Vấn đề Triều Tiên: Mỹ tước quyền tự quyết của Hàn Quốc?; Thảm họa khủng khiếp Triều Tiên có thể phải hứng chịu do thử bom nhiệt hạch; Mỹ cho phép Hàn Quốc dùng đầu đạn hạt nhân mạnh hơn để đối phó với Triều Tiên
Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-09-2017
- Cập nhật : 06/09/2017
Mỹ đồng ý bán hàng tỉ USD vũ khí cho Hàn Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẵn lòng chấp thuận các hợp đồng bán vũ khí trị giá "nhiều tỉ USD" cho Seoul sau vụ thử bom nhiệt hạch của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (trái) tại vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 30-6 - Ảnh: AFP
Nhà Trắng đưa tin tổng thống Trump, sau cuộc điện đàm, "đã đồng ý với người đồng cấp Hàn Quốc về việc bán hàng tỉ USD" vũ khí quân sự và trang thiết bị quân sự của Mỹ cho Hàn Quốc.
Tuy nhiên Nhà Trắng không cung cấp chi tiết của các hợp đồng quân sự mới này.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, từ năm 2010 đến năm 2016, Mỹ đã bán gần 5 tỉ USD tiền vũ khí cho Hàn Quốc.
Trong 6 năm qua, Hàn Quốc là nước mua vũ khí lớn thứ tư của Mỹ, chỉ đứng sau Saudi Arabia, Úc và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Nhà Trắng cho biết cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc "cùng nhấn mạnh mối đe dọa nghiêm trọng từ sự khiêu khích mới nhất của Bình Nhưỡng đối với toàn cầu" và "đồng ý gia tăng áp lực tối đa lên Triều Tiên bằng tất cả các phương thức hiện có".
Ngoài ra, theo hãng tin AFP, Nhà Trắng cũng khẳng định một tuyên bố trước đó của Hàn Quốc rằng Mỹ đã dỡ bỏ giới hạn trọng lượng đầu đạn tên lửa cung cấp cho nước này.
Theo hiệp định song phương ký kết năm 2001 với Mỹ, Seoul bị hạn chế trọng lượng tối đa cho một đầu đạn trang bị trên các tên lửa đạn đạo là 500 kg.
Văn kiện trên, được chỉnh sửa lần gần nhất vào năm 2012, đang được xem xét lại sau khi Triều Tiên liên tiếp tiến hành hơn 10 vụ thử tên lửa lửa từ đầu năm đến nay, trong đó có 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sự điều chỉnh nói trên, nếu được thực thi, sẽ tăng đáng kể năng lực chiến đấu của Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Xanh không đề cập đến thay đổi về giới hạn tầm bay của tên lửa Hàn Quốc, hiện vẫn trong phạm vi 800 km.
Bên cạnh đó Washington cũng đã đưa ra các đề xuất tại Hội đồng Bảo an LHQ để nhanh chóng vạch ra những "biện pháp mạnh nhất" phản ứng lại Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của quốc gia này.(Tuoitre)
----------------------------
Nghi vấn máy bay Yak-130 rơi tại Myanmar
Theo Reuters, ngày 5/9, một chiếc máy bay huấn luyện thế hệ mới của Myanmar đã bị mất tích khi thực hiện bài bay huấn luyện cho phi công.
Hãng tin Anh dẫn thông báo của Không quân Myanmar cho biết, chiếc máy bay huấn luyện này rời thị trấn Pathein, miền Tây Nam Myanmar vào sáng 5/9, và mất liên lạc vào 9h18 cùng ngày. Hiện lực lượng cứu hộ đã được triển khai để tìm kiếm chiếc máy bay này.
Dù Không quân Myanmar không cho biết chiếc máy bay nào mất tích cũng như số người trên chiếc máy bay này nhưng chỉ với thông tin máy bay huấn luyện thế hệ mới có thể thấy, gần như chắc chắn đây là 1 trong 3 chiếc Yak-130 đầu tiên mới được Nga chuyển giao hồi năm 2016 theo hợp đồng ký kết trước đó không lâu.
Và nếu thông tin này được xác nhận thì đây là vụ tai nạn thứ 4 trong vòng chưa đầy 3 tháng qua của dòng máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 hiện đại hàng đầu thế giới do Nga sản xuất này.
Vụ tai nạn gần đây nhất xảy ra với dòng máy bay này vào tháng 7/2017 trong lực lượng Không quân Bangladesh (BAF). Vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn miền Đông nam Bangladesh. Trang bdnews24 dẫn nguồn tin BAF cho biết, dù chiếc máy bay bị hư hại hoàn toàn nhưng cả 2 phi công trên máy bay đã kịp thời nhảy dù khỏi máy bay an toàn.
Theo Nur Islam - trợ lý Giám đốc phòng quan hệ công chúng (ISPR) thuộc Quân đội Bangladesh, chiếc máy bay Yak-130 bị rơi vừa được đưa vào hoạt động trong lực lượng BAF năm 2015.
Ngay khi vụ tai nạn xảy ra, một cuộc điều tra đã tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn. Đây được xem là vụ tai nạn thứ 2 liên quan tới dòng máy bay Yak-130 tại châu Á và là vụ thứ 4 trong vòng chưa đầy 3 tháng qua.
Được biết, trong khi bay huấn luyện hôm 21/6, hai máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 của Nga đã bất ngờ gặp nạn ở Armavir và Borisoglebsk.
Theo đó, vụ tai nạn đầu tiên xảy ra với chiếc Yak-130 thuộc Trường Không quân ở Armavir khi chiếc máy bay này đang thực hành bay. Trong khi đó, một chiếc Yak-130 khác thuộc đơn vị Không quân ở Borisoglebsk cũng gặp sự cố tương tự khi cố hạ cánh xuống đường băng.
Theo Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự quốc tế, trong năm 2016, Nga cũng đã chuyển giao cho Myanmar 3 chiếc Yak-130 đầu tiên.
Hợp đồng quân sự này tiếp tục được thực hiện trong năm 2017 và theo kế hoạch, vào năm 2018 tới, Nga vẫn tiếp tục cung cấp loại máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến này cho Myanmar.
Việc Nga bàn giao Yak-130 cho Myanmar được coi là thần tốc bởi thương vụ này chính thức được 2 bên ký kết vào ngày 22/6/2015 giữa công ty hàng không Irkut của Nga và Không quân Myanmar mang số hiệu P/1510411150511.
Như vậy, Myanmar đã chính thức trở thành khách hàng thứ 4 của loại máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến nhất của Nga sau Algeria, Belarus và Bangladesh. (ĐVO)
-------------------------
Trung Quốc diễn tập bắn hạ tên lửa gần Triều Tiên
Quân đội Trung Quốc ngày 5.9 tập trận chống tên lửa tại vùng biển phía tây Hoàng Hải trong động thái được cho là lời cảnh báo CHDCND Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần 6.
Trang tin 81.cn của quân đội Trung Quốc đưa tin cuộc tập trận diễn ra vào đầu ngày 5.9 tại vịnh Bột Hải, phía tây của Hoàng Hải ngăn cách Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Một đơn vị tên lửa trên bộ thuộc không quân Trung Quốc được cho là đã bắn hạ "những tên lửa đang bay đến trong cuộc tấn công bất ngờ" ngay trong loạt bắn đầu tiên. Đây là lần thứ 3 Trung Quốc tập trận tại vịnh Bột Hải kể từ cuối tháng 7.
Chuyên gia quân sự Lý Kiệt ở Bắc Kinh nhận định với tờ South China Morning Post rằng đây là câu trả lời của Trung Quốc đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 3.9. Ông Lý cũng cho hay việc Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng cho thấy nước này đã chuẩn bị sẵn sàng và có thể ngăn chặn bất cứ sức mạnh nào đe dọa sự ổn định trong khu vực.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Chu Thần Minh thuộc Viện nghiên cứu phòng thủ và chiến lược Knowfar (Trung Quốc) đánh giá “cuộc tập trận lần này, diễn ra ngay sau cuộc diễu binh ở vùng Nội Mông (hồi cuối tháng 7), cho thấy vũ khí Trung Quốc đã sẵn sàng để sử dụng trong chiến tranh”.
Ông Chu nhận xét cuộc tập trận cũng là tín hiệu cảnh báo đến Mỹ rằng không nên tiến quá gần đến Hoàng Hải.
Nhà nghiên cứu này còn dự đoán quân đội Trung Quốc sẽ tập trận nhiều hơn tại đây để đáp trả việc Triều Tiên thử hạt nhân và Hàn Quốc tập trận quân sự.(Thanhnien)
---------------------
Bị thay thế, CIWS Mỹ vẫn đánh bại tên lửa hành trình
Dù đang dần bị thay thế bằng hệ thống hiện đại hơn nhưng hệ thống Phalanx CIWS trên chiến hạm Mỹ vẫn đủ sức đánh bại tên lửa hành trình.
Theo giới thiệu của Hải quân Mỹ, Phalanx chuyên dùng để bắn hạ những tên lửa do chiến hạm hay máy bay địch bắn, đã xuyên qua được hàng rào phòng thủ bên ngoài của hạm đội, đang bay đến gần chiến hạm.
Khi phát hiện tên lửa địch tới gần, Phalanx sẽ tự động điều khiển hệ thống, theo dõi và nhắm vào mục tiêu.
Phalanx có tốc độ bắn kinh hoàng với khoảng 4,000 phát/phút để tạo một hàng rào thép chặn đường bay và tiêu diệt các tên lửa của đối phương truớc khi bắn trúng chiến hạm.
Đại diện của hãng Raytheon (Mỹ) cho biết, hệ thống vũ khí cận phòng này còn có thể trang bị cho các xe chiến đầu của lực lượng Lục quân.
Ngoài việc phòng thủ tên lửa, Phalanx còn có chức năng tấn công vào cả các máy bay tầm thấp.
Tuy nhiên, theo Hải quân Mỹ, dù vẫn đủ năng lực đánh bại những tên lửa hành trình nhưng hệ thống Phalanx CIWS đang dần trở nên lạc hậu trong chiến tranh hiện đại. Vì vậy, thay thế Phalanx bằng hệ thống hiện đại hơn SeaRAM là điều rất cần thiết lúc này.
Phát biểu sau một cuộc thử nghiệm SeaRAM hồi tháng 4/2017, Chỉ huy tàu USS Porter Andria Slough cho biết:
"Việc chiến hạm Mỹ được tiếp nhận thêm hệ thống vũ khí hiện đại này là rất đáng hoan nghênh. Đây là kết quả của việc hợp tác giữa nhiều cơ quan khác nhau cả ở trên biển và trên đất liền nhằm đảm bảo rằng, chúng tôi có thể tiếp nhận những loại vũ khí đúng vào thời điểm mà chúng tôi cần".
Cùng với thử nghiệm thành công, Hải quân Mỹ cũng đã công khai cho biết, hệ thống phòng thủ tầm gần SeaRAM sẽ được Mỹ ưa tiên lắp đặt cho chiến hạm Aegis nước này đang triển khai tại căn cứ hải quân Rota ở Tây Ban Nha, châu Á - Thái Bình Dương để tăng cường khả năng cận chiến cho hạm đội này.
Theo những thông tin được công bố, SeaRAM được hãng Raytheon phát triển dựa trên hệ thống hệ thống pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS. Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS.
SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 được Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 cho tới nay.
Khác với SeaRAM, người tiền nhiệm của nó là RIM-116 được trang bị tới 21 tên lửa đất đối không và có kích thước lớn hơn khá nhiều, tuy nhiên nó lại không sử dụng hệ thống radar hoặc hệ thống dẫn dẫn đường quang hồng ngoại được tích sẵn như trên SeaRAM.
Các tên lửa đối không của RIM-116 hay SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
Tầm bắn hiệu quả của RIM-116 lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau.(ĐVO)