Trung Quốc trình làng phiên bản MiG-21 nâng cấp cực lạ; Lý do khiến Trung Quốc muốn khẳng định vai trò tại Trung Đông; Chuẩn Đô đốc Mỹ vạch phương án phá hủy vũ khí hạt nhân Triều Tên; Cảnh báo lạnh người về nguy cơ bụi phóng xạ từ Triều Tiên
Tin thế giới đáng chú ý sáng 07-11-2017
- Cập nhật : 07/11/2017
Tham vọng ứng dụng siêu pháo điện từ của Trung Quốc
Không chỉ ứng dụng trên chiến hạm đa năng thế hệ mới, Trung Quốc còn có tham vọng ứng dụng pháo điện từ trong nhiều binh chủng của quân đội nước này.
Theo Tướng Mã Vĩ Minh của Quân đội Trung Quốc, trong tương lai, hải quân nước này sẽ được những chiến hạm đa năng hoàn toàn mới cả về thiết kế lẫn vũ khí trang bị.
Chiến hạm đa năng sẽ vứt bỏ hệ thống vũ khí truyền thống bao gồm tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không và ngư lôi, mà chuyển sang sử dụng tổ hợp pháo điện từ cộng vũ khí laser. Vị tướng này cho biết, ưu điểm của pháo điện từ và vũ khí laser không cần phải nói nhiều vì nó quá hoàn hảo.
Để thực hiện tham vọng của mình, hiện các giáo sư, các chuyên gia cấp cao của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã bắt tay vào phát triển chương trình nghiên cứu chế tạo pháo điện từ và đưa ra 6 thuận lợi, 4 ứng dụng của loại vũ khí này.
Dưới đây là một số phân tích của Trung Quốc về "giấc mơ" pháo điện từ: 6 Thuận lợi Thứ nhất: Tốc độ rất lớn, độ chính xác tương đối cao, động năng đầu đạn mạnh mẽ. Thời gian đầu đạn bay tới khu vực sát thương ngắn và mục tiêu bị phá hủy trực tiếp.
Thứ hai: Nếu như một con tàu chỉ mang được 70 tên lửa, thì khi trang bị pháo điện từ rãnh ray số lượng đạn sẽ lên đến vài trăm. Đầu đạn của pháo điện từ có kích thước 120 mm, nhỏ hơn 8-10 lần so với đầu đạn tương truyền thống ở cỡ nòng tương tự, do đó, có thể tăng đáng kể số lượng đạn trên tàu.
Bên cạnh đó, trọng lượng pháo, đạn nhỏ sẽ giảm trọng tải trên hệ thống đảm bảo kỹ thuật và hậu cần. Thứ ba: Đầu đạn ổn định trong khi bay, cân bằng và dễ kiểm soát và nó có quỹ đạo chính xác cao, gần như hoàn hảo.
Thứ tư: Pháo điện từ có khả năng ngụy trang cao, khi bắn không tạo ra khói, lửa và không có sóng xung kích, do đó, vị trí bắn rất an toàn. Thứ năm: Pháo điện từ có thể dễ dàng tùy chỉnh công suất để điều chỉnh cự ly tấn công. Thứ sáu: Vũ khí này có đầu đạn rẻ hơn 10 lần hơn so với việc sử dụng các loại bom đạn thông thường.
Việc nghiên cứu chế tạo loại đạn này chỉ vừa mới được tiến hành nhưng trong tương lai nó hứa hẹn sẽ là phương tiện chiến đấu hiệu quả. 4 ứng dụng Thứ nhất: Pháo điện từ có thể sử dụng để phòng thủ chống tên lửa từ không trung và có thể đảm bảo tiêu diệt các vệ tinh và tên lửa đẩy ở quỹ đạo thấp.
Thứ hai: Pháo điện từ có thể trở thành một phần của pháo binh chiến trường, tăng đáng kể tầm sát thương mục tiêu lên đến 150 km. Thứ ba: Pháo này có thể trở thành vũ khí chống tăng hiệu quả.
Việc thử nghiệm của Mỹ đã chứng tỏ, đầu đạn điện từ cỡ nòng 25mm và nặng 50g có thể đạt tốc độ 3 km/s, đảm bảo khả năng xuyên giáp cao. Thứ tư: Trong tương lai pháo điện từ phòng không có thể thay thế tên lửa phòng không, cũng như có thể sử dụng để đánh chặn tên lửa chống tàu tầm xa.
Dù Trung Quốc có tuyên bố đầy ấn tượng về vũ khí công nghệ cao nhưng theo nhận định của trang Tạp chí quốc phòng The National Interest, hiện chương trình pháo điện từ này vẫn đang nằm trên giấy mà chưa có bất cứ tiến triển gì trong mấy năm bắt tay phát triển.(baodatviet)
---------------------
Mỹ chi 1.200 tỷ USD mài sắc “bộ ba hạt nhân“
Theo Defense News, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ công bố một bản danh sách, Mỹ sẽ cần đến 1.200 tỷ USD kể từ năm 2017 đến năm 2046. trong đó, 800 tỷ USD để vận hành và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, 400 tỷ để hiện đại hóa các lực lượng hiện có.
Những các hệ thống trong bộ ba vũ khí chiến lược “răn đe hạt nhân” sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa là đóng những tàu ngầm mới thay thế cho tàu ngầm hạt nhân lớp; Phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 của Không quân Mỹ, yêu cầu thiết kế một máy bay ném bom chiến lược có khả năng tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân; Phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III và tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân mới LRSO (Long-Range Stand-Off).
Hiện nay, Cơ quan An ninh hạt nhân Quốc gia, một nhóm chuyên gia bán độc lập thuộc Bộ Năng lượng, đang sử dụng một khoản ngân sách đáng kể thực hiện chương hiện đại hóa các đầu đạn hạt nhân khác nhau, trang bị cho hệ thống các phương tiện mang khác nhau của Lầu Năm Góc. Lầu Năm Góc cũng đang có chương trình đầu tư vào hiện đại hóa cơ cấu tổ chức chỉ huy và kiểm soát, cần thiết cho việc nâng cao năng lực tác chiến của bộ ba “răn đe hạt nhân”.
Phân bổ các khoản chi ngân sách cho việc duy trì và hiện đại hóa hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược trong 30 tới được tính như sau:
25 tỷ USD cho công tác bảo đảm hoạt động, duy trì và hiện đại hóa các hệ thống phương tiện mang hạt nhân chiến thuật, đó là các máy bay chiến đấu có khả năng mang vũ khí hạt nhân tầm gần và những vũ khí được trang bị.
445 tỷ USD cho tổ hợp các phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất đảm bảo cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí hạt nhân, hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến, hệ thống truyền thông hệ thống cảnh báo sớm, cho phép các lực lượng hạt nhân luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và đảm bảo an toàn cho các lực lượng hạt nhân".
772 tỷ USD cho đảm bảo "duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên hiện đại hóa các hệ thống mang - phóng và vũ khí hạt nhân chiến lược, đó là các máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo, hành trình và tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân; các loại đầu đạn hạt nhân mà các phương tiện mang được trang bị; duy trì và hiện đại hóa trạm nguồn - lò phản ứng hạt nhân cho các tàu ngầm".
Trong lĩnh vực vũ khí đặc thù, CBO ước tính 313 tỷ USD dành chi cho tàu ngầm năng lượng hạt nhân, 149 tỷ USD cho tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, 266 tỷ USD được dành cho máy bay ném bom chiến lược và 44 tỷ USD cho các hệ thống phụ trợ khác. Theo CBO, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ được chi phí khoản ngân sách 890 tỷ USD và 352 tỷ USD dành cho cho Bộ Năng lượng.
Đây là tầm nhìn chi phí ngân sách 30 năm đầu tiên cho lực lượng hạt nhân chiến lược trong khoảng thời gian 3 năm nghiên cứu,nhận xét và đánh giá. Tháng 02.2017, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố gói dự toán ngân sách 10 năm cho việc duy trì và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân có trị giá 400 tỷ USD kể từ năm 2017 đến năm 2026.
Trong bản báo cáo, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đưa ra kết luận, việc nâng cấp và duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống hiện tại mà không cần hiện đại hoá chúng sẽ làm giảm chi phí dự tính trong vòng 30 năm xuống khoảng 50%. Nhưng Lầu Năm Góc kiên quyết bác bỏ một ý tưởng như vậy, khẳng định hệ thống vũ khí hạt nhân chiến lược này đang lão hóa và sẽ không có khả năng răn đe hiệu quả trong hai thập kỷ tới.
Một vấn đề lớn đang hiển diện trong bản báo cáo của CBO là liệu chính quyền tổng thống Donald Trump sẽ thay đổi chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ đến thời điểm này, dựa trên kết quả của công tác Đánh giá hiện trạng hệ thống hạt nhân, hiện đang được Nhà trằng tiến hành.
Nếu chính quyền ông Trumo quyết định phát triển các công nghệ mang tính chiến lược mới hoặc tập trung phát triển một phương tiện mang chiến lược thay thế cho bộ ba “răn đe hạt nhân”, quyết định này có thể làm thay đổi khoản ngân sách dành cho các lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược thay đổi.
Mặc dù khoản ngân sách dự toán thực sự rất lớn, nhưng con số 1.200 tỷ USD chỉ chiếm 6% tổng chi phí ước tính dành cho quốc phòng trong giai đoạn 30 năm tới, điều đó cho thấy việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược là điều cần thiết và thực sự hiệu quả.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cho biết: "Trên cơ sở điều chỉnh ngân sách hàng năm dựa trên thực trạng vũ khí trang bị, tỷ lệ này sẽ thay đổi đáng kể, tăng từ 5,5% trong năm 2017 lên khoảng 8% vào cuối những năm 2020 đến đầu những năm 2030, giảm xuống khoảng 4,5% trong những năm 2040".
Khoản ngân sách không rõ ràng hiện đang là một thách thức lớn với Lực lượng Không quân Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM, tên lửa đạn đạo tầm gần và tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân.
Dự toán ngân sách cho lĩnh vực vũ khí chiến lược tăng lên cùng với chi phí đắt đỏ dành cho sự phát triển máy bay F-35 Joint Strike Fighter và KC-46A đã khiến lực lượng Không quân Mỹ phải chịu nhiều chỉ trích về những khoản chi không hiệu quả và đối mặt với nguy cơ cắt giảm ngân sách trên các lĩnh vực khác. (Viettimes)
--------------------------
Hạ thủy tàu "khủng" xây đảo, Trung Quốc "trêu ngươi" ông Trump
Trung Quốc đã cho hạ thủy một chiếc tàu xây đảo nhân tạo mới ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh; Trung Quốc muốn loại bỏ tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông là những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông.
Trung Quốc hạ thủy tàu xây đảo nhân tạo mới
Trung Quốc đã cho hạ thủy một chiếc tàu xây đảo nhân tạo được nước này mệnh danh là "thần kỳ" ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Bắc Kinh. Động thái này cho thấy, Trung Quốc vẫn không ngừng bành trướng mở rộng chủ quyền trái phép ở Biển Đông.
Theo Financial Times, chiếc tàu nạo vét lớn nhất châu Á của Trung Quốc mang tên Thiên Côn Hiệu, được hạ thủy tại một cảng ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 3/11 để chạy thử. Thiên Côn Hiệu sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm tới cùng với chiếc tàu của Công ty Nạo vét Thiên Kinh. Đây là con tàu chịu trách nhiệm nạo vét trái phép phần lớn diện tích trên Biển Đông mà Trung Quốc triển khai trong những năm qua.
Thiên Côn Hiệu có khả năng đào được 6.000 m3 đất/giờ, khối lượng tương đương với gần ba bể bơi Olympic. Với chiều dài 140m, chiếc tàu mới có kích thước lớn hơn chiếc tàu của công ty Thiên Kinh.
Tàu Thiên Côn Hiệu còn có khả năng đào ở độ sâu 35 m. Sau khi nghiền nát đá và cát được nạo vét trước đó thành bùn, Thiên Côn Hiệu có thể tự động phóng lượng bùn này đi xa 15 km. Đây là khoảng cách phóng xa nhất đối với một tàu nạo vét hiện nay trên thế giới.
Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt tàu nạo vét để xây dựng các đảo nhân tạo chiến lược nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền đơn phương trên 85% diện tích Biển Đông.
Giai đoạn từ năm 2013 đến giữa năm 2016 là khoảng thời gian Trung Quốc triển khai các hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép rầm rộ nhất. Theo đó, Trung Quốc đã xây 7 đảo nhân tạo và cải tạo 2.000 mẫu đất đồng thời xây dựng các sân bay, căn cứ tên lửa và hệ thống radar.
Hồi năm ngoái, Bắc Kinh dường như đã cho dừng hoạt động nạo vét quy mô lớn. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ thủy tàu Thiên Côn Hiệu cho thấy, nước này vẫn không ngừng quyết tâm bá chủ Biển Đông.
Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông. Về phần mình, Bắc Kinh vẫn một mực khẳng định hoạt động xây đảo nhân tạo chỉ phục vụ mục đích hòa bình.
Mối quan hệ Trung – Mỹ từng nhiều lần rơi vào sóng gió liên quan tới vấn đề chủ quyền Biển Đông. Nhiều khả năng trong chuyến thăm 2 ngày tới Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 8/11 tới, Tổng thống Trump sẽ đề cập vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong thời gian qua, Mỹ cũng đã tiến hành hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo "quyền tự do hàng hải" trên Biển Đông nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý và hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.
Gần đây nhất, hôm 10/10, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Chafee của hải quân Mỹ đã thực hiện tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Reuters dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho hay, sự xuất hiện của tàu Chafee là nhằm thách thức "tuyên bố hàng hải mở rộng " của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc muốn loại Mỹ khỏi Biển Đông
Hồi tuần trước, Trung Quốc và một số thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức cuộc tập trận cứu hộ hàng hải có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Chia sẻ với Sputnik, chuyên gia Dmitry Mosyakov tại Viện Nghiên cứu định hướng cho rằng, việc Trung Quốc tổ chức tập trận chung với ASEAN đúng dịp tổ chức này kỷ niệm 50 năm thành lập cho thấy, Bắc Kinh đang nỗ lực hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Cũng theo ông Mosyakov, hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 31 được tổ chức tại Philippines vào tháng này sẽ đánh dấu một cấp độ đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.
"Trung Quốc hiểu rằng mục đích cuối cùng của Mỹ là biến các nước Đông Nam Á trở thành đồng minh. Do đó, Bắc Kinh đang có những nỗ lực ngăn chặn hành động của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang thể hiện khả năng sẵn sàng hợp tác và cùng đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề lớn trong khu vực", ông Mosyakov nói.
Ông Mosyakov nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh căng thẳng xung đột trên Biển Đông đang có dấu hiệu lắng dịu, Trung Quốc muốn thỏa hiệp với các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển chiến lược này.
Cụ thể, theo ông Mosyakov, Trung Quốc dường như đang có dấu hiệu nhân nhượng để các bên tiến tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các nước ASEAN. Hay như việc Trung Quốc đã cho phép các ngư dân Philippines quay trở lại đánh bắt tại ngư trường trong bãi cạn Scarborough.
Cuộc diễn tập cứu hộ hàng hải được Trung Quốc tiến hành với các nước Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei diễn ra hôm 31/10. Cuộc tập trận này giả định một chiếc tàu chở khách của Trung Quốc va chạm với tàu chở hàng của Lào ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc với sự tham gia cứu hộ của 1.000 nhân viên trên 20 chiếc tàu và 3 trực thăng.(Infonet)
-----------------------
5 vũ khí răn đe cả Trung Đông của Israel
Công nghệ quốc phòng hiện đại là thế mạnh của Israel nên không quốc gia nào muốn chiến tranh với Israel, kể cả các cường quốc.
Theo NIO, từ năm 1948 (thậm chí trước nữa) Israel là quốc gia rất quan tâm tới nguồn lực cho lực lượng vũ trang. Việc tạo ra các chiến binh, như lính đánh bộ, thủy thủ, hay phi công đều rất bài bản. Nó không chỉ đơn giản là lòng yêu nước, sự nhiệt tình hay năng lực mà còn có sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiết bị.
Từ năm 1948, nhà nước Israel đã tạo dựng được một hệ thống quân sự hiệu quả, nó được xây dựng trên nền tảng quân đội độc lập, được trang bị các vũ khí của Thế chiến thứ II, Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) đã đạt được những thành công đáng kể.
Từ thập niên 60 và 70 ở thế kỷ trước, Israel bắt đầu chú trọng phát triển công nghệ quân sự riêng, đồng thời tận dụng tối đa thành tựu công nghệ thế giới.
Kết quả ngày nay, Israel tự hào là một trong những “kho dự trữ quân sự tiên tiến nhất hành tinh” và có lực lượng quốc phòng hùng hậu hàng đầu thế giới.
Theo Nationalinterest, 5 hệ thống vũ khí dưới đây làm cho Israel quốc gia quân sự hùng mạnh không quốc gia nào muốn tuyên chiến hay đối đầu với Israel.
1. Merkava
Xe tăng Merkava gia nhập IDF từ năm 1979, thay thế dần những chiếc xe nước ngoài đã được nâng cấp (gần đây nhất là xe nhập từ Anh và Mỹ) đã được sử dụng từ năm 1948.
Thiết kế và xây dựng trong nước tránh được các vấn đề về nguồn cung ngoại tệ không ổn định, đồng thời cho phép người Israel tối ưu hóa cho môi trường tác chiến.
Quân đội Israel hiện có khoảng 1.600 tăng Merkavas và vài trăm chiếc khác vẫn tiếp tục nhập tịch IDF.
Khác với các quốc gia Trung Âu hay Mỹ, Merkavas tham chiến trong nhiều môi trường khác nhau.
Sau những thành tích đạt được trong cuộc chiến Hezbollah, IDF bắt đầu nâng cấp Merkava IV, để giúp các chiến xa này có thể tham chiến trong môi trường đô thị.
Trong cả hai cuộc chiến gần đây ở Gaza, IDF đã sử dụng Merkavas để xâm nhập vào vị trí của người Palestine trong khi các hệ thống phòng thủ tích cực giữ an toàn cho toàn đội hình.
Israel phát triển các mô hình nâng cấp hiện đại để phù hợp với khả năng của Merkavas trong các cuộc chiến diễn ra trong đô thị.
2. Chiến đấu cơ F-15I Thunder
Không quân Israel (IAF) đã sử dụng nhiều thế hệ máy bay chiến đấu F-15 từ những năm 70 ở thế kỷ trước, trở thành quốc gia sử dụng loại máy bay chiến đấu này hiệu quả nhất trên thế giới.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, IAF sử dụng ưu thế của F-15 cho mục đích không chiến, đặc biệt là tấn công. Các loại máy bay này được điều khiển bởi các phi công Do Thái tinh nhuệ.
Đến nay các dòng máy bay F-15I (biệt danh Thần sấm) của IAF vẫn là phi đội “sát thủ” mạnh nhất trong số các lực lượng không quân ở Trung Đông.
F-15I vẫn là một nền tảng không chiến hiệu quả nhất của IAF mặc dù Israel còn có nhiều loại máy bay khác như Eurofighter và Dassault Rafales hoạt động tại Vịnh, không kể lực lượng F-15SA của Ảrập Xêút.
Không quân Israel là khách hàng dùng F-15 hiệu quả nhất, đặc biệt là khả năng tấn công mục tiêu chính xác tầm xa.
Giới phân tích quân sự Mỹ cho rằng F-15I sẽ giúp Israel vượt trội trong bất kỳ cuộc tấn công nào nếu chiến tranh giữa Israel và Iran xảy ra.
3. Tên lửa Jericho III
Máy bay ném bom hạt nhân đầu tiên của Israel xuất hiện dưới dạng máy bay ném bom kiêm chiến đấu cơ Phantom F-4 được IAF sử dụng trong cuộc Chiến tranh tiêu hao và Chiến tranh Yom Kippur.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Israel đã xác định, cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn và an toàn, nên đã đầu tư sản xuất tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo Jericho I đã được đưa vào sử dụng đầu thập niên 70, và cuối cùng được thay thế bằng các thế hệ mới Jericho II và Jericho III.
Theo NIO, Jericho III là loại tên lửa đạn đạo tầm trung có 3 tầng, trọng lượng 2,2 tấn có thể mang được đầu đạn nặng 1 tấn và có tầm bắn khoảng 5.000 km, sử dụng nhiên liệu rắn vì thế nó có khả năng phóng bất cứ lúc nào, Jericho III chắc chắn mang một đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên Israel chưa bao giờ thừa nhận sở hữu loại vũ khí này.
Jericho III là tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất trong khu vực có khả năng tấn công các mục tiêu không chỉ ở Trung Đông mà còn trên khắp châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Jericho III đảm bảo bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân chống lại Israel sẽ phải đối mặt với tên lửa này.
Cùng với mối đe dọa lớn từ các máy bay của Israel, Tehran cũng phải để mắt đến các tên lửa mạnh của Israel, trong đó có Jericho III.
Tên lửa Jericho III
4. Tàu ngầm lớp Dolphin
Israel mua tàu ngầm đầu tiên là tàu ngầm lớp “S” của Anh năm 1958. Sau đó là những chiếc tàu ngầm khác vào năm 1960 để giúp bảo vệ bờ biển, tấn công lại tàu Ai Cập và Syria, và đảm nhận các công việc khác cho đội quân trong chiến tranh lẫn hòa bình.
Sau giai đoạn nói trên những tàu ngầm thế hệ nói trên được thay bằng tàu ngầm lớp Gal, và cuối cùng là tàu ngầm lớp Dolphin do Đức chế tạo (gồm hai lớp riêng biệt Type 212).
Đây đều là thế hệ tàu ngầm diesel-điện hiện đại thuộc thế hệ 4, và 5 cộng thêm thế hệ 6 đang chế tạo, được nâng cấp hệ thống đẩy không khí độc lập, sử dụng các pin nhiên liệu có thể cho phép lặn lâu hơn các tàu ngầm diesel cùng loại.
Cũng nói thêm rằng vai trò tàu ngầm lớp Dolphin của Israel là để ngăn chặn hạt nhân, chống ngầm lẫn tàu hoạt động bề mặt. Phần lớn tàu ngầm của Israel được trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Do chạy bằng chạy bằng điện diesel nên không mạnh bằng các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh trang bị tên lửa Trident nhưng khi các loại tàu ngầm Dolphin triển khai tại Địa Trung Hải và biển Đỏ sẽ được coi là lá chắn tốt nhất dưới đáy biển, đặc biệt là khả năng tấn công trả đũa bằng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bất ngờ.
Tàu ngầm lớp Dolphin
5. Chiến binh Do Thái
Công nghệ, vũ khí hiện đại kết hợp với yếu tố con người, đó là các chiến binh Do Thái đã giúp cho IDF trở thành một trong những đội quân mạnh nhất vùng Trung Đông.
Từ năm 1948 (thậm chí trước đó) Israel đã thực hiện tốt nhất nguồn nhân lực cho quân đội, tạo ra những người lính thuần thục trên mọi lĩnh vực, nhất là lính bộ, thủy và phi công có khả năng chiến đấu tuyệt vời, và sử dụng các loại vũ khí hiện đại một cách hiệu quả.
IDF đã phát triển các hệ thống tuyển dụng, đào tạo và duy trì để tìm được những chiến binh có khả năng và năng lực, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong điều kiện chiến trường áp lực cao và khắc nghiệt nhất.(Baodatviet)