Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Đừng để Trung Quốc thôn tính biển Đông và cười người Việt chúng ta
Tin thế giới đáng chú ý trưa 01-09-2017
- Cập nhật : 01/09/2017
Nhân tố Mỹ trong xung đột biên giới Trung - Ấn
Những tranh chấp gần đây trên cao nguyên Doklam nằm trong những toan tính của người Mỹ nhằm lợi dụng Ấn Độ để làm suy yếu Trung Quốc?
Liên minh bí ẩn
Mới đây, hãng tin của Nga Ria Novosti bình luận, có vẻ như những tranh chấp gần đây trên cao nguyên Doklam nằm trong những toan tính của người Mỹ nhằm lợi dụng Ấn Độ để làm suy yếu Trung Quốc.
Mùa hè năm 2017, Ấn Độ và Trung Quốc - hai nước thuộc khối BRICS (những nước có nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) – đang đứng trên trên bờ vực của cuộc đối đầu quân sự.
Sự cố biên giới kéo dài trong hai tháng, xảy ra sau khi Ấn Độ thay đổi chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc.
Tin tưởng vào lời hứa hẹn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ Ấn Độ Narendra Modi đã gia nhập liên minh lớn chống Trung Quốc mà Washington bí mật tạo ra.
Tháng 5/2017, Thủ tướng Modi bất ngờ từ chối thăm Bắc Kinh. Cuộc gặp với mục đích thành lập mạng lưới giao thông lớn cho dự án "Con đường tơ lụa mới" đã diễn ra mà không có sự tham gia của Ấn Độ, như một cách từ chối lựa chọn các dự án cơ sở hạ tầng thay thế.
Ngày 27/6, Thủ tướng Modi tới Washington để tham dự các cuộc thảo luận, mà sau đó ông mô tả là rất thành công. Sự kiện này là minh chứng cho việc New Delhi đang ngày càng xích lại với Hoa Kỳ.
Ông đã thỏa thuận về việc mua vũ khí Mỹ, và chính Hoa Kỳ đã thêm nhóm Hồi giáo Pakistan vào danh sách những kẻ khủng bố. Khi Pakistan trở thành đồng minh thân thiết của Trung Quốc, thì các sự kiện xảy ra được xem như phù hợp logic.
Về phía Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nhắc lại tuyên bố tranh cử rằng, ông coi Ấn Độ nói chung và cộng đồng người Mỹ gốc Ấn nói riêng là "những người bạn thật sự".
Ông Donald Trump ca ngợi quan hệ giữa Washington và New Dehli "chưa bao giờ vững mạnh hơn" thời điểm này, đồng thời cho biết ông và Thủ tướng Modi đã có cuộc hội đàm hiệu quả khi tìm được tiếng nói chung đối với nhiều vấn đề cùng quan tâm.
Tổng thống Trump đánh giá Ấn Độ là một đối tác an ninh quan trọng, đáng tin cậy và bày tỏ tin tưởng những rào cản trong quan hệ thương mại song phương sẽ sớm được dỡ bỏ.
Cô lập Trung Quốc
Ria Novosti cho rằng, mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một cơ hội tốt để Washington chứng minh rằng, Đế chế Trung Hoa đang bị các nước thù địch sát biên giới bao vây.
Ngoài Ấn Độ và Bhutan, trong số những kẻ thù tiềm tàng của Trung Quốc còn có Philippines, Mông Cổ và Nhật Bản. Ủng hộ dự án xây dựng hệ thống an ninh khu vực (không có sự tham gia của Trung Quốc) như là cách Washington ghi nhớ tạo ra một loại hàng rào phòng vệ chống Trung Quốc.
Trước cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương Nga-Mỹ, có nhiều khả năng Nga đóng vai trò kẻ thù phía Bắc của Trung Quốc để hoàn thành việc cách ly siêu cường kinh tế, tách nó khỏi nguồn lực Siberia.
Theo nhà phân tích Edward Luttwak của Mỹ, nếu thiếu Kremlin thì không thể đưa kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc đi vào hoạt động, bởi Moscow có ảnh hưởng quan trọng đến các quốc gia Trung Á, và họ cũng có biên giới với Trung Quốc.
Việc đưa Moscow vào liên minh phi chính thức chống Trung Quốc được đề xuất trong chiến dịch của Stephen Bannon, cựu cố vấn của ông Donald Trump, tuy nhiên nó đã vấp phải sự phản đối ở Washington, do đó họ buộc phải từ bỏ ý tưởng này.
Sau khi sự liên kết giữa Nga và phương Tây rõ ràng không thể trở thành hiện thực, nên hướng Ấn Độ đang trở thành chìa khóa cho Washington.
Dẫn nguồn tin giấu tên trong chính quyền ông Trump, nhà kinh tế học-chính luận gia của Mỹ Frederik Engdal kết luận: "Chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ không bao giờ xảy ra, thay vào đó là cuộc chiến Trung Quốc - Ấn Độ".
Nhân tố Mỹ trong mối quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ từng được tờ "Thời báo Hoàn Cầu" của Trung Quốc đề cập tới. Tờ báo này cảnh báo Ấn Độ rằng nước này đang bị Mỹ lợi dụng làm công cụ để làm đối trọng với Trung Quốc.
"Washington theo đuổi các mối quan hệ chặt chẽ hơn với New Delhi chủ yếu là vì nhu cầu chiến lược của Mỹ muốn lợi dụng Ấn Độ làm một công cụ để đối trọng với Trung Quốc", báo Trung Quốc nhận định.(ĐVO)
-------------------------
Vì sao Triều Tiên ‘vờn’ Mỹ bên bờ vực chiến tranh?
Bất chấp tất cả lời đe dọa, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 30-8 lại khẳng định sẽ tiếp tục bắn tên lửa ra Thái Bình Dương, củng cố năng lực đặt đảo Guam của Mỹ vào tầm bắn.
Gần 30 năm qua, trải qua năm đời tổng thống, Mỹ vẫn chưa ngăn chặn được chương trình vũ khí Triều Tiên. Viết trên tạp chí Politico, ông Jon Wolfsthal, trợ lý đặc biệt của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhận định: Triều Tiên bất chấp các đe dọa từ Mỹ vì họ đã đọc vị được hết cách nói và hành động của Mỹ trong ba thập niên qua.
Thứ nhất, Mỹ luôn tìm kiếm thỏa thuận. Sau khi phát hiện Triều Tiên nói dối về sản xuất nguyên liệu hạt nhân đầu thập niên 1990, Mỹ đã chủ động xúc tiến một thỏa thuận. Sau khi Triều Tiên vi phạm thỏa thuận này, Mỹ một mặt trừng phạt nhưng trở lại đối thoại vào năm 2005. Suốt thời Obama, Mỹ vẫn nói sẽ duy trì đối thoại nếu Triều Tiên đồng ý giải trừ hạt nhân. Bình Nhưỡng chỉ cần kéo dài thời gian để cán cân thương lượng ngày càng nghiêng về phía mình.
Thứ hai, Triều Tiên không sợ trừng phạt. Triều Tiên về lý thuyết là bị cô lập nhưng thực tế tiền bạc vẫn đổ về đều đặn. Các quan hệ kinh tế ngầm với Trung Quốc (TQ), lượng kiều hối và tiền bán vũ khí sang châu Phi vẫn rất lớn.
Thứ ba, Mỹ luôn nói dọa chiến tranh nhưng sẽ không dám châm ngòi chiến tranh, vì lợi bất cập hại. Mỹ sẽ không đánh đổi tất cả để gây chiến với một nước nhỏ, ít tài nguyên như Triều Tiên. Giờ khi Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa, chiến tranh chỉ lợi bất cập hại. Bình Nhưỡng chỉ cần đi từng bước nhỏ, hoàn thiện dần vũ khí, sau đó lèo lái thỏa thuận với Mỹ theo hướng mình muốn.
Thứ tư, Mỹ đang thất thế dần trong khu vực. Chiến lược xoay trục mất động lực, còn TQ ngày càng chiếm thế thượng phong. Hàn Quốc, Nhật Bản rồi đây sẽ phải cân nhắc có nên tiếp tục đứng về phía Mỹ hay nhân nhượng TQ - đồng minh của Triều Tiên.
Cuối cùng, Triều Tiên biết rõ từ bỏ vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với sụp đổ. Mỹ từng ký thỏa thuận với cố lãnh đạo Lybia Muammar al-Qaddafi từ bỏ hạt nhân và rồi Lybia sụp đổ. Tổng thống Iraq Saddam Hussein ngưng phát triển vũ khí theo thỏa thuận với Mỹ và rồi cũng cùng chung số phận. Bình Nhưỡng rõ ràng không muốn theo những vết xe đổ.(PLO)
-------------------------
Tổng thống Philippines cho phép oanh kích phiến quân ở Marawi
Ngày 30/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố cho phép quân đội quyết định về các biện pháp quân sự nhằm giành lại những khu vực còn nằm trong tay phiến quân Hồi giáo ở thành phố Marawi, miền Nam nước này.
Trong bài phát biểu, ông Duterte nhấn mạnh ông không thể để cho cuộc chiến 100 ngày tiếp tục kéo dài mãi. Ông nói: "Tôi có những giới hạn của mình", đồng thời cho biết tình hình đã vượt khỏi tầm kiểm soát và đang lâm vào bế tắc.
Theo Tổng thống Duterte, kế hoạch ban đầu của quân đội là đánh bom đền thờ, nơi các phiến quân đang lợi dụng để che giấu con tin, nhằm "bắt hoặc tiêu diệt các thủ lĩnh thánh chiến và theo đó buộc phải hy sinh các con tin đều là người Philippines".
Ban đầu ông phản đối ý tưởng này vì cho rằng việc tấn công đền thờ như vậy "sẽ chỉ gây thêm hận thù và sự chống đối chính phủ", thay vì hàn gắn. Tuy nhiên, tới nay, ông Duterte cho biết ông cho phép quân đội lựa chọn giải pháp này với lý do "không thể để tình trạng bế tắc kéo dài hơn 1 năm". Nhà lãnh đạo này cũng cho biết đã cử "một số người" đến thuyết phục các phiến quân thả con tin và không làm tổn hại họ.
Hồi tháng 5 vừa qua, các tay súng cam kết trung thành với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã chiếm thành phố Marawi, thành phố lớn của người Hồi giáo ở miền Nam Philippines. Các lực lượng an ninh Philippines đang thực hiện chiến dịch tiêu diệt các phần tử này. Các cuộc giao tranh cho đến nay đã làm hơn 600 người thiệt mạng.
Tổng thống Duterte đã gia hạn thiết quân luật trên toàn bộ tỉnh miền Nam Mindanao cho đến cuối năm nay nhằm tạo điều kiện cho lực lượng an ninh quét sạch khủng bố khỏi miền Nam nước này.(TTXVN)
--------------
Chuyên gia nói về kịch bản Mỹ hi sinh Hàn Quốc?
Đứng trước nguy cơ Mỹ không đảm bảo an ninh hoàn toàn cho Hàn Quốc, Seoul đang phát triển kế hoạch tự mình chống lại và tấn công Triều Tiên.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang lên kế hoạch đẩy lùi cuộc xâm lược toàn diện của Triều Tiên và sau đó tiến hành một cuộc phản công, kiểm soát thủ đô Bình Nhưỡng mà không cần sự hỗ trợ của lực lượng quân đội Hoa Kỳ, đây là thông báo của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Su Chu Sok.
Hàn Quốc sẽ có kế hoạch phòng thủ và tấn công Bắc Triều Tiên mà không cần hỗ trợ từ Mỹ (Ảnh minh họa)
“Kế hoạch mới do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dùng để họ tự mình giải quyết cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Theo đó, toàn bộ lãnh thổ của Triều Tiên sẽ được chia ra khoảng một nghìn mục tiêu tấn công bằng các tên lửa siêu chính xác và sau đó sẽ tập trung đổ bộ vào trung tâm của quốc gia này ở Bình Nhưỡng. Theo các chuyên gia, kế hoạch này sẽ giành thắng lợi nhanh chóng”, một nguồn tin quân sự cho biết.
Kế hoạch này được đưa ra được coi là phản ứng của Hàn Quốc đối với các vụ phóng tên lửa liên tục từ phía Bình Nhưỡng cũng như mối đe dọa từ nước này.
Theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, cần phải cải cách tổ chức quân sự để đáp ứng yêu cầu của nghệ thuật quân sự hiện đại, nhanh chóng chuyển từ phòng thủ sang tấn công nếu CHDCND Triều Tiên khiêu khích quân sự hoặc vượt biên tấn công vào thủ đô của chúng ta.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm cách biên giới giữa hai miền Triều Tiên khoảng 40 km và với khoảng cách này Seoul nằm gọn trong tầm bắn của hệ thống pháo binh Triều Tiên.
Truyền thông của Hàn Quốc cho biết, ngày 28/8 Moon Jae-In đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông đã hứa với người đứng đầu nhà nước sẽ chuẩn bị một “kế hoạch mới chống lại mối đe dọa từ phía Triều Tiên”.
Theo đó, Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu phải nhanh chóng cải thiện khả năng di chuyển quân đội, khả năng đổ bộ và tăng cường khả năng phòng không phòng thủ.
Thực tế Hàn Quốc và Mỹ đã và đang xây dựng các hệ thống phòng thủ. Kế hoạch phòng thủ Mỹ-Hàn Quốc (OPLAN 5015) hiện nay bao gồm các hoạt động quân sự chống lại Triều Tiên bằng cách sử dụng các tàu sân bay Mỹ, máy bay tiêm kích, lính thủy đánh bộ và quân đội Hoa Kỳ ở Hàn Quốc.
Ngoài ra, trong cuộc thảo luận về kế hoạch mới này, đại diện của Bộ Quốc phòng đã đề nghị rằng, Tổng thống Moon Jae-In xem xét đến việc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng nhằm cung cấp vũ khí trang bị cho quân đội để thực hiện cuộc chiến tranh không đối xứng.
Triều Tiên tập trung vào vũ khí hạt nhân và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, những loại vũ khí theo bản chất được dùng cho các hoạt động quân sự không đối xứng, thì chúng ta cũng cần có những phương tiện, thiết bị để tiến hành cuộc chiến không đối xứng, tờ báo lớn của Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn lời đại diện của bộ Quốc phòng cho biết.
Theo ông Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) cho biết, kế hoạch này là bước đi đúng đắn và hợp lý trong tình hình hiện nay trên bán đảo này.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ bị Triều Tiên tấn công và lúc này quân đội Mỹ còn sẵn sàng tham chiến bảo vệ Hàn Quốc?.
Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên vì vậy mọi hành động của họ đều thân trọng và việc họ có hy sinh vì Hàn Quốc hay không không ai có thể chắc chắn. Vì vậy các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc sẽ cần phải xem xét trong mọi trường hợp và chuẩn bị mọi biện pháp nhằm giải quyết cuộc xung đột này.(ĐVO)