Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Tin tức tình hình Biển Đông sáng 20-09-2017: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông nguy cơ lại trễ hẹn, hạng mục nào cũng dở dang do thiếu vốn
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 20-09-2017:
- Cập nhật : 20/09/2017
Triều Tiên có ICMB, Hàn Quốc giục Mỹ ra đòn quân sự...
Mỹ liên tục gia tăng cảnh báo kịch bản quân sự khốc liệt với Bình Nhưỡng...
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 18/9 đánh giá khả năng Triều Tiên sắp hoàn thiện chương trình phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICMB) và đã sẵn sàng tiếp tục thử nghiệm các vụ phóng mới.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục các hành động khiêu khích như thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa...
Tên lửa do Triều Tiên phóng hôm 15/9 đã bay quãng đường 3.700 km, rơi xuống Thái Bình Dương ở vị trí cách đảo Hokkaido của Nhật 2.200 km. Ảnh: Reuters.
"Triều Tiên đã gần đến giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện khả năng của ICBM... Triều Tiên sẽ tiếp tục các hành động khiêu khích như thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa để củng cố năng lực hạt nhân... Khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri vẫn sẵn sàng cho cuộc thử nghiệm mới" - Yonhap dẫn báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Bình luận về động cơ đằng sau vụ phóng mới nhất, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết hành động khiêu khích này một phần để phản đối nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 11/9 và cho thấy sự phản đối của Bình Nhưỡng trước áp lực quốc tế.
Năm nay, Triều Tiên đã bắn 19 tên lửa trong 14 lần và đã tiến hành 8 vụ phóng kể từ khi chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nhậm chức hồi tháng 5.
Hàn Quốc cảnh báo gia tăng nỗi lo về khả năng vượt trội của Triều Tiên trong phát triển chương trình hạt nhân, thúc đẩy các biện pháp đối phó của Mỹ.
Trong khi đó, phía Mỹ tiếp tục có những phản ứng cho thấy đã sẵn sàng có những động thái mạnh mẽ hơn như biện pháp quân sự.
Hôm 17/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong buổi phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS, đưa ra cảnh báo rằng Washington chỉ còn lại duy nhất biện pháp quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại.
Ông Tillerson nói rằng, chiến lược của Mỹ là theo đuổi một "chiến dịch áp lực hòa bình" đối với Triều Tiên dựa trên nền tảng "4 Không": không tìm cách thay đổi chế độ ở Triều Tiên, không tìm cách làm sụp đổ chế độ ở Triều Tiên, không tìm cách thống nhất bán đảo một cách nhanh chóng và không tìm lý do để hành động quân sự với Triều Tiên.
Mỹ cũng đang đón chờ phản ứng tích cực gây áp lực lên Triều Tiên của Trung Quốc được ghi nhận trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Donald Trump sang Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh vừa qua căng thẳng sau phát ngôn của Ngoại trưởng Rex Tillerson cho rằng Trung Quốc và Nga đang hỗ trợ cho Bình Nhưỡng bằng dầu mỏ và nhập khẩu lao động.
Nỗ lực cấm vận là "một giấc mơ ngớ ngẩn"...
Ngày 18/9, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này cho biết Mỹ và Liên Hợp Quốc càng áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên, nước này sẽ càng đẩy mạnh chương trình hạt nhân.
Các biện pháp trừng phạt do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt là "những hành động thù địch ác độc, vô đạo đức và vô nhân tính nhất nhằm bóp chết nhân dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, chưa nói gì đến hệ thống và chính phủ" - người phát ngôn tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên mô tả hy vọng những lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn có thể ngăn Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và trở thành quốc gia hạt nhân chỉ là "một giấc mơ ngớ ngẩn".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un giơ tay ăn mừng vụ phóng tên lửa ngày 15/9 thành công. Ảnh: KCNA.
Bình luận trên là phản ứng của Bộ Ngoại giao Triều Tiên với việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố lên án mạnh mẽ Bình Nhưỡng phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản hôm 15/9.
Cơ quan này cũng cảnh báo Mỹ và đồng minh nên chuẩn bị sẵn sàng cho ngày "cân bằng sức mạnh" giữa Mỹ và Triều Tiên được thiết lập.
Phản ứng của Triều Tiên đã được phía Nga dự báo trước.
Tass hôm 18/9 dẫn tuyên bố của Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev phản đối chỉ trích Mỹ về tuyên bố cân nhắc lựa chọn quân sự với Triều Tiên.
"Chắc chắn không có giải pháp quân sự cho vấn đề Triều Tiên. Nếu bất cứ hoạt động quân sự nào được triển khai, giới chức Bình Nhưỡng sẽ đáp trả bằng năng lực thật sự của họ.
Tất cả sẽ kết thúc bi thảm, không chỉ đối với khu vực mà là toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ. Do đó, tôi rất lấy làm tiếc về tuyên bố của ông Tillerson" - ông Kosachev nhấn mạnh.(Baodatviet)
--------------------------
Mỹ - Trung bắt tay gây 'áp lực tối đa' lên Triều Tiên
Theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm ngày 18-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận “các hành động thách thức cộng đồng quốc tế liên tiếp của Triều Tiên và các nỗ lực của nước này gây mất ổn định khu vực Đông Bắc Á”.
“Hai nhà lãnh đạo đã cam kết tăng tối đa áp lực lên Triều Tiên thông qua việc thực thi mạnh mẽ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc” – thông cáo cho biết.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 12-9 từng cảnh báo Washington sẽ áp thêm trừng phạt lên Bắc Kinh nếu Trung Quốc không hợp tác thực thi nghị quyết trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Hôm 11-9, Trung Quốc cùng 14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt lần 9 để phản ứng với vụ thử hạt nhân lần sáu của Triều Tiên hôm 3-9. Lệnh trừng phạt lần này đánh mạnh vào nguồn dầu được nhập vào Triều Tiên.
Trong một diễn biến khác, ông Trump ngày 18-9 đã tới trụ sở Liên Hiệp Quốc tại TP New York (Mỹ) để tham dự chuỗi hội nghị nằm trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của Đại hội đồng trong tuần này. Vấn đề Triều Tiên được dự đoán sẽ chiếm một phần lớn trong chương trình nghị sĩ trao đổi giữa ông Trump với các lãnh đạo thế giới khác. Trong khi đó, ông Tập không có mặt tại sự kiện này.
Ông Donald Trump được dự đoán sẽ có chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên trong vai trò tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 tới.(PLO)
------------------------
Triều Tiên dọa làm Mỹ "đổ nát đến tận cùng"
Hôm 19-9, Triều Tiên cảnh báo Mỹ sẽ hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp và bị tàn phá nếu lựa chọn chiến tranh.
Tờ Rodong Sinmun (Triều Tiên) hôm 19-9 cáo buộc Mỹ đã có những "hành động tàn bạo để biện minh cho tội ác chống lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên".
"Trong trường hợp Mỹ quyết định đối đầu và gây chiến, thách thức vị thế của Triều Tiên, sức mạnh hạt nhân của Juche (hệ tư tưởng nhà nước Triều Tiên) và đội quân hùng mạnh sẽ phát động cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp và có sức tàn phá thảm khốc, làm Mỹ đổ nát tới tận cùng" – tờ báo viết.
Rodong Sinmun cũng lên án nỗ lực "phong tỏa để kiềm chế Triều Tiên bằng lệnh trừng phạt" của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ): "Các biện pháp trừng phạt, gây áp lực, đe dọa và tống tiền của kẻ thù sẽ tạo cơ hội cho Triều Tiên đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn, trong khi mang lại sự ô nhục dành cho bọn họ".
"Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mạnh nhất bất chấp những khó khăn chưa từng có và các vụ thử nghiệm. Triều Tiên không hề sợ bất kỳ hình thức trừng phạt, gây áp lực hay nguy cơ xảy ra chiến tranh nào".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa). Ảnh: KCNA
Trước đó trong ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thông báo Tokyo sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 tới đảo Hokkaido.
Ông Onodera cho biết Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm nhiều hành động khiêu khích hơn trong tương lai, bao gồm việc phóng tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản giống 2 lần gần đây. Ông Onodera cam kết Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sự an toàn của người dân.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ông sẽ "không bao giờ tha thứ" cho các hành động khiêu khích gây nguy hiểm của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh áp lực lên Bình Nhưỡng.
Đáp lại, chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un dọa "chôn vùi Nhật Bản dưới biển". Hôm 16-9, Bình Nhưỡng còn khẳng định sẽ phát triển kho vũ khí hạt nhân "mạnh ngang Mỹ".
Vụ thử tên lửa Hwasong-12... Ảnh: REUTERS
... và Hwasong-14 của Triều Tiên. Ảnh: EPA
Theo ước tính của báo Chosun Ilbo hôm 19-9, Triều Tiên đã bắn ít nhất 22 quả tên lửa trong năm nay với chi phí khoảng 380-400 triệu USD. Nguồn tin tại một viện nghiên cứu ở Hàn Quốc cho hay giá của mỗi quả tên lửa mà Triều Tiên thử nghiệm bao gồm chi phí đầu đạn, động cơ đẩy, nhiên liệu và chất oxy hóa.
"Tầm bắn càng xa thì động cơ càng tốt và cần nhiều nhiên liệu hơn. Do Triều Tiên phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nên giá của một quả tên lửa tỉ lệ thuận với tầm bắn" - nguồn tin cho biết.
Triều Tiên có thể đã chi 7-10 triệu USD để phóng 4 tên lửa Scud với tầm bắn 1.000 km vào ngày 6-3 năm nay, 15 triệu USD cho mỗi tên lửa tầm trung nhiên liệu rắn Pukguksong-2, 30 triệu USD cho 6 vụ phóng tên lửa Hwasong-12 từ tháng 4 và 50 triệu USD cho 2 vụ phóng tên lửa Hwasong-14 với tầm bắn 12.000 km.(NLĐ)