Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Trung Quốc bị xa lánh vì tranh chấp Biển Đông
Những bức ảnh trên mạng trước kia cho thấy phần trước đảo tàu ở mô hình tàu sân bay đã được nâng cao để tiện cho vận chuyển hệ thống anten của radar mảng pha. Nhìn vào hình ảnh có thể thấy tàu sân bay mới tương lai rất có thể trang bị radar mảng pha sóng ngắn kép với cả băng tần X và S.
Ngoài ra, phần chính trên đỉnh đảo tàu mô hình vừa xuất hiện cũng đã được tiến hành cải tạo, trên đó có thể là một cụm anten. Hiện nay, việc bố trí này chỉ là mang tính suy đoán, nhưng nó có lẽ bao gồm anten dùng cho thông tin siêu cao tần, liên kết dữ liệu và dẫn đường.
Điều này làm cho nó khác với tàu sân bay Type 001A. Tàu sân bay Type 001A hạ thủy vào tháng 4/2017, hiện đang tiến hành lắp ráp ở Đại Liên. Mặc dù tàu sân bay Type 001A vẫn lắp phần lớn anten và bộ cảm biến ở phần trên đảo tàu và cột buồm chính, nhưng rất có thể được trang bị radar tương tự như đã lắp ở tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc.
Một cải tiến lớn khác của mô hình tàu sân bay Vũ Hán là đã dỡ bỏ phần đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu, gây phỏng đoán cho dư luận về đường băng tàu sân bay mới.
Gần đây, có hình ảnh trên mạng cho thấy 1 máy bay nguyên mẫu J-15 đã được cải tạo dùng để cất cánh bằng máy phóng, đã được bố trí trên 1 máy phóng.
Hiện còn chưa rõ máy phóng này sử dụng hệ thống động cơ hơi nước hay hệ thống điện từ. Hơn nữa cũng không rõ hoạt động nghiên cứu phát triển và thử nghiệm có phải đã bước vào giai đoạn phóng máy bay hay chưa. Các hình ảnh xuất hiện vừa qua hoàn toàn chưa cho thấy rõ phần nửa sau của đảo tàu, nhưng không có dấu hiệu cho thấy sẽ tiến hành bất cứ cải tiến quan trọng nào để thích ứng với sự chuyển đổi sang động cơ hạt nhân của tàu sân bay. Điều này cho thấy tàu sân bay tự chế mới trong tương lai sẽ tiếp tục sử dụng động cơ truyền thống.
Dự đoán, tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc sẽ được tiến hành chế tạo ở nhà máy đóng tàu Giang Nam, Trường Hưng Đảo, Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện nay, chưa có chứng cứ cho thấy công tác chế tạo đang tiến hành.
Hơn nữa, bên ngoài dự đoán công tác chế tạo tàu sân bay thứ 3 đã bị trì hoãn, phải tiến hành sửa đổi thiết kế, sẽ sử dụng máy phóng điện từ, chứ không phải máy phóng hơi nước.
Đánh giá về tàu sân bay tự chế thứ hai, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 11/9 dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng căn cứ vào các thông tin hiện có để phán đoán, tàu sân bay tự chế thứ hai có thể đã hoàn thành thiết kế sơ bộ và bước vào giai đoạn nghiên cứu chế tạo.
Theo Lý Kiệt, mô hình tàu sân bay xuất hiện trong các hình ảnh trên mạng cho thấy đảo tàu sẽ cao hơn, nhưng thể tích không nhỏ hơn vì phải đáp ứng nhiều chức năng cơ bản của đảo tàu.
Nhìn vào hình ảnh sẽ thấy tàu sân bay mới tương lai có thể vẫn sử dụng động cơ thông thường, vì vậy sẽ phải lắp ống khói. Nhưng cùng với sự hoàn thiện công nghệ động cơ hạt nhân, cũng không thể loại trừ khả năng tàu sân bay tự chế thứ hai sử dụng động cơ hạt nhân.
Lý Kiệt cho rằng tàu sân bay mới sẽ không áp dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu, mà là cất cánh bằng máy phóng. “Hiện không thể phán đoán là máy phóng điện từ hay máy phóng hơi nước. Mặc dù Trung Quốc đã có công nghệ liên quan đến phóng điện từ, nhưng việc ứng dụng còn cần một khoảng thời gian. Nhìn vào tình hình hiện nay, khả năng áp dụng máy phóng hơi nước là tương đối lớn”.
Theo Lý Kiệt, quy luật chế tạo tàu sân bay mới là trong thời điểm chiếc tàu sân bay trước sắp bàn giao thì mới khởi động nghiên cứu chế tạo tàu sân bay mới. Nhưng tình hình này có thể xuất hiện ngoại lệ ở Trung Quốc. Trung Quốc có 2 nhà máy chế tạo tàu sân bay, có khả năng đồng thời khởi công, vì vậy có khả năng đan xen việc nghiên cứu chế tạo 2 tàu sân bay. (Viettimes)
---------------------