Nga hiện đại hóa quân sự uy hiếp toàn diện NATO; Tấn công mạng diện rộng ở châu Âu; Trung Quốc đưa J-20 theo tàu sân bay Liêu Ninh “khoe cơ bắp“; Mỹ dấn sâu sẽ hứng ác mộng tại Syria
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trưa 29-06-2017
- Cập nhật : 29/06/2017
Nga đề xuất giải pháp cho khủng hoảng Triều Tiên
Theo tờ Pravda Report của Nga, các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow đã sẵn sàng thảo luận kế hoạch mới về giải pháp cho khủng hoảng Triều Tiên với các đối tác quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: asiasentinel.com
Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Igor Morgulov, cho biết mục tiêu của chương trình là “tạo ra một cơ chế cho một hòa bình bền vững ở Đông Bắc Á trong khi song hành giải quyết các vấn đề của bán đảo Triều Tiên, trong đó có giải trừ hạt nhân”.
Kế hoạch này đem đến các bước đi nhất định hướng tới đối thoại mà không cần điều kiện tiên quyết. Để bắt đầu kế hoạch, Nga đề xuất kiềm chế mọi đe dọa lẫn nhau. Ông Morgulov nhấn mạnh Moscow đang phối hợp hành động với các đối tác Trung Quốc.(PLO)
--------------------
Lo Triều Tiên không có tiền trả, Trung Quốc ngừng bán xăng dầu
Reuters dẫn các nguồn tin tiết lộ Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ngừng bán nhiên liệu cho CHDCND Triều Tiên vì lo ngại không được trả tiền.
Reuters ngày 28.6 dẫn một nguồn tin liên quan trực tiếp đến sự việc cho hay CNPC đã dừng bán nhiên liệu cho Triều Tiên từ tháng trước hoặc cách đây 2 tháng và đó là quyết định đơn thuần về vấn đề thương mại.
Theo nguồn tin nói rằng các đại lý của Triều Tiên, bạn hàng mua xăng dầu chính của Trung Quốc, thời gian gần đây không thể trả tiền, trong khi CNPC yêu cầu phải thanh toán trước.
Hai nguồn khác cũng xác nhận thông tin trên trong khi CNPC và Bộ Thương mại Trung Quốc chưa có phản hồi còn Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh từ chối bình luận.
Theo Reuters, năm 2016 Trung Quốc bán 96.000 tấn xăng dầu và khoảng 45.000 tấn diesel trị giá tổng cộng 64 triệu USD cho Triều Tiên. Hầu hết trong số này do CNPC bán ra.
Trong khi đó, một nguồn tin khác ở Trung Quốc nói nước này không có dấu hiệu ngừng bán dầu thô cho Triều Tiên. Bắc Kinh không công bố lượng dầu thô xuất khẩu sang láng giềng trong vài năm qua nhưng có thông tin mỗi năm Bình Nhưỡng nhập 520.000 tấn từ đồng minh lớn nhất của mình.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh vấn đề hạt nhân Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mỹ và các nước khác đang cố gây áp lực để Trung Quốc có bước đi cụ thể nhằm ngăn chặn Triều Tiên theo đuổi hạt nhân. (Thanhnien)
---------------------------
Mỹ lo Nga ‘thế chỗ’ Trung Quốc giúp đỡ Triều Tiên
Trong khi ra sức gây áp lực lên Trung Quốc để mạnh tay hơn với đồng minh Triều Tiên, Mỹ lo ngại rằng Nga có thể tăng cường hỗ trợ cho Triều Tiên để thay thế vai trò của Trung Quốc.
“Tôi rất lo ngại rằng Nga có thể giúp đỡ Triều Tiên. Mặc dù chưa có bằng chứng nhưng chúng tôi đang theo dõi sát sao việc này” - Reuters ngày 27-6 dẫn lời đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, nói với các nghị sĩ Mỹ tại Washington.
Theo Reuters, trong khi Washington đang hối thúc các nước hạ cấp quan hệ với Bình Nhưỡng để trừng phạt nước này theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa, Nga và Triều Tiên hồi tháng 5 đã khởi động dịch vụ phà xuyên biên giới giữa hai nước. Thêm vào đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng kêu gọi thế giới nên đàm phán thay vì đe dọa Triều Tiên.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley. Ảnh: REUTERS
“Chúng ta cần tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng cần để mắt tới Nga. Chúng ta cũng cần tiếp tục thể hiện cho chính quyền Triều Tiên biết rằng chúng ta không tìm cách thay đổi chính quyền của họ… Chúng ta chỉ muốn họ dừng các hoạt động hạt nhân” - bà Haley nói.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần hối thúc Trung Quốc cần phải mạnh tay hơn nữa trong việc kiềm chế nước láng giềng và là đồng minh Triều Tiên. Washington cũng cảnh báo mọi lựa chọn đang được tính đến nếu Bình Nhưỡng khăng khăng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.
Bắc Kinh thường xuyên khẳng định tầm ảnh hưởng của nước này đối với Triều Tiên rất hạn chế và đang làm tất cả những gì có thể để kiềm chế Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump tuần trước vẫn tuyên bố rằng nỗ lực kiềm chế Triều Tiên của Trung Quốc đã thất bại. Các quan chức chính quyền cấp cao cho biết Tổng thống Trump hiện xem xét các hành động thương mại chống lại Bắc Kinh.
Dù vậy, Đại sứ Haley vẫn nhấn mạnh: “Việc gây sức ép với Trung Quốc không thể dừng lại. Chúng ta phải đề nghị Trung Quốc làm theo những gì mà họ phải làm. Đồng thời, tất cả các nước khác cũng cần đảm bảo chắc chắn rằng họ đang thực thi các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp vào Triều Tiên”.
Cùng với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, Mỹ đang đẩy mạnh việc trừng phạt Triều Tiên với mong muốn có thể kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng.(PLO)