Nga-Mỹ tranh hùng, Trung Quốc “ngư ông đắc lợi"; Căng thẳng Mỹ-Cuba có "yếu tố Nga"?; Philippines: Ông Duterte tuyên chiến với chánh án Tòa án tối cao
Tin thế giới đáng chú ý tối 05-10-2017
- Cập nhật : 05/10/2017
Chiến thuật "lỗi do Nga" ở Catalan của Mỹ
Chỉ Scotland và các cơ quan tình báo, truyền thông của Nga mong mỏi Catalan độc lập.
"Nga đã thắng".
Tờ báo Mỹ Washington Post ngày 2/10 đã đăng tải ý kiến trong tiêu đề "Catalonia trưng cầu dân ý. Nga đã thắng".
Theo đó, tờ báo đánh giá, những hình ảnh cảnh sát Tây Ban Nha bắn đạn cao su và vung dùi cui vào các cử tri ở Catalonia trong cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ Nhật trong con mắt của các nhà lãnh đạo khu vực đã trở thành một câu chuyện có kịch bản hoàn hảo: một chính phủ trung ương trấn áp nỗ lực của tập thể về dân chủ.
Song, cuộc khủng hoảng chính trị ở Tây Ban Nha thực tế phức tạp hơn nhiều.
Còn những nỗ lực mạnh mẽ của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy được sử dụng nhằm đáp lại một động thái cẩu thả và thiếu trách nhiệm của các nhà lãnh đạo ở Catalan nhằm tạo nên một nước cộng hòa độc lập vi hiến thì lại được hướng sang một giọng điệu khác.
Tờ báo Mỹ cho rằng, những người ủng hộ nước Cộng hòa Catalan chỉ là những người ly khai Scotland, chính phủ cũ ở Venezuela và bộ máy truyền thông, tình báo của Nga.
Theo đó, bộ máy thông tin tình báo và tuyên truyền của Nga đã huy động các cơ quan truyền thông và truyền thông xã hội để ủng hộ những người ly khai ở Catalan. Moscow nhận thức được một cách rõ ràng về phong trào Catalan như một phương tiện khác để chia rẽ và làm suy yếu nền dân chủ phương Tây.
Tờ báo Mỹ cho hay, những người ủng hộ Thống đốc khu vực Carles Puigdemont đã gợi ý rằng, ông Puigdemont có thể tuyên bố sự độc lập của Chính phủ nhà nước Catalan. Và ông ấy đã làm vậy, dù trước đó 1 ngày ông nói sẽ xin phép gửi kết quả cuộc trưng cầu ý kiến trên lên Nghị viện khu vực.
Và đứng trước sự phản kháng đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy đã đe dọa sẽ truy tố các quan chức cấp cao ở Catalan và sẽ sử dụng các điều khoản được quy định trong hiến pháp về việc từ bỏ quyền tự trị của Catalan.
Bất cứ động thái gây hấn nào từ cả 2 bên, đều sẽ là một sai lầm, mang thêm thiệt hại cho Catalan và nền dân chủ Tây Ban Nha.
Dân chủ chính thống là phương pháp tốt nhất trong cuộc khủng hoảng ở Tây Ban Nha. Không may, cả hai bên đều không đón nhận nó.
Và vì vậy, tờ báo Mỹ nhận định, Nga đã thành công.
Nga khẳng định: Moscow chiến thắng và sẽ luôn thành công
Sau khi đăng tải bài viết và ý kiến của Ban biên tập tờ báo Mỹ, trang điện tử Sputnik của Nga đã dẫn lời chuyên gia nghiên cứu khoa học chính trị Vladimir Kornilov rằng: "Nga lại giành phần thắng. Lần này là ở Catalonia".
"Không ngày nào thiếu chiến thắng! Dù cho trên thế giới xảy ra bất cứ điều gì, Nga nhất định sẽ thắng… "- ông Kornilov viết.
Trong cuộc gặp gỡ 20 Đại sứ các quốc gia tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã nói về tình trạng bất ổn ở Tây Ban Nha.
"Mọi người đang thảo luận về tình hình trưng cầu dân ý về sự độc lập của Catalan. Tôi không phủ nhận chúng tôi cũng rất lo lắng về tình hình ở Tây Ban Nha" - Tổng thống Nga nói
Ông Putin cho rằng, cuộc trưng cầu trên là một "vấn đề nội bộ" của đất nước Tây Ban Nha và ông hy vọng cuộc khủng hoảng sẽ sớm được giải quyết.
Điện Kremlin không có thông cáo bày tỏ chính thức về tình hình trưng cầu dân ý và bạo lực ở Tây Ban Nha nhưng Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev đã bày tỏ quan điểm cá nhân ông cho rằng, đối thoại là phương án duy nhất.
"Giới chức Tây Ban Nha cần lưu ý hành động bạo lực nhằm vào chính người dân của mình có thể khiến nhà nước sụp đổ" - ông Kosachev viết trên trang Facebook cá nhân.
Nghị sĩ Nga cũng nhấn mạnh tới yếu tố dân chủ phương Tây đang được thực hiện không hiệu quả.
"Một quốc gia nên nói chuyện với các công dân của mình, cần phải có sự đồng thuận. Như những gì chúng ta đang làm ở Nga" - ông viết.
Trên thực tế, lãnh đạo chính thức của Liên minh châu Âu (EU) đã im lặng trước phản ứng từ chính quyền khu vực Catalan. Ngay cả Hội đồng châu Âu cũng vậy.
Điều này khiến các nghị sỹ Nga khó hiểu.
Trang điện tử Irish Times của Anh cho biết, các nghị sĩ Nga và Serbia đã đặt dấu hỏi về phản ứng của EU khi không im lặng trước cuộc trưng cầu dân ý của Crimea hay ở Kosovo.
Các chính trị gia Nga đã hỏi rằng, tại sao EU không lên án Tây Ban Nha trước hành động bạo lực đối với hàng trăm người dân Catalan bị thương trong ngày Chủ Nhật khi đi bỏ phiếu cho quyền lợi của họ? Nhưng EU lại trừng phạt Moscow vì nhận lời Crimea từ Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý trong hòa bình vào năm 2014.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên Facebook rằng: "Tôi thấy và đọc những gì đang xảy ra ở Catalonia. Và châu Âu sẽ nói gì với chúng tôi về cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea và bảo vệ nhân quyền".
Trong khi đó, Serbia cũng đã giận dữ vì EU đã bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý ở Catalan, gọi nó là trái phép, nhưng lại thông qua tuyên bố độc lập của Kosovo năm 2008 và hầu hết các nước EU đều công nhận chủ quyền của tỉnh Serbia cũ.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic gọi quan điểm của EU về Catalonia và Kosovo là "ví dụ tốt nhất về các tiêu chuẩn kép và đạo đức giả trong chính trị thế giới".
"Làm thế nào bạn tuyên bố sự ly khai của Kosovo là hợp pháp, thậm chí không có một cuộc trưng cầu dân ý, và làm thế nào mà 22 quốc gia Liên minh Châu Âu hợp pháp hóa việc ly khai này, đồng thời phá hủy luật pháp châu Âu?" - Tổng thống Vucic nói.
"Tại sao Catalonia lại không thể và Kosovo thì có? Người Serbia sẽ không bao giờ được trả lời về điều này" - ông Vucic nhấn mạnh. (Đông Phong - Baodatviet.vn)
-------------------------
Nga tập trận xe tăng rầm rộ tại biên giới
Cuộc tập trận xe tăng lớn nhất từ sau chiến tranh lạnh của Nga diễn ra trong bối cảnh NATO nghi ngờ về các âm mưu của Matxcơva.
Quân đội Nga cho biết vừa tiến hành cuộc tập trận xe tăng lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh tại khu vực Chelyabinsk giáp biên giới với Kazakhstan, theo Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 3-10.
Thông cáo của Quân khu trung ương Nga nói rõ khoảng 3.000 binh sĩ cùng 250 xe tăng T-72 của quân đội nước này đã di chuyển tới thao trường nằm bên dưới phần sườn phía nam của dãy núi Ural chạy dọc lãnh thổ Nga và Kazakhstan. Tuy nhiên, thông cáo không thông tin thời gian cụ thể diễn ra cuộc tập trận.
Các chỉ huy của sư đoàn xe tăng số 90 đã thiết kế cuộc tập trận, chia hai trung đoàn của đơn vị thành các đội nhỏ và chiến đấu với nhau.
"Đây là cuộc tập trận xe tăng lớn nhất của quân đội Nga trong 30 năm qua" - người phát ngôn Quân khu trung ương Nga Yaroslav Roshtupkin nói.
Vị này cho biết các binh sĩ Nga đã sử dụng tổng cộng 800 mẫu thiết bị quân sự trong suốt cuộc tập trận, trong đó có pháo tự hành, hệ thống phóng rốckết đa nòng Grad.
Bà Lilit Gevorgyan, chuyên gia thuộc Tổ chức HIS Global Insight, đánh giá: "Với việc cải cách lực lượng quân sự Nga, các cuộc tập trận như vậy ngày càng có quy mô lớn hơn nhằm đánh giá và cải thiện cả năng lực tấn công cũng như phòng thủ của Matxcơva. Và mục đích cuối cùng là sở hữu một lực lượng hiện đại sẵn sàng chiến đấu".
Sư đoàn xe tăng vệ binh 90 là một sư đoàn được xây dựng dưới thời Liên Xô, sau đó được cải tiến cho Quân khu trung ương Nga hồi năm 2016 với tên gọi tương tự. Sư đoàn này từng giành được hai huân chương Cờ đỏ Xô viết vì sự quả cảm trên chiến trường sau khi giành lại TP Kursk từ tay Đức quốc xã trong Thế chiến 2.
Được biết quân đội Nga hiện trong quá trình ra mắt một loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới. Đó là xe tăng T-14 Armata được cải tiến với lớp giáp "không thể bị bắn thủng" từ các vũ khí chống tăng hiện nay. Các xe tăng đầu tiên sẽ được bàn giao sớm nhất cho quân đội Nga vào năm 2019. Trong khi đó T-14 Armata được ra mắt chính thức hồi năm 2015.
Cuộc tập trận xe tăng diễn ra trong bối cảnh NATO lo ngại về các âm mưu của Nga sau cuộc tập trận chung Zapad 2017 của Nga và Belarus từ hôm 14 tới 20-9 vừa qua.
NATO cáo buộc Nga đang theo đuổi chiến lược "ngưỡng hạt nhân được hạ thấp" (LNT), theo đó sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân đầu tiên trong một cuộc chiến với NATO.(Tuoitre)
-------------------------
Mỹ khiến vũ khí Nga hiện nguyên hình
Với bộ cảm biến Tần số cực cao (EHF), máy bay Mỹ có thể khiến mọi mục tiêu của Nga hiện nguyên hình dù được ngụy trang khói rất tinh vi.
Nhìn thấu mặt đất
Thông tin về bộ EHF được trang Daily Mail dẫn nguồn tin từ Văn phòng nghiên cứu các dự án tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hiện nay hệ thống EHF đã hoàn thành những thử nghiệm đầu tiên và nó đã chứng minh được sự tin cậy của mình khi có thể dễ dàng nhìn xuyên mây và sương mù, kể cả khói ngụy trang.
Theo kế hoạch, một khi EHF hoàn thành thử nghiệm, hệ thống này sẽ được lắp trên hầu hết máy bay phản lực hiện có trong quân đội Mỹ. Trước khi bắt tay vào phát triển hệ thống EHF, việc Không quân Mỹ hỗ trợ cho bộ binh thường bị hạn chế khi mây xuất hiện quá nhiều trên bầu trời.
Ngay cả trong điều kiện thời tiết tốt, một đám bụi và khói lớn xuất hiện trên chiến trường sau một vụ nổ cũng có thể khiến các máy bay khó phân biệt được kẻ thù và đồng minh.
Chính điều này đã thúc đẩy DARPA phát triển một cảm biến đủ mạnh gắn trên máy bay để thu được những hình ảnh khung hình cao nhằm định vị được mục tiêu khi điều kiện thời tiết làm cản trở các cảm biến quang-điện, vốn chuyển ánh sáng thành tín hiệu điện.
Ông Bruce Wallace thuộc DARPA cho hay: "Hệ thống cảm biến EHF của chúng tôi có thể được sử dụng để phác hoạ hình ảnh mặt đất. Thậm chí ngay cả khi bị mây và bụi che khuất, nó vẫn sẽ cho ra các hình ảnh sắc nét nhằm hỗ trợ cho việc xác định các mục tiêu di chuyển".
Vị đại diện của DARPA, quá trình phát triển EHF trong phòng thí nghiệm đã được hoàn tất và đã thực hiện thành công những thử nghiệm đầu tiên. Sau những lần thử vừa qua, nhà sản xuất sẽ thực hiện đánh giá và chỉnh sửa những điểm chưa thích hợp nhằm hoàn thiện hơn.
Đến khi EHF được đưa vào ứng dụng, những khó khăn về điều kiện thời tiết hay ngụy trang khói từ đối phương hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng quan sát mặt đất của máy bay Mỹ.
Vũ khí Nga hiện nguyên hình
Theo ông Bruce Wallace, việc Mỹ phát triển hệ thống EHF sẽ khiến những hệ thống ngụy trang khói - niềm tự hào của Nga không còn tác dụng. Cách ngụy trang khói đã được Nga thử nghiệm thành công hồi cuối năm 2015 và kiểu ngụy trạng này đã được sử dụng trong các đơn vị quân đội nước này.
Tại cuộc thử hồi năm 2015 được thực hiện trên khu vực rộng hơn 2,5km, Nga đã làm cho nơi này biến mất khỏi tầm mắt cũng như các hệ thống quét nhiệt và quang phổ trong 5 tiếng.
Trong các cuộc thử nghiệm về hóa sinh tại khu vực Samara, quân đội Nga đã hô biến khu vực cơ sở vật chất quan trọng vốn lộ thiên thành vô hình trong thời gian dài. Nơi này đã trở nên vô hình trên mọi nghĩa kể cả với mắt thường hay công nghệ dò tên lửa.
Việc Nga sử dụng cụm từ 'cơ sở vật chất quan trọng' để chỉ những sân bay quân sự lớn, doanh trại quân đội, trụ sở kiểm soát, những nơi có tầm quan trọng chiến lược, trạm điện và các cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng khác. Đây là những mục tiêu hàng đầu của tên lửa cũng như các đợt tấn công bằng bom.
Theo tiết lộ của Quân đội Nga, hợp chất khí này có một số thành phần đặc biệt. Khi đã bão hòa với không khí, chất này khiến cho những ai nhìn vào đó từ một khoảng cách nhất định sẽ chỉ thấy một không gian hoàn toàn trống.
Khí hydro này được gọi là TDA-2K và có thể che phủ khu vực tới 10 tiếng hoặc lâu hơn nữa. Đáng chú ý nhất là nó có thể hỗ trợ cả những vật và người di động. Một khi được phát tán, không có radar nào có thể phát hiện được xe tăng, xe trang bị vũ khí, pháo hoặc tên lửa phóng tự hành với tốc độ 40km/h.(Baodatviet)