Putin kêu gọi ngừng đe dọa Triều Tiên; Thử tên lửa bay 700 km - cảnh báo Triều Tiên gửi Nga - Trung; 'Vũ khí hoàn hảo' giúp Triều Tiên tung đòn hạt nhân vào Mỹ; Triều Tiên có thể chủ định thử tên lửa trùng hội nghị ở Trung Quốc
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tối 15-05-2017
- Cập nhật : 15/05/2017
Hệ thống phòng không Nga sẵn sàng chiến đấu vì tên lửa Triều Tiên
Mặc dù nói vụ phóng tên lửa mới nhất của CHDCND Triều Tiên không đe dọa an ninh, Nga vẫn quyết định đặt hệ thống phòng không ở vùng Viễn Đông lên mức sẵn sàng chiến đấu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn quốc tế Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh ngày 14.5
Sau khi đánh giá vụ phóng tên lửa ngày 14.5 của Triều Tiên, giới chức Mỹ cho biết hay vì rơi gần Nhật Bản như các lần phóng trước, tên lửa mới rơi xuống vùng biển chỉ cách thành phố cảng Vladivostok, nơi đóng quân của Hạm đội Thái Bình Dương Nga “khoảng 96 km”.
Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày khẳng định vụ việc không đe dọa tới an ninh nước này. TASS dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng nêu rõ: "Vụ phóng tên lửa này không gây nguy hiểm đến Nga. Các hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga đã theo dõi đường đi của tên lửa trong suốt hành trình bay kéo dài 23 phút cho tới khi nó rơi xuống khu vực trung tâm Biển Nhật Bản (cách lãnh thổ Nga khoảng 500km)".
Tuy nhiên, hãng thông tấn RIA- Novosti đưa tin sau vụ thử, Nga đã phản ứng bằng cách đặt hệ thống phòng không ở vùng Viễn Đông ở mức cảnh báo cao. "Chúng tôi không thể không hiểu rằng lãnh thổ Nga không những là một đối tượng tấn công mà còn là nơi tên lửa có thể rơi xuống. Để bảo vệ chính mình khỏi những vụ việc có thể xảy ra, chúng tôi sẽ để hệ thống phòng không ở vùng Viễn Đông ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu được tăng cường", người đứng đầu Ủy ban An ninh và quốc phòng của Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện) Viktor Ozerov nêu rõ.
Cũng trong ngày 14.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ quan ngại về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, khi dự Diễn đàn quốc tế Vành đai và Con đường ở Trung Quốc.
Bình luận về việc tên lửa Triều Tiên rơi gần Nga, giáo sư Carl Schuster thuộc Đại học Thái Bình Dương Hawaii cho rằng đó có thể là thông điệp mà lãnh đạo Kim Jong-un muốn gửi tới Moscow và Bắc Kinh. "Họ (Triều Tiên) bảo Nga là chúng tôi cũng có thể chạm tới các ông, còn với Trung Quốc là chúng tôi không quan tâm ông nghĩ gì, chúng tôi độc lập", theo ông Schuster.
Giáo sư này còn nhận định lãnh đạo Kim có thể muốn Tổng thống Putin dính líu nhiều hơn và góp tiếng nói vào tình hình trên bản đảo Triều Tiên.(Thanhnien)
--------------------------------------
Mỹ, Nhật kêu gọi HĐBA LHQ họp khẩn về vấn đề Triều Tiên
Mỹ và Nhật Bản ngày 14/5 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tiến hành họp khẩn về vấn đề Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa mới nhất.
Phái đoàn thường trực của Uruguay tại LHQ, nước đang giữ chức Chủ tịch HĐBA LHQ, cho biết cuộc họp dự kiến diễn ra vào chiều 16/5.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 của Triều Tiên được giới thiệu trong cuộc diễu binh diễu hành nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng ngày 15/4. Ảnh: EPA/TTXVN
Sáng sớm 14/5, Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo, mà nước này tuyên bố là đã thử thành công một loại tên lửa mới - tên lửa đạn đạo chiến lược đất đối đất tầm trung Hwasong-12 có thể gắn đầu đạn hạt nhân. Động thái này này được cho là nhằm mục đích thử phản ứng của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In - một người theo chủ nghĩa tự do từng nói ông muốn làm dịu căng thẳng với Bình Nhưỡng.
Nếu thông tin về tên lửa mới được xác nhận, vụ phóng trên sẽ làm gia tăng quan ngại rằng Bình Nhưỡng có thể đang tiến gần hơn đến phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn đến đất liền Mỹ. HĐBA LHQ áp đặt những lệnh trừng phạt đầu tiên đối với Bình Nhưỡng vào năm 2006 và đã nhiều lần củng cố các biện pháp chế tài để phản ứng trước các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa của nước này.
Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 14/5 đã lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, cho rằng đây là "hành động đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới", đồng thời "vi phạm trắng trợn các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ.
Trong khi đó, Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) thuộc Liên minh châu Âu (EU) cùng ngày cũng ra tuyên bố nêu rõ: "Vụ phóng tên lửa mới đây và cả những vụ phóng trước đó của Triều Tiên tạo ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh thế giới, đồng thời gây thêm căng thẳng trong khu vực, thay vì thực hiện những biện pháp hạ nhiệt - vốn đang rất cần thiết tại đây".
EEAS yêu cầu Triều Tiên chấm dứt ngay việc phóng thử tên lửa; từ bỏ theo đuổi chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân cũng như các chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; đồng thời có các cuộc đàm phán đáng tin cậy và có ý nghĩa với cộng đồng quốc tế. EEAS nêu rõ EU sẵn sàng hỗ trợ tiến trình đàm phán này.(TTXVN)
---------------------------------------
Hàn Quốc vẫn muốn đối thoại sau khi Triều Tiên phóng tên lửa
Tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ tiếp tục tìm cách đối thoại với CHDCND Triều Tiên bất chấp vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Bình Nhưỡng.
Thông tin trên do Cố vấn tổng thống Hàn Quốc Yang Moo-jin đưa ra vào ngày 15.5, một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo bay xa khoảng 700 km trước khi rơi xuống vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA nhấn mạnh đó là tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới xa mang tên Hwasong-12 (Hỏa Tinh-12) mới được Bình Nhưỡng phát triển.
Ông Yang, hiện là giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc, dự đoán rằng chính quyền Tổng thống Moon có thể sớm thông báo những giải pháp khôi phục các kênh đối thoại không chính thức với Bình Nhưỡng, theo Yonhap.
“Tổng thống Moon có 3 mục tiêu chính trong chính sách. Thứ nhất là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập một chế độ hòa bình ở đây. Thứ hai là loại bỏ mọi nguy cơ dẫn tới chiến tranh trên bán đảo bằng cách mở rộng hợp tác kinh tế và ngoại giao giữa miền Nam và miền Bắc. Thứ 3 là thể chế hóa sự hợp tác như thế”, ông Yang, người được cho là đã hỗ trợ định hình chính cách Triều Tiên của Tổng thống Moon.
Giáo sư Yang cho rằng phương thức chiến lược để đạt 3 mục tiêu chính nói trên là sử dụng việc gây áp lực và đối thoại cùng lúc, nhưng ông lưu ý Tổng thống Moon sẽ không ngồi xuống đối thoại với Bình Nhưỡng trong khi Triều Tiên tiếp tục có hành động “khiêu khích quân sự” như đợt thử tên lửa đạn đạo hôm 14.5.
“Chính sách Triều Tiên của Tổng thống Moon là chúng ta cần trừng phạt nghiêm khắc Triều Tiên vì mọi sự vi phạm thông lệ cũng như quy định quốc tế và các vụ phóng tên lửa của nước này cấu thành sự vi phạm như thế”, ông Yang cho biết thêm.
Cũng theo giáo sư Yang, Tổng thống Moon sẽ sớm gửi các đặc phái viên tới Mỹ, Nga, Nhật và Trung Quốc để giải thích sự thay đổi lập trường của Hàn Quốc về Triều Tiên.(Thanhnien)
--------------------------------
Triều Tiên dọa phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
CHDCND Triều Tiên ngày 15.5 tuyên bố vụ thử tên lửa mới hôm qua đã thành công và là bước chuẩn bị để gắn đầu đạn hạt nhân.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đích thân giám sát vụ phóng thử tên lửa đạn đạo ngày 14.5. KCNA nhấn mạnh đó là tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới xa mang tên Hwasong-12 (Hỏa Tinh-12) mới được Bình Nhưỡng phát triển.
Phía Triều Tiên khẳng định vụ thử thành công, tên lửa bay xa 787 km và đạt tới độ cao 2.111 km. Số liệu này tương đối trùng khớp với đánh giá của giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cũng khẳng định tên lửa được bắn với góc cao nhất để bảo đảm an ninh của các nước láng giềng. Theo các chuyên gia, nếu bắn ở góc bình thường, tên lửa này có thể đạt tầm bắn từ 4.500 - 6.000 km.
"Vụ phóng thử nhằm mục đích kiểm tra các yếu tố kỹ thuật và công nghệ của tên lửa mới phát triển có khả năng mang đầu đàn hạt nhân cỡ lớn. Nhà lãnh đạo Kim đã cảnh báo nếu Mỹ cố gắng kích động CHDCND Triều Tiên, họ sẽ không thể thoát khỏi thảm họa lớn nhất trong lịch sử, và Mỹ không nên đánh giá sai hay bỏ qua thực tế rằng lục địa Mỹ cũng như vùng hoạt động của họ ở Thái Bình Dương giờ đây đã nằm trong phạm vi tấn công của CHDCND Triều Tiên", KCNA nhấn mạnh.
Trong khi đó, trang 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên nhận xét rằng vụ phóng thử thành công mới nhất của Bình Nhưỡng cho thấy khả năng chưa từng có trước đây của tên lửa nước này. "Điều này không chỉ cho thấy một tên lửa đạn đạo tầm trung có thể tấn công căn cứ Mỹ ở Guam, mà quan trọng hơn đó có thể là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa", theo 38 North.(TN)