có thể coi điều đó như một loại thông điệp gửi cho phía Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng: "Thấy chưa, chúng tôi thực sự không cản trở các vị", trong khi trên thực tế họ rõ ràng gây khó khăn.Ông Karakush lưu ý rằng, Mỹ thực hiện động thái này sau khi quan hệ song phương bắt đầu căng thẳng do cuộc đảo chính quân sự ngày 15 tháng 7. Đây càng là hành vi không thể chấp nhận của phía Hoa Kỳ và điều đó có thể khiến quan hệ giữa hai nước suy giảm hơn nữa.

khong quan tho nhi ky hien so huu khoang gan 250 chiec f-16 cua my

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện sở hữu khoảng gần 250 chiếc F-16 của Mỹ

 

Vì sao Mỹ không muốn huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ?

Vị quan chức quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng, quan hệ giữa đất nước ông với Hoa Kỳ hiện nay không phải là ở mức độ tốt nhất, điều đó chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Và vấn đề lớn nhất là Mỹ sẽ không trao cho Thổ Nhĩ Kỳ kẻ đầu sỏ FETO (tức giáo sĩ Gulen) với tội âm mưu đảo chính ngày 15 tháng 7, bởi Mỹ chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ chính quyền Ankara hiện nay, do đó, Washington muốn lưu giữ một công cụ để có thể hy vọng kiểm soát được đất nước này.

Nguyên nhân gây khó khăn thứ hai xuất phát từ thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga chứ không phải Patriot 3 của Mỹ. Đây là điều mà Washington coi là “không thể chấp nhận” đối với một quốc gia NATO.

Nguyên nhân thứ ba là do những bất đồng về vấn đề PKK (Đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ) và Đảng Liên minh Dân chủ (của Syria, mà nòng cốt là người Kurd Syria). Tuy nhiên, trên đây mới là các “nguyên nhân sâu xa” dẫn tới sự việc trên.

Nguyên nhân thứ tư là nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ quá thiện chiến. Vị chuyên gia này lưu ý rằng, nhiều nước, và trước hết là Mỹ, không hài lòng với thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ có số lượng lớn phi công quân sự tài năng và giàu kinh nghiệm.

"Chúng tôi có các giáo viên hướng dẫn và các phi công rất có năng lực. Trong nhiều khía cạnh, điều đó chính là nguyên nhân của tất cả những chiêu trò mà hiện nay đang được tiến hành đối với Không quân Thổ Nhĩ Kỳ” - vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Ông cho biết, trong một cuộc tập trận tại Hoa Kỳ, một phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ 26 máy bay Mỹ, các phi công khác của nước này cũng bắn hạ nhiều máy bay Mỹ, cho nên theo kết quả đồng đội, các phi công Thổ Nhĩ Kỳ mạnh hơn rất nhiều quốc gia NATO.

Chính bởi sự tài năng và chuyên nghiệp của họ nên nhiều quốc gia có liên quan trong lĩnh vực này tỏ ra bất mãn và lo ngại. Do đó, họ đã cố tình lôi kéo các phi công tham gia đảo chính để làm suy yếu không lực nước này, đồng thời quyết định ngăn cản không quân Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục sức mạnh.

Tuy nhiên, ông Karakush nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Cuộc khủng hoảng với giảng viên cho các phi công quân sự có thể sẽ chấm dứt, nếu một bộ phận phi công mới bị sa thải được trở lại phục vụ, sau khi cam kết khôi phục sự trung thành đối với chính quyền. (ĐVO)
---------------------------

Bóng mây hạt nhân che phủ thượng đỉnh BRICS tại Trung Quốc

CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân ngay dịp khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS với lãnh đạo các nước đang tập trung tại Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) khai mạc tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc ngày 3.9, trong khi CHDCND Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân cùng ngày.

Theo AFP, các thành viên BRICS họp lần thứ 9 giữa lúc có nhiều thông tin khối này đang trở nên thiếu gắn bó. Tuy nhiên, vấn đề này đang bị che mờ bởi việc Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch, dường như cố ý diễn ra trùng với sự kiện.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đề cập trực tiếp vụ thử hạt nhân mà chỉ nói rằng “bóng đen đang bao trùm cả thế giới sau nhiều năm hòa bình”, đồng thời cho rằng chỉ có đối thoại, tham vấn và đàm phán mới có thể dập tắt “lửa chiến tranh”.

Cuộc họp thượng đỉnh còn có sự hiện diện của lãnh đạo các nền kinh tế hàng đầu, gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Brazil Michel Temer và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.

Trước đó, căng thẳng tại biên giới Ấn – Trung đã hạ nhiệt và hai bên thỏa thuận rút quân nhằm mở đường cho hội nghị. Phát biểu hôm 3.9, ông Tập nhấn mạnh các thành viên nên thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và “tránh xung đột”, dù không đề cập trực tiếp đến căng thẳng.

“Một số người chứng kiến những thị trường mới nổi và các nước đang phát triển trải qua giai đoạn trì trệ đã khẳng định rằng các nước BRICS đang mất đi sự huy hoàng”, Chủ tịch Trung Quốc phát biểu.

Trong khối, Trung Quốc và Ấn Độ được xem là hai nền kinh tế mạnh. Tuy nhiên, khủng hoảng giá tiêu dùng đã tác động mạnh đến 3 thành viên còn lại. Trong khi đó, Nam Phi còn phải đối phó các vấn đề bất ổn chính trị.

Giới quan sát đánh giá thành công lớn nhất của BRICS là việc thành lập Ngân hàng New Development ở Thượng Hải, hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thế giới (World Bank). Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi quanh lợi ích của ngân hàng này đối với các thành viên.

Trong khi đó, thương mại nội khối chủ yếu nghiêng về phía Trung Quốc khiến các thành viên khác chỉ trích. Riêng Ấn Độ đã nhiều lần khiếu nại về thương mại với Trung Quốc trong năm nay.(THanhnien)
----------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958