Thủ tướng Nhật tuyên bố sẽ hành động ngăn chặn Triều Tiên; Tuyên bố của G7 chưa tạo sức ép lên Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên; Triều Tiên phóng tên lửa: Mỹ xác nhận, Nhật Bản lên án mạnh mẽ; Sau tên lửa hạt nhân, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công vũ khí bí mật
Trung Quốc cảnh báo G7 đừng xen vào Biển Đông
- Cập nhật : 29/05/2017
Kêu gọi phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên Biển Đông trong tuyên bố chung, nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) một lần nữa khiến Trung Quốc nổi giận.
Gạt qua sự khác biệt trong nội bộ, tuyên bố chung của G7 thể hiện sự quan tâm của khối đến tình hình thế giới. Trong tuyên bố dày 6 trang ngày 27-5, các nhà lãnh đạo G7 đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông, lên tiếng kêu gọi “phi quân sự hóa” các thực thế đang tranh chấp.
Lời kêu gọi của G7 đã ngay lập tức bị Trung Quốc phản đối mạnh.
Ngày 28-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng lên tiếng bày tỏ “sự không hài lòng” trước tuyên bố của G7 đề cập tới Biển Đông.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng yêu cầu “G7 và các quốc gia khác không can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực, tôn trọng những nỗ lực giải quyết tranh chấp của các nước trong khu vực và ngừng đưa ra các nhận xét vô trách nhiệm”.
Tuy nhiên, đằng sau những lời hoa mỹ và cố gắng thể hiện trách nhiệm đó, Bắc Kinh đang tiến hành cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo trên các thực thể chiếm đóng phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các hình ảnh vệ tinh thu được cho thấy Trung Quốc đã xây dựng trái phép các đường băng, nhà chứa máy bay và công trình phòng sự trên các thực thể phi pháp này.
Mỹ, Nhật Bản - hai quốc gia chủ chốt trong nhóm G7, đã nhiều lần lên án các hoạt động mang tính coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông.
Đáp lại, Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng nói Washington và Tokyo đừng xen vào chuyện nội bộ của khu vực.
Trực thăng AS-332 Super Puma hạ cánh trên sàn đáp cuối boong tàu USS Dewey tháng 1-2012 - Ảnh: USPACOM
Tuyên bố của G7 và phản ứng của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh Biển Đông đang có nhiều diễn biến mới trong những ngày gần đây.
Theo giới quan sát, những vụ chạm trán giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông những ngày gần đây là có liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được cho là đang tổ chức đàm phán để thông qua một nghị quyết trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã tỏ ý không ủng hộ và bắt tay với Nga để đối trọng lại Mỹ tại Hội đồng Bảo an.
Ngày 24-5, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Dewey của Mỹ đã tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn - một trong những thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng trái pháp, và tiến hành diễn tập cứu người.
Đây là hành động thách thức chủ quyền vô lý của Bắc Kinh chưa từng có kể từ khi Mỹ bắt đầu đưa tàu chiến tới Biển Đông thực hiện tuần tra đảm bảo "tự do hàng hải và hàng không".
Ngày 26-5, Lầu Năm Góc xác nhận 2 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đã can thiệp "không chuyên nghiệp và thiếu an toàn" máy bay tuần thám P-3 Orion của Mỹ trên không phận quốc tế cách Hong Kong khoảng 240km về phía tây nam.
Cùng ngày hôm đó, Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã gặp nhau tai Matxcơva và tiếp tục kêu gọi các bên liên quan tình hình Triều Tiên kiềm chế.
Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 28-5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không những lên tiếng phủ nhận chuyện đánh chặn, mà còn tố ngược lại phía Mỹ, yêu cầu Washington tránh tái diễn các hoạt động nguy hiểm tương tự, đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
DUY LINH
Theo Tuoitre.vn