Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Với Bắc Triều Tiên - Donald Trump sẵn sàng phá lệ
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tối 03-05-2017
- Cập nhật : 03/05/2017
Triều Tiên mất một trong những bạn hàng lớn nhất: Ấn Độ
Triều Tiên vừa mất một trong những đối tác thương mại lớn nhất của nước này sau khi Ấn Độ tuyên bố cấm gần hết các thỏa thuận với Bình Nhưỡng.
Ấn Độ cấm gần hết các thỏa thuận thương mại với Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt của LHQ - Ảnh: CNNMoney
Đài CNN ngày 1-5 đưa tin chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố ngừng tất cả các giao dịch, ngoại trừ thực phẩm và dược phẩm, sau khi căng thẳng tăng cao tại bán đảo Triều Tiên và chính phủ Mỹ thúc giục các nước tăng cường các biện pháp gây áp lực cho Bình Nhưỡng.
Lệnh cấm đã chính thức có hiệu lực trong tháng 4 và là sự hưởng ứng của Ấn Độ trước lời kêu gọi tăng cường các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc lên Triều Tiên.
Trong hơn một thập kỷ qua, Hội đồng Bảo an LHQ đã nỗ lực để ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bình Nhưỡng bằng các áp đặt các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn hơn.
Hầu hết các quốc gia phương Tây đã ngừng giao thương với Triều Tiên. Cho đến gần đây thì Ấn Độ, đối tác thương mại lớn thứ ba sau Trung Quốc và Ả Rập Saudi, mới bắt đầu ngừng giao thương với Bình Nhưỡng.
Dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ sang Triều tiên năm 2015-2016 là 111 triệu USD và nhập khẩu vào khoảng 88 triệu USD.
Ấn Độ vẫn duy trì các mối quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng và lệnh cấm thương mại là lệnh cấm chính thức đầu tiên mà Ấn Độ công bố khi cho biết họ sẽ tuân thủ theo các nghị quyết trừng phạt của LHQ.
Năm 2015, Ấn Độ từng phản đối một nghị quyết của LHQ lên án các vi phạm nhân quyền của Triều Tiên. Ấn Độ cũng từng cho phép công dân Triều Tiên đến Ấn Độ để huấn luyện.
Tuy nhiên với lệnh cấm mới này, tất cả quân nhân, cảnh sát, nhân viên kỹ thuật và nhà khoa học của Triều Tiên đều bị cấm đến nước này để tập huấn.
Ấn Độ cho biết nước này cũng sẽ đóng băng tất cả các tài khoản tài chính và quỹ của chính phủ Triều Tiên tại nước này.(Tuoitre)
----------------------
Đại sứ quán Trung Quốc tại Triều Tiên kêu gọi dân về nước
Đại sứ quán Trung Quốc tại Triều Tiên đã gửi cảnh báo tới các công dân của họ tại Triều Tiên, khuyên họ nên trở về Trung Quốc đề phòng trường hợp có biến.
Binh sĩ Triều Tiên mang quốc kỳ khi đi qua tòa chung cư nằm dọc theo phố Ryomyong tại Bình Nhưỡng - Ảnh: AP/Yonhap
Trang Koreatimes dẫn thông báo đài RFA phát đi ngày 2-5 cho biết, đại sứ quán Trung Quốc gửi cảnh báo này tới công dân nước họ từ ngày 20-4, tức là 5 ngày trước khi Triều Tiên kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Theo đó phía Trung Quốc bày tỏ lo ngại những động thái khiêu khích quân sự của Triều Tiên có thể dẫn tới một cuộc tấn công của Mỹ với Bình Nhưỡng.
Đài RFA dẫn phát biểu của một người dân Trung Quốc sống tại thủ đô Bình Nhưỡng nói rằng anh này đã trở về Trung Quốc từ cuối tháng trước sau khi nhận được thông báo từ đại sứ quán.
Theo anh này, bình thường cứ hai hoặc ba tháng một lần anh mới về thăm nhà, tuy nhiên sau khi được khuyến cáo là anh "nên ở lại Trung Quốc một thời gian", anh đã rời khỏi Triều Tiên từ một tháng trước.
Công dân Trung Quốc này nói: "Đại sứ quán (Trung Quốc) chưa bao giờ đưa ra một cảnh báo như vậy. Tôi rất lo lắng và đã vội vã rời khỏi nước này (Triều Tiên)".
Tuy nhiên cũng theo anh này, phần lớn người dân Trung Quốc sống tại Triều Tiên vẫn đang phớt lờ cảnh báo đó vì cho rằng không khí tại Bình Nhưỡng vẫn rất bình yên. (TT)
-----------------------------------------
Mỹ, Trung Quốc thảo luận trừng phạt Triều Tiên
Các nguồn tin ngoại giao giấu tên tiết lộ với Reuters rằng, Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận về khả năng sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (giữa) trong cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 28-4 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các biện pháp trừng phạt mới sẽ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thông qua. Hiện vẫn chưa rõ nội dung cụ thể cũng như các biện pháp trừng phạt được Mỹ và Trung Quốc thảo luận.
Bắc Kinh gần đây đã ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) lên án chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên trong khi Nga bỏ phiếu chống.
Người phát ngôn của phái đoàn thường trực Mỹ tại Liên Hiệp Quốc ngày 2-5 cho biết đang tìm kiếm và xem xét các biện pháp đáp trả khả dĩ trước các hành động "khiêu khích HĐBA của Triều Tiên". Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 28-4 đã kêu gọi HĐBA nên sớm hành động trước khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6.
Trước đây, Liên Hiệp Quốc thường tỏ ra bị động, chỉ áp đặt các biện pháp trừng phạt và tăng cường nó sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa, Reuters nhận định.
Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên hồi đầu tháng 9-2016, HĐBA đã mất tới 3 tháng để đàm phán, đưa ra các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng trong đó chủ yếu nhắm vào cấm các mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho Triều Tiên.
Thực tế, các cuộc thảo luận trừng phạt Triều Tiên giữa Mỹ và Trung Quốc không phải mới. Bắc Kinh được xem là quốc gia gần gũi nhất của Bình Nhưỡng ở thời điểm hiện tại. Chính quyền Washington xem Bắc Kinh là chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, bất chấp có nhiều chỉ dấu cho thấy sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Triều Tiên đã suy giảm kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên cầm quyền cuối năm 2011.
Theo Reuters, trong các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên trước đây tại HĐBA, Mỹ và Trung Quốc cũng thường thảo luận trước khi đưa vấn đề ra thảo luận chung tại HĐBA gồm 15 thành viên. Theo các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc, hiện Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đưa nghị quyết trừng phạt Triều Tiên ra thảo luận tại HĐBA.
Giới quan sát nhận định, Mỹ một mặt muốn bắt tay với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, mặt khác tiếp tục mong muốn chiếm ưu thế chiến lược trước Trung Quốc, cụ thể ở đây là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được Washington triển khai tại Hàn Quốc.
Bắc Kinh đã nhiều lần phản đối Washington đưa THAAD tới Hàn Quốc, kêu gọi Mỹ rút nó ngay lập tức do lo ngại sẽ bị mất ưu thế song Washington khẳng định việc đưa THAAD là giữ vững cam kết bảo vệ đồng minh trước tên lửa của Triều Tiên trong tương lai. Hiện THAAD đã bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ vận hành đầy đủ trong vài tuần tới, theo Reuters.(Tuoitre)
----------------------------------------
Mỹ liên tiếp thị uy Triều Tiên
Ngày 2.5, Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) xác nhận đã điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B bay trên bầu trời Hàn Quốc vào ngày trước đó. Hai chiếc B-1B lần lượt tham gia cuộc tập trận với chiến đấu cơ Hàn Quốc và máy bay từ tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, theo nguồn tin quân sự tiết lộ với Yonhap. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-gyun cũng xác nhận cuộc tập trận chung mới với sự tham gia của B-1B nhằm tăng cường khả năng ứng phó hành động khiêu khích từ CHDCND Triều Tiên.
Đáp lại, Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên lên án: “Hành động khiêu khích quân sự liều lĩnh này đang đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên tới sát bờ vực chiến tranh hạt nhân. Quân đội Triều Tiên đang theo dõi động thái quân sự của Mỹ, sẵn sàng đáp trả mọi hình thức chiến tranh mà họ lựa chọn”. Mỹ điều 2 chiếc B-1B tới Hàn Quốc chỉ một ngày sau khi hai bên kết thúc cuộc tập trận chung thường niên kéo dài 2 tháng mang tên Đại bàng non (Foal Eagle). Trước đó, KCNA đưa tin trong tháng 3, Mỹ đã điều 9 chiếc B-1B, 20 chiến đấu cơ tàng hình F-35B cùng tàu sân bay USS Carl Vinson, hai tàu ngầm hạt nhân và một khu trục hạm trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đến tham gia cuộc tập trận Đại bàng non.
Cùng ngày 2.5, lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc (USFK) thông báo hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được triển khai tới Hàn Quốc vừa đi vào hoạt động, theo Yonhap. USFK khẳng định THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa từ Triều Tiên và bảo vệ Hàn Quốc. Lâu nay, Seoul và Washington khẳng định việc triển khai THAAD chỉ mang tính phòng thủ nhưng Bắc Kinh vẫn cực lực phản đối, với lập luận hệ thống này làm tổn hại an ninh Trung Quốc. Do đó, vài giờ sau khi USFK đưa ra thông báo trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố: “Chúng tôi phản đối việc triển khai THAAD và yêu cầu các bên liên quan dừng việc này ngay lập tức. Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình”, theo AFP.
Ngoài những khí tài nói trên, Mỹ vừa triển khai một máy bay trinh sát không người lái Global Hawk tới Tokyo, được cho là để theo dõi các động thái ở Triều Tiên. Đài NHK hôm qua dẫn lời giới chức Mỹ cho biết thêm Washington sẽ sớm triển khai thêm 4 chiếc Global Hawk tới Tokyo.(Thanhnien)