Giải mã "ma dược" của IS; Cố vấn ông Assad: Nội chiến Syria sắp kết thúc; Hục hặc với Trung Quốc, Ấn Độ mua 6 trực thăng tấn công của Mỹ; Venezuela sẵn sàng phòng vệ trước nguy cơ Mỹ tiến hành các biện pháp quân sự
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 19-08-2017:
- Cập nhật : 19/08/2017
Mỹ - Trung nên quên chuyện bắt Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân
Giới chuyên gia Mỹ và Trung Quốc nhận định, giờ là lúc Washington và Bắc Kinh cần chấp nhận thực tế Triều Tiên đã là một quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đồng thời tập trung vào nâng cao năng lực phòng thủ để đối phó với Bình Nhưỡng.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), chiến lược giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên suốt một thời gian dài của Mỹ và Trung Quốc đã chứng minh tính phi thực tế, trong khi Bình Nhưỡng vẫn nhanh chóng giành được những thành tựu vượt bậc trong việc phát triển năng lực hạt nhân.
Do đó, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng, Washington và Bắc Kinh nên cùng hợp tác để chắc chắn Triều Tiên sẽ không sử dụng tới vũ khí hạt nhân. Còn nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhiều lần khẳng định vũ khí hạt nhân là điều sống còn của chính quyền Bình Nhưỡng.
"Việc công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân không có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho thế giới. Thực tế, trong những năm qua, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với một Triều Tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Dù lâu nay, Trung Quốc đặt ra 2 mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên là giải trừ hạt nhân và duy trì nền hòa bình, ổn định. Song khi hai mục tiêu này không thể cùng song hành, đã đến lúc Trung Quốc cân nhắc lại chiến lược", SCMP dẫn lời ông Jie Dalei tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Peking.
Cũng theo ông Jie, nếu như Mỹ và Trung Quốc không công nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu hạt nhân hợp pháp, thì giờ cũng là lúc Washington và Bắc Kinh chú tâm nâng cao năng lực phòng thủ.
Chia sẻ với tờ The New York Times hồi tuần trước, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho rằng, Mỹ có thể "chịu đựng" được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tương tự như với Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, cố vấn an ninh đương nhiệm của Mỹ là ông H.R. McMaster lại phản đối lời bình luận của bà Rice. Theo ông McMaster, "Bà Rice đã sai bởi học thuyết phòng thủ cổ điển không thể áp dụng với một chính quyền như Triều Tiên hiện tại".
Sau các cuộc khẩu chiến căng thẳng suốt những tuần qua liên quan tới việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Triều Tiên sẽ phải đối mặt với "lửa và những cơn giận dữ" chưa từng có còn Bình Nhưỡng cho công khai ý định tấn công đảo Guam bằng tên lửa, giới chuyên gia Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng đã đến lúc Washington và Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán.
"Sau những gì xảy ra ở Ukraine vào năm 2014, không có bất cứ quốc gia nào sở hữu vũ hí hạt nhân tuyên bố từ bỏ năng lực này. Cũng sẽ không có cuộc tấn công nào có thể loại bỏ toàn bộ tên lửa của Triều Tiên. Triều Tiên có diện tích 48.000 dặm vuông tương đương với nước Anh hoặc bang Pennsylvania trong khi mọi vũ khí của Triều Tiên đều nằm dưới lòng đất, nên không thể tiến hành giải trừ vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Do đó, trên phương diện ngoại giao, Mỹ cần phải công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân", Giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Pennsylvania, ông Arthur Waldron chia sẻ.
Chính sách của Mỹ - Trung buộc Triều Tiên từ bỏ phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân đã chứng minh tính phi thực tế.
Ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải cũng đồng tình với nhận định của giáo sư Waldron. Theo ông Wu, Mỹ nên bằng lòng với chuyện Triều Tiên sở hữu hạt nhân và chú trọng tới việc thuyết phục Bình Nhưỡng đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
"Dựa trên tình hình thực tế, Mỹ nên thỏa hiệp với Triều Tiên và từ bỏ chính sách lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng", ông Wu nhấn mạnh dù phương án này đem lại rủi ro cao nhưng lại là phương án thực tế nhất trong hoàn cảnh hiện nay.
Cũng theo ông Wu, mục tiêu cuối cùng của Washington là lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng chính là nguồn cơ khiến Trung Quốc cảm thấy bất an và từ bỏ ý định gia tăng thêm áp lực với Triều Tiên.
Ông Wu cũng nhấn mạnh việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề xuất kế hoạch "đóng băng kép" trong đó, Bình Nhưỡng cho dừng các hoạt động thử nghiệm hạt nhân và tên lửa để đổi lại Mỹ - Hàn ngừng tập trận chung, đã cho thấy bước dịch chuyển trong chính sách buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh.
Ông Yue Gang, Thượng tá nghỉ hưu thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đã âm thầm thay đổi mục tiêu chính sách với Bình Nhưỡng.
Ông Yue cho rằng, thay vì đẩy Bình Nhưỡng gần bờ vực chiến tranh, Washington nên ký kết một hiệp ước hòa bình thay thế cho thỏa thuận ngừng bắn giúp chấm dứt cuộc chiến liên Triều (1950 – 1953). Bởi theo ông Yue, việc Triều Tiên duy trì tình trạng sẵn sàng chiến tranh là do quốc gia này cảm thấy bất an khi chưa nắm trong tay một hiệp ước hòa bình. (infonet)
------------------------------
Bán đảo Triều Tiên, sau căng thẳng là chờ căng thẳng tiếp
Căng thẳng xung quanh bán đảo Triều Tiên đã bắt đầu hạ nhiệt và quay về quỹ đạo cũ: đe dọa đáp trả song hành với cam kết tăng cường an ninh.
Một bức tranh cổ động chương trình tên lửa của Triều Tiên có dòng chữ: "Không ai có thể cản bước chúng ta" được truyền thông Triều Tiên công bố ngày 17-8 - Ảnh: REUTERS
Hôm qua (17-8), Triều Tiên tiếp tục chỉ trích cuộc tập trận chung thường niên của Mỹ và Hàn Quốc mang tên "Người bảo vệ tự do Ulchi".
Bình Nhưỡng cho rằng cuộc tập trận, dự kiến bắt đầu vào tuần tới, sẽ dẫn tình hình bán đảo Triều Tiên tới "thảm họa".
Cùng ngày, thông cáo của phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ không đàm phán về chương trình hạt nhân nếu Mỹ tiếp tục duy trì các chính sách thù địch.
Thông cáo cho biết hôm 15-8 Phó đại sứ Triều Tiên tại LHQ, ông Kim In Ryong đã trình bày với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres như trên.
Đáp trả, phía Mỹ khẳng định các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc không phải là thứ để đem ra bàn đàm phán. Washington khẳng định những cuộc tập trận và các lần động binh sẽ tiếp tục cho tới khi nào Triều Tiên chịu dừng de dọa các nước khác.
Như vậy sau nhiều ngày căng thẳng, câu chuyện Triều Tiên và những căng thẳng xung quanh nó đã hạ nhiệt và quay lại lối mòn cũ.
Cách mà Triều Tiên lẫn Mỹ đặt điều kiện cho các bên không có gì mới, nếu không muốn nói là hoàn toàn sáo rỗng và cho có lệ.
Triều Tiên sẽ không dừng các vụ bắn thử tên lửa, thực tế đã chứng minh điều đó. Mỹ cũng sẽ chẳng ngừng tập trận với Hàn Quốc hay rút vũ khí khỏi Đông Bắc Á, đó là điều hiển nhiên.
Vậy nên, chuyện hai bên cứ đem những cái khó nhất, cốt lõi nhất và khó thay đổi nhất ra làm điều kiện cho đàm phán chỉ được xem là mang tính lấy lệ hơn là thực sự mong muốn đối thoại.
Giới quan sát nhận định, trong khi Bình Nhưỡng ngày càng có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ tên lửa, nỗ lực giải quyết vấn đề của các bên vẫn chưa có gì khởi sắc.
Nhật Bản vẫn lựa chọn chính sách gắn chặt lợi ích an ninh với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Hôm 17-8, phát biểu sau cuộc đối thoại cấp cao 2+2 về an ninh và ngoại giao tại Mỹ, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Nhật tiếp tục tuyên bố sẽ phối hợp chặt chẽ, "tăng cường năng lực của liên minh nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên".
Những tuyên bố kiểu này luôn lặp đi lặp lại sau mỗi lần Triều Tiên bắn tên lửa. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, hôm nay (18-8), Tổng thống Moon Jae In nhấn mạnh sẽ nỗ lực để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng kinh tế trên Bán đảo Triều Tiên thông qua việc kiến tạo chứ không phải chỉ là gìn giữ hòa bình.
Ông Moon trước đó một ngày cũng đã vạch ra "lằn ranh đỏ" cho các hoạt động của Triều Tiên và nhấn mạnh Hàn Quốc nên đi đầu trong các nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.(Tuoitre)
-------------------------
Triều Tiên tuyên bố không mang hạt nhân ra đàm phán
Trong thông cáo công bố hôm qua, Phó Đại sứ Triều Tiên Kim In-ryong cho biết đã điện đàm với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 15-8. Ông Ja Song-nam, Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hiện vẫn còn đang ở Bình Nhưỡng để tham dự cuộc họp cấp cao với lãnh đạo Kim Jong-un, theo hãng tin Reuters.
“Chừng nào mà chính sách thù địch và đe dọa hạt nhân của Mỹ vẫn còn tiếp tục, Triều Tiên sẽ không bao mang chương trình hạt nhân tự vệ của mình ra đàm phán, hoặc lùi bước khỏi con đường mà đất nước đã chọn, con đường phát triển vũ khí hạt nhân” – ông Kim In-ryong nói trong cuộc điện đàm với ông Guterres.
Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In-ryong. Ảnh: AP.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm 16-8 khẳng định đã đến lúc các bên phải “ngừng tranh luận và trở lại đối thoại ngoại giao”. Ông cũng nói với các nước như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc rằng Liên Hợp Quốc sẵn sàng tạo điều kiện để các cuộc đàm phán này diễn ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước cảnh cáo Triều Tiên sẽ đối mặt với “hỏa lực và cơn thịnh nộ” nếu còn tiếp tục đe dọa Mỹ. Đáp lại, Triều Tiên tuyên bố đang cân nhắc tấn công tên lửa vào khu vực căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hôm 15-8 cho biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hoãn kế hoạch này lại trong khi chờ hành động tiếp theo của Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã khen ngợi động thái này của ông Kim Jong-un là một quyết định “khôn ngoan”.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã hoãn kế hoạch này lại trong khi chờ hành động tiếp theo của Mỹ. Ảnh: KCNA
Trong tuyên bố nói với ông Guterres, Phó Đại sứ Kim In-ryong nhấn mạnh: “Mỹ châm ngòi hành động khiêu khích chống lại Triều Tiên trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, nhưng không có gì có thể làm thay đổi ý chí và quyết tâm trả đũa của quân đội và nhân dân Triều Tiên".
Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết của Mỹ về lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, có khả năng khiến nước này mất đi hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Theo ông Kim, nghị quyết này của Mỹ là một “hành động xâm phạm thô bạo đến chủ quyền của Triều Tiên và mang đến nhiều thách thức”. “Triều Tiên sẽ khiến Mỹ trả giá đắt vì tất cả các hành động mà nước này gây ra nhằm chống lại nhà nước và nhân dân Triều Tiên”, ông Kim khẳng định trong cuộc điện đàm.(PLO)