Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Việt Nam Phân tích chỉ ra tử huyệt của hải quân Trung Quốc ở biển Đông
Tin thế giới đáng chú ý chiều 10-09-2017
- Cập nhật : 10/09/2017
Mưu đồ gì phía sau việc Israel tấn công Syria?
Việc Israel tấn công cơ sở vũ khí của Syria và việc LHQ công bố kết quả điều tra vũ khí hoá học Syria dù tách biệt, song rất đồng điệu...
Cáo buộc Damascus sản xuất vũ khí hoá học, cung cấp cho Hezbollah
The Guardian ngày 7/9 cho hay, chính quyền Israel đã xác nhận các máy bay của quân đội Israel đã ném bom một cơ sở của chính phủ Syria ở phía tây bắc nước này, được cho là có liên quan đến chương trình vũ khí hoá học của Tổng thống Al-Assad.
Cuộc không kích của quân đội Israel nhắm vào Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học, gần thị trấn Masyaf của Syria. Theo tình báo phương Tây thì trung tâm này có liên quan mật thiết với chương trình vũ khí hóa học của Syria.
"Các máy bay chiến đấu của Israel lúc 2h42 sáng đã bắn một số tên lửa từ không phận Li-băng, nhắm vào một vị trí quân đội Syria, gần Masyaf, dẫn đến thiệt hại vật chất và giết chết hai người trong khu vực", báo cáo của quân đội Israel nêu rõ.
Theo Tel Aviv, đây là lời cảnh báo về "hậu quả nguy hiểm của những hành động thù địch đối với an ninh và ổn định khu vực", của những chương trình vũ khí đặc biệt mà chính quyền Damascus đang theo đuổi.
Phe đối lập Syria thì cho hay, có 4 máy bay chiến đấu của Israel đã tham gia cuộc tấn công này. Đài quan sát Syria về Nhân quyền đã xác định mục tiêu là cơ sở al-Talai, địa điểm từng bị trừng phạt của Mỹ vì vai trò của nó đối với chương trình vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Syria.
Cựu lãnh đạo tình báo quân đội Israel Amos Yadlin cho biết cuộc tấn công nhắm vào một trung tâm khoa học quân sự của Syria. Bởi "cơ sở tại Masyaf cũng sản xuất vũ khí hóa học và các thùng thuốc nổ đã giết hàng ngàn thường dân Syria".
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Israel Yaakov Amidror thì cho rằng thực tế mục tiêu mà các may bay Isarel tấn công là một cơ sở quân sự của Syria đã được nâng lên ở một cấp độ mới.
"Tôi biết quy trình tổ chức và hoạt động của cơ sở này. Trong nhiều năm, nó đã là một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển của Syria dành cho các hệ thống vũ khí bao gồm cả vũ khí hóa học... và vũ khí đã được chuyển tới cho Hezbollah".
Còn cựu lãnh đạo không quân Israel Amir Eshel thì nhắc lại rằng đó là lý do Israel đã tiến hành những cuộc không kích vào các đoàn tàu có vũ trang và trang thiết bị, vũ khí liên quan đến Hezbollah, một đồng minh của Assad.
"Theo những tuyên bố gần đây, Israel đã cáo buộc Iran đang tìm cách cùng với chính phủ ở Syria và Li-băng tiến hành xây dựng một nhà máy sản xuất vũ khí, giúp cho Assad tiếp tục nắm lợi thế trong cuộc nội chiến", The Guardian tường thuật.
Tuy nhiên, theo cựu cố vấn an ninh quốc gia của Israel Yaakov Amidror, lý do duy nhất cho cuộc tấn công của Israel là hệ thống cơ sở sản xuất vũ khí của Syria cung cấp cho Hezbollah, nhằm chống phá nhà nước Do Thái.
Israel và Mỹ tính toán gì?
Cùng với Mỹ, Israel luôn cho rằng Syria vẫn còn sở hữu vũ khí hoá học và sử dụng nó cho các cuộc tấn công quân sự của mình. Giới tình báo Isarael tin rằng Damascus đã cất giấu hàng tấn vũ khí hoá học sau khi chương trình tiêu huỷ được thực hiện.
Nay Tel Aviv còn cho rằng Damascus nghiên cứu sàn xuất vũ khí hoá học và cung cấp cho Hezbollah. Cáo buộc như vậy, ngoài việc hợp thức hoá các cuộc tấn công quân sự đối với Syria, thực sự Israel và Mỹ còn tính toán gì?
Thứ nhất, cùng với Mỹ và phương Tây, nhà nước Do Thái quyết xoá bỏ mọi thành quả trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như trong cuộc nội chiến của chính quyền Syria. Đơn giản là gắn chiến thắng của Assad với vũ khí giết người hàng loạt.
Việc tấn công của Israel diễn ra đồng thời với việc công bố của LHQ về vũ khí hoá học Syria thể hiện sự đồng điệu
Không phải ngẫu nhiên mà quân đội Israel thực hiện tấn công nơi được cho là nghiên cứu sản xuất vũ khí hoá học của Syria đồng thời với thời điểm diễn ra việc công bố của Uỷ ban Liên lạc LHQ về Syria, cho rằng chính quyền Syria có sử dụng 27 lần vũ khí hoá học trong cuộc nội chiến.
Điều đặc biệt nguy hiểm là từ tháng 3/2017 đến tháng 7/2017 Damascus bị cho là vẫn tiến hành thực hiện tấn công bằng khí hoá học, ngay cả khi Mỹ đã phóng tên lửa Tomahawk trừng phạt. Nếu các nhà điều tra không tìm ra bằng chứng cất giữ vũ khí hoá học thì Israel đã có bằng chứng về nghiên cứu sản xuất của Syria.
Giới phân tích cho rằng, việc đề nghị thanh sát toàn diện chương trình vũ khí và vũ khí hoá học của Syria có thể sẽ được nêu lên nay mai, khi cuộc chiến chống khủng bố đến hối quyết định và cuộc nội chiến bước vào giai đoạn hoà giải.
Mỹ và phương Tây không còn kêu gọi Tổng thống Assad ra đi, song việc để ông yên vị là khó có thể chấp nhận đối với họ. Do vậy, thanh sát vũ khí hoá học rồi tiễn ông đi bằng con đường này là tiện đôi đường: xoá Assad và giành công cho phe đối lập.
Thứ hai, Israel quyết tâm xoá xổ hoàn toàn Hezbollah. Israel đang tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong vòng 19 năm qua biên giới phía Bắc, với hàng chục ngàn binh lính. Cuộc tập trận được mô tả như là một buổi diễn tập chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong tương lai với Hezbollah.
Theo The Guardian, ngay cả trước khi cuộc nội chiến tại Syria nổ ra, trung tâm al-Talai đã nằm trên tầm ngắm của radar Israel. Giám đốc phòng chống khủng bố của Hội đồng an ninh quốc gia Israel kêu gọi phá hủy trung tâm này vào năm 2010, với cáo buộc nó đã cung cấp vũ khí cho Hezbollah và Hamas.
Nay Tel Aviv khẳng định trung tâm trở thành nơi nghiên cứu, sản xuất và cung cấp vũ khí cho Hezbollah, trong đó có cả vũ khí hoá học, thì đương nhiên đây sẽ là nơi không thể tồn tại để có thể đe doạ sự tồn vong của nhà nước và dân tộc Do Thái.
Chỉ có điều, khi gắn với vũ khí hoá học thì quân đội Do Thái quyết xoá bỏ hoàn toàn nhóm du kích này chứ không chỉ còn là tiến hành một cuộc chiến tranh Israel - Hezbollah thông thường như “cuộc chiến Một tháng” năm 2006 nữa.
Thứ ba, Israel muốn cột cả Nga và Iran vào chương trình nghiên cứu, sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp của Syria, từ đó làm giảm vị thế và vai trò của các lực lượng bảo trợ quan trọng nhất của chính quyền Damascus.
Khi Israel tấn công Syria vì "những viên đạn lạc", điều đó có thể không khiến Nga phải lên tiếng, song khi Israel tấn công Syria vì nghiên cứu, sản xuất và cung cấp vũ khí hoá học thì Moscow không thể im lặng hoặc lằm ngơ mãi được.
Và chỉ cần Moscow lên tiếng thì việc thanh sát vũ khí hoá học của Syria sẽ được đề xuất. Mỹ và phương Tây có thể không làm giảm nhịp độ cuộc chiến chống khủng bố của liên minh Nga – Syria – Iran – Hezbollah, mà họ lấy việc thanh sát vũ khí hoá học để biến công của Nga và đồng minh thành công cốc.
Khi đó Iran mắc vào cả vấn đề vũ khí hạt nhân và vũ khí hoá học của Syria, và đương nhiên sẽ phải chịu gia tăng biện pháp trừng phạt, Nga thì bị lên án là bao che cho Assad, sử dụng việc tấn công khủng bố để che lấp mục đích thật sự của mình.
Có thể thấy rằng, việc Israel tấn công Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học của Syria và việc Uỷ ban Liên lạc LHQ công bố kết quả điều tra vũ khí hoá học của Syria dù hoàn toàn tách biệt, song thực ra nó diễn ra rất đồng điệu và không thể thiếu bàn tay của một đạo diễn ở phía sau. (Ngọc Việt - ĐVO)
---------------------
Đức phát hiện danh sách 5.000 người có thể trở thành mục tiêu tấn công
Nhà chức trách Đức vừa phát hiện một danh sách gồm 5.000 người, trong đó có 100 chính trị gia, có thể trở thành mục tiêu bị tấn công.
Cảnh sát phong tỏa bên ngoài một tòa nhà ở Berlin trong chiến dịch truy quét khủng bố. Ảnh: EPA/TTXVN
Báo Thế giới của Đức ngày 8/9 dẫn lời giới chức nước này cho biết đã phát hiện danh sách trên khi khám xét nhà riêng và nơi làm việc của 2 nghi can khủng bố tại thành phố Rostock, thuộc bang Mecklenburg-Vorpommern, miền Đông nước Đức hôm 28/8. Một trong hai nghi can là một cảnh sát đã bị đình chỉ công tác.
Đối tượng này được cho là đã sử dụng máy tính ở nơi làm việc để tìm kiếm địa chỉ những người có quan điểm đối lập với chúng.
Cả hai đối tượng nêu trên bị nghi lên kế hoạch bắt cóc và sát hại các chính trị gia có quan điểm khác biệt với chúng về vấn đề người nhập cư.
Trong khi đó, Văn phòng công tố liên bang Đức cho biết 2 nghi can đã chuẩn bị sẵn thực phẩm, đạn dược cùng kế hoạch tấn công do lo ngại chính sách người tị nạn của chính quyền Đức sẽ làm đất nước kiệt quệ.
Các chính trị gia nằm trong danh sách của hai đối tượng trên thuộc nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) theo đường lối bảo thủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel.(TTXVN)
-----------------------------
Một tuần 9 lần Nga xuất kích chặn tiêm kích Mỹ
Máy bay Nga đã xuất kích tổng cộng 9 lần trong vòng 1 tuần qua để tiến hành đánh chặn các máy bay của Mỹ và NATO.
TASS ngày 8/9 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong 7 ngày qua, Nga đã 9 lần phải điều máy bay để ngăn chặn các máy bay nước ngoài xuất hiện ở gần biên giới Nga tại biển Baltic.
Trong báo cáo thống kê hàng tuần vào ngày 8/9, Bộ Quốc phòng Nga cho hay, 30 máy bay nước ngoài tiến hành giám sát trên không gần biên giới Nga trong suốt tuần qua.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, tất cả hành động vi phạm không phận Nga đều đã bị ngăn chặn.
Hôm 2/9, tức vào cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo, lực lượng phòng không của nước này đã phát hiện ra 24 máy bay do thám lạ xuất hiện gần không phận chỉ trong vòng 1 tuần ở khu vực Baltic, trong đó có 8 lần máy bay của lực lượng phản ứng nhanh buộc phải xuất kích để cảnh báo.
Nga hiện đã lên tiếng giải thích rằng, mọi chuyến bay của không quân Nga tại khu vực Baltic hay bất kì nơi nào trên thế giới đều được tiến hành theo luật pháp quốc tế và không vi phạm không phận của nước khác.
Các quốc gia Baltic bao gồm Latvia, Estonia và Lithuania không sở hữu các phương tiện tuần tra trên không.
Do đó, kể từ khi gia nhập NATO năm 2004, không phận của 3 quốc gia này đã được các thành viên khác của NATO luân phiên bảo vệ.
Từ đầu tháng 5, việc tuần tra khu vực Baltic được thực hiện bởi 4 máy bay F-16 của Ba Lan nhưng đến 1/9, nhiệm vụ này đã được trao lại cho 7 máy bay F-15 của Mỹ.
Nhiệm vụ tuần tra của Mỹ sẽ kéo dài đến cuối năm nay.
Tuy vậy, trên thực tế, kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, thêm nhiều tiêm kích F-15 và cường kích A-10 của Mỹ đã được triển khai đến các căn cứ quân sự tại châu Âu nhằm răn đe Nga.
Vào hôm 23/8, không quân Mỹ tại châu Âu cho biết, thêm 6 máy bay F-15 từ căn cứ ở Lousiana và Florida cũng đã được triển khai đến Iceland để tham gia một sứ mệnh do thám hỗ trợ NATO diễn ra thường niên.
Thời điểm này, Nga đang tiến hành hai cuộc tuần tra ở nước ngoài- tại Ba Lan, thực hiện theo Hiệp ước Bầu trời mở và tại Séc - theo Văn kiện Vienna năm 2011 về các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh ở châu Âu.
Sau đó, 4 cuộc tuần tra quân sự của nước ngoài cũng được tiến hành trên lãnh thổ Nga.(ĐVO)