Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Hạm đội TRung Quốc bất ngờ khai hỏa vì Bắc Kinh sợ dính đòn chí mạng của Hải quân Ấn Độ
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 28-08-2017:
- Cập nhật : 28/08/2017
Ngỡ ngàng trước 'chiêu' né ám sát đặc biệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un
Luôn cho rằng mình là mục tiêu ám sát của Hàn Quốc và Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo toàn tính mạng cho bản thân.
Dùng xe cấp dưới để di chuyển
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là sợ bị ám sát đến mức ông phải cắt giảm các hoạt động công khai, thay đổi lịch trình di chuyển, từ chối đi xe cá nhân, theo báo cáo của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS).
NIS cho rằng trong vài tháng trở lại đây, ông Kim thời gian gần đây luôn lo sợ bị không kích hoặc trở thành mục tiêu của các tay súng bắn tỉa khi di chuyển bằng chiếc Mercedes-Benz của mình.
Vì vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là thường xuyên di chuyển vào bình minh và luân phiên ngồi xe cấp dưới thay vì xe của mình để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, các sự kiện công cộng có sự hiện diện của ông Kim sẽ huy động lực lượng đông đảo các binh sĩ trang bị súng trường trên mọi ngả đường trong khi sóng điện thoại sẽ bị làm nhiễu vì lo ngại thiết bị này có thể bị dùng để kích nổ bom.
"Ông Kim rất hay thu thập thông tin về các âm mưu ám sát thông qua cơ quan tình báo Triều Tiên", Giám đốc NIS Lee Cheol-woo tiết lộ.
Theo Telegraph, mối lo ngại của nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt đầu nổi lên từ hồi đầu năm, sau khi xuất hiện thông tin Mỹ và Hàn Quốc đang thành lập một lực lượng đặc biệt có nhiệm vụ tấn công các lãnh đạo của Bình Nhưỡng trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
Dùng thế thân khi đi xem phóng tên lửa
Một phương án khác được nhà lãnh đạo trẻ tính tới là dùng thế thân để đánh lạc hướng kẻ thù. Phương pháp này được cho là đã được ông Kim áp dụng trong lần giám sát vụ phóng tên lửa trong đêm 28/7.
Theo Daily Star, nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là sử dụng nhân vật có ngoại hình tương tự và mặc các trang phục giống ông để di chuyển xung quanh vị trí phóng tên lửa.
Cùng với đó, việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa trong đêm tại một vị trí chưa từng được biết đến theo nhận định của các chuyên gia, cũng có thể là một cách để Bình Nhưỡng tránh tối đa khả năng Mỹ có thể xác định vị trí của ông Kim đêm đó.
Thuê cựu điệp viên KGB
Mới đây nhất, theo tờ Asahi Shimbun, Bình Nhưỡng đã mời 10 cựu nhân viên chống khủng bố của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô tới để huấn luyện cho các vệ sĩ của ông Kim Jong-un khả năng phát hiện và ứng phó với các hành vi ám sát và tấn công khủng bố.
Tờ báo Nhật dẫn một nguồn thạo tin ở Bình Nhưỡng cho biết giới chức Triều Tiên đặc biệt quan lo ngại việc Mỹ có thể sử dụng hệ thống vũ khí hiện đại nhất để thực hiện ám sát ông Kim. Một trong những vũ khí được Bình Nhưỡng đặc biệt lưu tâm là máy bay tấn công không người lái Grey Eagle, dự kiến được triển khai ở Hàn Quốc vào năm 2018. Tuy nhiên, không rõ các điệp viên KGB sẽ bảo vệ lãnh đạo Triều Tiên khỏi các đợt không kích của Grey Eagle bằng cách nào.(VTC)
----------------------------------
Trung Quốc “hoảng” khi Nga đưa máy bay ném bom nguyên tử đến bán đảo Triều Tiên
Theo Ria Novosti, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng các bên cần tập trung nối lại đàm phán hòa bình để giảm căng thẳng và giải quyết các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên.
Hôm thứ Sáu (25/8), khi đưa ra ý kiến về việc máy bay ném bom chiến lược Nga Tu-95MS tiếp cận bán đảo Triều Tiên, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, rằng tất cả các bên liên quan trước hết cần tập trung vào việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình nhằm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc họp báo, các phóng viên đã hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước thông tin máy bay của lực lượng không quân Nga xuất hiện gần khu vực đang căng thẳng do cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ, cũng như do vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Tôi có thể để phía Nga bình luận, tuy nhiên quan điểm của Trung Quốc về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên rất rõ ràng, chúng tôi tin rằng tất cả các bên nên tập trung vào việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình và giải quyết các vấn đề nhanh chóng".
Hôm thứ Năm vừa qua (24/8), Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của nước này đã thực hiện các chuyến bay được lên kế hoạch trước trên vùng biển trung lập giữa vùng biển của Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Hoa Đông, sát bán đảo Triều Tiên. Máy bay ném bom Nga được yểm trợ bởi chiến đấu cơ Su-35S tối tân nhất và máy bay trinh sát cảnh báo sớm A-50. Sự xuất hiện của máy bay Nga khiến Nhật Bản và Hàn Quốc phải điều chiến đấu cơ theo sát.
Được biết, máy bay quân sự của Nga thường xuyên thực hiện các chuyến bay tuần tra trên vùng biển trung lập của Bắc Cực, Đại Tây Dương, Biển Đen và Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng Nga từng nhấn mạnh, tất cả các chuyến bay như vậy được thực hiện theo đúng luật quốc tế liên quan đến sử dụng không phận các quốc gia trung lập mà không vi phạm biên giới của các quốc gia khác.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc có tên "Người bảo vệ tự do Ulchi" (UFG) bắt đầu diễn ra hôm 21/8 vừa qua sẽ không có lợi cho việc giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Zakharova khẳng định rằng không thể thay thế giải pháp hòa bình cho tình hình phức tạp trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi những bên liên quan duy trì sự thận trọng tối đa.
Bà Zakharova cũng hy vọng rằng Triều Tiên sẽ không có bất kỳ sự đáp trả quân sự nào với các cuộc tập trận này. Ngoài ra, bà nhấn mạnh rằng bất kỳ thái độ công kích hay sự kiện cố ý nào đều có thể trở thành cái cớ cho xung đột quân sự, cũng như nên giảm bớt các chiến dịch quân sự trong khu vực để mở đường cho việc khôi phục các cuộc hòa đàm.(Infonet)
----------------------------
Thương mại Trung-Triều sau Nghị quyết 2371
Thị xã Hồn Xuân (tỉnh Cát Lâm) với dân số 225.000 người tọa lạc ở cực Đông đường biên giới Trung-Triều dài 1.400 km.
Dải đất hẹp này tọa lạc giữa biên giới ba nước Trung Quốc (TQ), Triều Tiên và Nga. Sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết 2371 trừng phạt Triều Tiên hôm 5-8, Bắc Kinh đã thông báo cấm nhập khẩu hải sản từ Triều Tiên. Trước nay kinh tế Hồn Xuân gần như phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu này, do đó hàng chục nhà nhập khẩu hải sản ở Hồn Xuân đã xuống đường phản đối.
Tình hình ở TP Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh) cũng tương tự Hồn Xuân. Trước đây mỗi ngày xe tải chở hàng Triều Tiên vẫn nối đuôi nhau qua cầu Hữu Nghị Trung-Triều bắc ngang sông Áp Lục để vào Đan Đông. 70% thương mại Trung-Triều được thực hiện tại Đan Đông. Còn nay dân làm ăn ở Đan Đông than trời vì không còn tự do nhập hàng Triều Tiên như trước.
Nghị quyết 2371 gồm hai điểm chính. Một là cấm Triều Tiên cung cấp, bán hay chuyển giao than, sắt và quặng sắt, chì và quặng chì cùng với hải sản các loại. Hai là cấm các nước cấp vượt giấy phép lao động cho công dân Triều Tiên, cấm các nước cho phép công dân Triều Tiên thành lập doanh nghiệp hợp tác, cấm hợp tác với cá nhân và thực thể Triều Tiên hoặc đầu tư phát triển thêm doanh nghiệp hợp tác có sẵn.
Chuyên gia Marc Lanteigne tại ĐH Massey (New Zealand) nhận xét: “Lệnh cấm vận mới của LHQ sẽ tước đi của Triều Tiên 1 tỉ USD, tức 1/3 thu nhập từ ngoại thương Triều Tiên”. Theo hải quan TQ công bố hôm 23-8, trong bảy tháng đầu năm 2017, nhập khẩu của TQ từ Triều Tiên đã giảm 16,3%, đạt 1,04 tỉ USD.
Dù vậy, chuyên gia Justin Hastings ở ĐH Sydney lưu ý giao dịch thương mại Trung-Triều qua kênh chợ đen sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Hàng hóa Triều Tiên sẽ được vận chuyển qua sông Áp Lục bằng tàu hoặc bằng xe tải khi sông đóng băng. Một số hàng hóa khác của Triều Tiên sẽ được tàu TQ ăn hàng trên hải phận quốc tế giữa hai nước.
Theo nhà nghiên cứu Go Myong-hyun ở Viện nghiên cứu chính sách Asan (Hàn Quốc), tối thiểu 20.000 lao động Triều Tiên làm việc ở TQ và phần lớn làm trong các nhà máy dệt may. Sắp tới, các doanh nghiệp TQ có thể sẽ lách Nghị quyết 2371 bằng chiêu sử dụng nhân công giá rẻ Triều Tiên làm hàng may mặc tại Triều Tiên, sau đó chuyển hàng về TQ dán mác “made in China” rồi xuất khẩu.
Chuyên gia Marc Lanteigne nhận định quan điểm của TQ rất mơ hồ dù đang thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 2371: “Bắc Kinh không muốn Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân vì sẽ ảnh hưởng đến an ninh và chính phủ của Tổng thống Donald Trump sẽ gia tăng sức ép. Song TQ cũng không mong muốn chế độ Triều Tiên sụp đổ bởi lúc đó làn sóng người tị nạn sẽ chạy sang TQ và gây bất ổn khu vực”.(PLO)