Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ không được lợi lộc gì nếu như mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc không căng thẳng kéo dài bởi nó sẽ phá hủy mạng lưới thương mại trong khu vực, bộ trưởng thương mại Hàn Quốc khẳng định.
Ấn Độ tăng cường trang bị khí tài Nga
- Cập nhật : 12/10/2016
New Delhi tiếp tục củng cố sức mạnh quân đội thông qua việc trang bị thêm các thiết bị quốc phòng và khí tài tối tân do Moscow cung cấp.
Theo RIA Novosti, hải quân Ấn Độ ngày 9.11 đã tiếp nhận bàn giao tàu INS Tarkash, chiếc thứ hai trong số 3 hộ tống hạm tàng hình lớp Krivak III (còn gọi là lớp Talwar) mua từ Nga. Tàu này được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Yantar ở tỉnh Kaliningrad thuộc vùng Baltic. RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên của Nhà máy đóng tàu Yantar Sergei Mikhailov cho biết buổi lễ bàn giao tàu INS Tarkash được tổ chức tại Kaliningrad với sự tham dự của nhiều sĩ quan quân đội cấp cao hai nước Nga và Ấn Độ.
|
Hộ tống hạm và tên lửa hiện đại
Hồi năm 2006, New Delhi ký hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD để đặt mua 3 hộ tống hạm lớp Talwar do Moscow cung cấp. Chiếc đầu tiên mang tên INS Teg đã gia nhập hải quân Ấn Độ vào ngày 27.4 vừa qua. Chiếc cuối cùng, mang tên INS Trikand, hiện đang trong quá trình chạy thử và dự kiến chính thức được bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào năm tới.
Hộ tống hạm thuộc lớp Talwar được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng dùng cho loại tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos chống tàu chiến. Ngoài ra, loại tàu này còn được trang bị pháo 100 mm, hệ thống tên lửa đối không Shtil, 2 hệ thống pháo cận chiến phòng không Kashtan cùng một số khí tài khác. Đồng thời, tàu Talwar được trang bị 2 bộ ống phóng kép dùng cho ngư lôi cỡ 533 mm và có thể mang theo một trực thăng săn tàu ngầm. Trước đây, Nga từng đóng 3 hộ tống hạm lớp Talwar cho Ấn Độ là INS Talwar, INS Trishul và INS Tabar.
Ngoài hộ tống hạm, New Delhi cũng sẽ mua 35.000 tên lửa hiện đại của Moscow. RIA Novosti hôm 6.11 dẫn một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết 2 nước đã ký 2 hợp đồng cung cấp các loại tên lửa chống tăng có giá trị ước khoảng 240 triệu USD. Bên cạnh đó, truyền thông Ấn Độ đưa tin Moscow sẽ sớm cung cấp 25.000 tên lửa Invar dùng trên xe tăng T-90 cùng 10.000 tên lửa Konkurs cho New Delhi. Trước đó, báo Pravda đưa tin Ấn Độ đã chuẩn thuận việc mua tên lửa chống tăng Invar và hơn 200 tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos có giá trị tổng cộng 1,5 tỉ USD.
Nhượng quyền sản xuất
RIA Novosti ngày 6.11 đưa tin trong số 25.000 tên lửa Invar mà Ấn Độ dự định trang bị cho quân đội nước này thì New Delhi chỉ mua 10.000 tên lửa từ Moscow. Số còn lại, Ấn Độ sẽ tự sản xuất theo thỏa thuận nhượng quyền công nghệ.
Tên lửa không phải là khí tàu duy nhất mà New Delhi tự sản xuất theo thỏa thuận nhượng quyền. Chuyên trang quân sự Defpro gần đây đưa tin Ấn Độ từ năm 2020 sẽ tự sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 của Nga. Loại máy bay chiến đấu này do hãng sản xuất máy bay Nga Sukhoi chế tạo và là kết quả hợp tác giữa New Delhi và Moscow, với vốn đầu tư lên đến 10 tỉ USD. Máy bay T-50 còn được đánh giá như một đối thủ đáng gờm của 2 loại chiến đấu cơ thế hệ 5 do Mỹ sản xuất là F-22 và F-35. Theo AFP, Ấn Độ có kế hoạch trang bị 200 chiếc T-50. Ngoài ra, theo trang Defpro, Nga cũng hy vọng vào cuối năm nay sẽ ký kết thỏa thuận cung cấp thêm 42 chiến đấu cơ hiện đại Su-30MKI cho Ấn Độ.
New Zealand phát triển năng lực đổ bộ Hai nước Úc và Anh vừa tham gia hỗ trợ Lực lượng Phòng vệ New Zealand phát triển năng lực đổ bộ trong một cuộc diễn tập từ ngày 5 - 16.11. Theo Tân Hoa xã, cuộc diễn tập mang tên Pae Tata diễn ra tại nhiều địa điểm có sự tham gia của các lực lượng hải, lục và không quân của 3 nước trên với giả định đổ bộ tấn công chiếm những khu vực trên bãi biển. New Zealand góp mặt với 2 tàu hải quân, 1 đội thợ lặn cùng một số đơn vị bộ binh, không quân và đặc nhiệm. Tàu đổ bộ Úc HMAS Tobruk cũng tham gia bài tập nâng cao năng lực phối hợp, trong khi các chuyên gia về tấn công đổ bộ của Anh phụ trách phần huấn luyện kỹ năng này. |
Trùng Quang
Theo Thanh Niên