Để thích ứng với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đang có kế hoạch biến bom thường thành bom thông minh.
Đây là chương trình hiện đại hóa quy mô lớn nhất của lục quân Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay. Báo chí Anh cho rằng, hợp đồng này trị giá 250 triệu USD, là đơn hàng lớn về xe tăng chiến đấu mới đầu tiên của Việt Nam trong nhiều năm qua.
T-90 thể hiện xuất sắc trên chiến trường
Nói về xe tăng T-90 Nga, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc cho rằng loại xe tăng này đã được xuất khẩu cho hai nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm Ấn Độ và Thái Lan.
Trong đó, đáng chú ý, hiện nay, Ấn Độ sở hữu tới 310 chiếc xe tăng T-90S, thậm chí có tin cho rằng Ấn Độ đã mua ít nhất 1.000 xe tăng T-90. Đây là xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất và là chủ lực của lực lượng thiết giáp lục quân Ấn Độ.
Ngoài ra, xe tăng T-90 Nga đã bán cho nhiều nước khác trên thế giới. Chỉ riêng Algeria và Saudi Arabia đã lần lượt trang bị ít nhất 180 xe tăng T-90. Ai Cập, Iraq và Kuwait cũng đã lựa chọn mua sắm xe tăng T-90 Nga.
Theo tiết lộ của Trợ lý vấn đề hợp tác quân sự của Tổng thống Nga gần đây, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga sẽ cung cấp lô 73 xe tăng T-90 đầu tiên cho Iraq, sau đó sẽ có nhiều trang bị hơn được đưa tới Iraq. Đầu năm 2017, Kuwait đã đặt mua 146 xe tăng T-90MS, đơn giá lên tới 15 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng là 2,19 tỷ USD. Ai Cập và Nga cũng đã ký kết hợp đồng xe tăng T-90MS, số lượng mua lên tới 500 chiếc, trị giá hợp đồng đạt 2 tỷ USD.
Theo các chuyên gia phân tích, xe tăng T-90 Nga sở dĩ được các nước ưu ái mua sắm như vậy có 2 nguyên nhân: Một là xe tăng dòng M1 Abrams do Mỹ chế tạo đã bị “mất uy” ở chiến trường Trung Đông, vì vậy bị các nước Trung Đông “hờ hững”. Hai là xe tăng T-90 có biểu hiện xuất sắc ở chiến trường này, tháp pháo chưa từng bị thiệt hại, vì vậy nó được các nước hoan nghênh.
Uy lực xe tăng T-90
Về thông số tính năng kỹ thuật, xe tăng chiến đấu T-90 Nga dài 9,53 m, rộng 3,78 m, cao 2,22 m, nặng 46,5 tấn, sử dụng động cơ diesel V-84MS với công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa 60 km/giờ, tầm hoạt động tối đa 500 km. Kíp chiến đấu 3 người.
Xe tăng chiến đấu T-90S là loại xe tăng được phát triển trên nền tảng xe tăng T-72 Liên Xô. Loại xe tăng này sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng T-80U, pháo chính là pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125 mm, có thể phóng đạn xuyên thép, đạn nổ HEAT, ngoài ra có thể phóng tên lửa chống tăng 9M119 (mang theo 6 quả).
Vũ khí phụ của xe tăng T-90 là súng máy hạng nặng Kord, súng bắn đạn 12,7 x 108 mm, tầm bắn hiệu quả trên 1,5 km, tốc độ bắn 600 phát/phút, trang bị dây đạn 50 viên. Ngoài ra, T-90 còn được trang bị súng máy đồng trục PKMT với cơ số đạn 2.000 viên. Trung Quốc "dìm hàng"
Việc Việt Nam đặt mua các loại vũ khí trang bị quốc phòng luôn được phía Trung Quốc rất quan tâm, thậm chí báo chí của họ còn đem các loại vũ khí trang bị của Trung Quốc ra so sánh. Chẳng hạn, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 5/8 cho rằng xe tăng hạng nhẹ Type 96 của Trung Quốc là một loại xe tăng có thể tạo ra “cơn ác mộng” cho xe tăng T-90, phù hợp với môi trường tác chiến có kênh rạch chằng chịt.
Ngoài ra, bài báo cho rằng Trung Quốc hiện nay đã tự nghiên cứu chế tạo được nhiều loại xe tăng, thậm chí xe tăng của họ còn “tiên tiến hơn” cả xe tăng Nga, ví dụ như xe tăng VT-4 Trung Quốc “tiên tiến” hơn xe tăng T-90 Nga.
Tuy nhiên, bài báo than phiền rằng khả năng xuất khẩu các loại xe tăng của Trung Quốc còn hạn chế, nhất là xe tăng Trung Quốc như VT-4 chưa có cơ hội được đưa vào chiến trường thử nghiệm, vì vậy VT-4 khó xuất khẩu.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn