Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Mỹ tăng cường hạ tầng đảo Guam sẵn sàng đáp trả các cuộc tấn công của Triền Tiên
Tin thế giới đáng chú ý tối 21-08-2017
- Cập nhật : 21/08/2017
Mỹ nâng cấp Bộ chỉ huy mạng
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18.8 thông báo nâng cấp Bộ chỉ huy mạng (CyberCom) của quân đội lên cùng cấp với những bộ tư lệnh tác chiến khác, theo CNN.
Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng việc nâng cấp CyberCom cho thấy Mỹ gia tăng nỗ lực chống lại các mối đe dọa về không gian mạng và sẽ hỗ trợ trấn an các đồng minh lẫn đối tác. Tổng thống Trump còn nhấn mạnh việc nâng cấp cũng nhằm đảm bảo rằng các chiến dịch không gian mạng quan trọng sẽ được cung cấp kinh phí đầy đủ.
Trước đó, CyberCom trực thuộc Bộ chỉ huy chiến lược, vốn giám sát các hoạt động không gian và phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Việc nâng cấp nói trên đồng nghĩa với việc chỉ huy CyberCom sẽ báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. CyberCom được thành lập vào năm 2009, với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, CyberCom mở rộng vai trò sang tấn công, như thực hiện chiến dịch chống mạng lưới kỹ thuật số của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).(thanhnien)
---------------------------
Mỹ, châu Âu nên công nhận Crimea là của Nga
Hãng thông tấn Nga mới có bài viết dẫn lời phát ngôn của chính trị gia Đức Alexander Gauland nói về vấn đề Crimea.
Ngày 19/8, ông Alexander Gauland là Phó chủ tịch đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) đã có cuộc trao đổi công khai với truyền thông, chia sẻ quan điểm của mình về Cộng hòa tự trị Crimea.
Theo ông Gauland, các biện pháp trừng phạt sẽ không giúp ích được gì. Chúng không thể làm thay đổi được tình hình. Crimea sẽ không bao giờ quay trở lại với Ukraine một lần nữa.
Chính trị gia Đức cho rằng, đã đến lúc cần thừa nhận đều này. Crimea nên được công nhận là một phần của Nga. Đây mới là điều đúng đắn.
Ông Gauland nhấn mạnh thêm rằng, không chỉ có mỗi ông cho là vậy mà cả ông Christian Lindner - lãnh đạo của đảng Dân chủ Tự do (FDP) cũng đã hiểu được vấn đề này.
Trước đó, ông Lindner từng kêu gọi xem xét vấn đề bán đảo Crimea tách biệt khỏi các vấn đề khác. Ông cho rằng, xem xét vấn đề như vậy sẽ giúp mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Nga đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, nếu điều đó không xảy ra trong mối quan hệ giữa Nga với EU, thì có thể các lệnh trừng phạt sẽ trở nên cứng rắn hơn. Quan điểm này của nhà lãnh đạo FDP đã tạo ra một cuộc tranh luận nóng rộng rãi ở Đức.
Trở lại với ý kiến của ông Gauland trình bày trong cuộc phỏng vấn, chính trị gia này nhận định: "Nga là một cường quốc. Và chúng ta nên góp phần xây dựng lên một trật tự mới của châu Âu".
Cuối cùng, ông Gauland cho rằng: "Chúng ta nên ngăn chặn sự bất đồng, đối đầu giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga".Vấn đề Crimea
Sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich bị lật đổ trong một cuộc đảo chính diễn ra hồi tháng 2/2014, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra tại Crimea và miền đông Ukraine.
Ngày 11/3/2014, Hội đồng tối cao Crimea và Hội Đồng Thành Phố Sevastopol đã thông qua một tuyên bố độc lập.
Ngày 16/3/2014, một cuộc trưng cầu ý dân về việc tái hợp Crimea với Nga được tiến hành. Hơn 80% cử tri tham gia ủng hộ chủ trương này.
Đến ngày 18/3/2014, các điều ước quốc tế về thống nhất đất nước Crimea, sáp nhập với Nga đã có chữ ký của Tổng thống Vladimir Putin. Quốc hội Liên bang Nga sau đó đã phê duyệt vào ngày 21/3/2014.
Sau sự kiện này, EU và Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt về thương mại, tài chính, quân sự... đã được lặp đi lặp lại, kéo dài và mở rộng trong suốt thời gian qua.(Baodatviet)
-----------------------
Tổng thống Hàn Quốc tái khẳng định cam kết cải cách quân đội
Ngày 20/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tái khẳng định cam kết cải cách quân đội và tăng cường khả năng quốc phòng.
Phát biểu tại buổi lễ bổ nhiệm Tướng Không quân Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ tích cực ủng hộ việc cải cách quân đội với tư cách là người đứng đầu đất nước.
Ông nhấn mạnh: “Việc cải cách quân đội nhằm mục tiêu tạo ra một quân đội chiến thắng trong các cuộc chiến, có lòng yêu nước và tinh thần cao trong tất cả các cấp và được người dân tin tưởng."
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc đồng thời khẳng định sẽ làm mọi việc có thể để tăng cường khả năng phòng thủ của quân đội trước các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như nâng cao năng lực quốc phòng của Hàn Quốc.
[Tướng Hàn Quốc dọa giáng trả không thương tiếc nếu Triều Tiên tấn công]
Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc tham dự buổi lễ như vậy.
Trong khi đó, tại buổi lễ nhậm chức, tân Chủ tịch JCS, Tướng Jeong Kyeong-doo, đã đưa ra lời cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ phải đối mặt với hành động đáp trả mạnh mẽ nếu tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào.
Theo ông Jeong Kyeong-doo, tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay “nghiêm trọng hơn bao giờ hết,” trong bối cảnh các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang có những bước tiến nhanh.
Ông tuyên bố sẽ tập trung nỗ lực vào việc xây dựng khả năng phòng vệ toàn diện nhằm đối phó với mọi mối đe dọa.
Trong diễn biến liên quan, cũng trong ngày 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo có cuộc gặp với Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đang ở thăm Seoul, trong đó hai bên nhất trí tăng cường các nỗ lực chung nhằm đối phó với các mối đe dọa của Triều Tiên.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo cho rằng điều quan trọng hơn bao giờ hết là duy trì một tư thế phòng thủ hỗn hợp mạnh mẽ trước những phát triển tên lửa và hạt nhân nhanh chóng của Triều Tiên.
Về phần mình, Đô đốc Harris nhất trí rằng an ninh khu vực đang ở trong tình thế nguy hiểm, đồng thời tái khẳng định cam kết bền vững của Mỹ đối với việc bảo vệ đồng minh Hàn Quốc.
Trước đó cùng ngày, Triều Tiên đã lên án cuộc tập trận chung thường niên vào tuần tới giữa Hàn Quốc và Mỹ là một hành động "đổ thêm dầu vào lửa" trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo hãng tin Yonhap, trong một bài xã luận, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên cho rằng các bước đi của Mỹ nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt tồi tệ nhất đối với Bình Nhưỡng và tiến hành các hành động khiêu khích quân sự đã khiến tình hình trong khu vực trở nên đặc biệt căng thẳng.
Tờ báo nêu rõ: "Cuộc tập trận chung này thể hiện rõ ràng thái độ thù địch và không ai có thể đảm bảo rằng cuộc tập trận này sẽ không dẫn đến một cuộc chiến thật sự."
Dự kiến, cuộc tập trận với tên gọi "Người bảo vệ Tự do Ulchi" (UFG) của liên minh Mỹ-Hàn Quốc sẽ diễn ra từ ngày 21-31/8 tới.
Bình Nhưỡng từ lâu cáo buộc hành động này là một cuộc diễn tập chiến tranh nhằm xâm lược Triều Tiên(Vietnam+)
--------------------------
Lục quân Ấn Độ trang bị tên lửa thế hệ 3 cho xe tăng T-90
Hãng PTI ngày 20/8 đưa tin, Lục quân Ấn Độ đang triển khai một dự án tăng cường thêm hỏa lực cho xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của mình bằng cách trang bị một hệ thống tên lửa thế hệ thứ 3.
Các nguồn tin quân đội cho biết hiện xe tăng T-90 của Ấn Độ được trang bị một hệ thống tên lửa INVAR dẫn đường bằng laser và Lục quân nước này quyết định thay thế chúng bằng tên lửa thế hệ thứ ba, có khả năng bắn trúng mục tiêu trong phạm vi 8km.
[Ra mắt cơ sở sản xuất tên lửa tư nhân đầu tiên của Ấn Độ]
Bên cạnh đó, Lục quân còn đang triển khai một dự án riêng khác cho tăng T-90 nhằm tăng cường khả năng tấn công ở địa hình trên.
Hồi tháng trước, Chính phủ Ấn Độ đã trao quyền cho Lục quân trực tiếp mua sắm đạn dược và các phụ tùng quan trọng cho các hệ thống quân sự chính nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu trong "các cuộc chiến trong thời gian ngắn"(Vietnam+)