Do có nhiều ưu điểm nổi trội so với tàu 2 thân như: có khả năng tàng hình, tốc độ cao, khả năng chịu sóng gió tốt… nên nghiên cứu, chế tạo tàu 3 thân đang là xu hướng phát triển của các cường quốc hải quân trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ...
Cận cảnh kho vũ khí khủng của Syria
- Cập nhật : 12/10/2016
Nằm ở trung tâm của những cuộc nổi loạn, nội chiến và các hợp đồng vũ khí đa quốc gia, Syria đang là mảnh đất “động” nơi các quyền lực Chiến tranh Lạnh cũ, Nga và Mỹ, tranh giành ảnh hưởng.
Trong bối cảnh đó, Syria cũng đã tăng cường kho vũ khí nhiều chủng loại của mình, bao gồm cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, một lực lượng không quân đáng nể và những “di sản” Chiến tranh Lạnh đủ để chất đầy cả tá bảo tàng Phòng không. Một yếu tố quan trọng khác là chính quyền của Tổng thống Assad vẫn nắm quyền qua hai thế hệ, với một lực lượng quân đội tuyệt đối trung thành và không chùn bước. Nhưng những gì giới truyền thông vẫn chưa nắm được là một đánh giá chính xác về sức mạnh hiện tại của quân đội Syria.
Syria là một trong số ít quốc gia từ chối ký Công ước Vũ khí hóa học năm 1997. Nước này sở hữu kho khí Sarin, độc gấp 500 lần xyanua, và có thể cả khí mù tạt (Mustard Gas), Tabun và VX. |
Chiến đấu cơ mũi nhọn của không quân Syria là MiG-29, ra mắt từ năm 1983, có thể bay với tốc độ Mach 2,25 với tầm bay gần 900 dặm. MiG-29 trang bị đại liên 30 ly, có thể chở 4 tấn vũ khí bao gồm 6 tên lửa không đối không. Syria đang có ít nhất 19 chiếc MiG-29 đang hoạt động và 24 chiếc đã đặt hàng. |
Trực thăng tấn công Mil Mi-24, còn được NATO gọi là “Tá điền”, được vũ trang hạng nặng với súng Gatling, tên lửa và bom. Syria hiện có từ 35-48 chiếc, bên cạnh 36 chiếc trực thăng tấn công SA-242 Gazelle do Pháp sản xuất. |
Mil Mi-8 là trực thăng vận tải được sản xuất nhiều nhất thế giới, ra đời từ năm 1967, trong khi Mi-17 xuất hiện vào thập niên 1970. Chính quyền Assad có 100 chiếc máy bay loại này nhập từ Liên Xô, sau này là Nga. |
Tên lửa tàu đối tàu P-15 Termit được trang bị cho lực lượng hải quân 4.000 lính thường trực của Syria. P-15 do Liên Xô chế tạo là tên lửa công phá rất mạnh, được dùng trong suốt cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, Iran- Iraq. Hai quả P-15 từng xẻ đôi tàu khu trục Eilat của Israel vào năm 1967. |
Tên lửa hành trình P-800 Oniks được Nga sử dụng từ năm 1999. Moscow đã giao hai hệ thống P-800 với 72 quả tên lửa cho Syria vào năm 2011. |
Lực lượng phòng không Syria có 650 bệ phóng tên lửa tĩnh, trong đó có 350 bệ phóng S-75 Dvina. Trong ảnh là tên lửa SA-6. |
Syria cũng sở hữu ít nhất 250 bệ phóng tên lửa di động, trong đó có SA-6 và SA-11 (ảnh). SA-11 Gadfly có tầm bắn 19 dặm, tốc độ Mach 3 và có thể tấn công mục tiêu với vận tốc Mach 2,5. |
Hệ thống tên lửa đất đối không 9K33 OSA do Liên Xô sản xuất là hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên phối hợp với các radar ngay trên xe. Syria sở hữu 60 hệ thống này. |
Tên lửa S-300 là một phần quan trọng trong lực lượng phòng không Syria, được NATO gọi là Võ sĩ giác đấu S-10. Đây là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới hiện nay. Syria sở hữu 48 hệ thống S-300. |
SS-21 Scarab là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn do Liên Xô sản xuất. Mỗi quả nặng 2 tấn, dài 6,4m, tầm bắn từ 40-75 dặm. Syria có một lữ đoàn tên lửa SS-21, với 18 bệ phóng. |
Damascus đương nhiên sở hữu kho tên lửa Scud-B và Scud-C. Trong chiến tranh vùng Vịnh, tên lửa Scud của Iraq là loại vũ khí gây thương vong lớn nhất với quân đội nước ngoài. |
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K52 Luna-M, được NATO gọi là Frog-7, được giới thiệu lần đầu tiên từ năm 1965. Luna-M dài hơn 9 mét, có tầm bắn 43 dặm và bay với vận tốc gấp ba lần âm thanh. Syria hiện sở hữu 18 hệ thống tên lửa này. |
220.000 lính thường trực và 280.000 lính dự bị có lịch sử cực trung thành với tổng thống. Quân đội Syria sở hữu gần 5.000 xe tăng, 1.000 súng cối, 7.000 bệ phóng vũ khí chống tăng, 3.000 xe bộ binh và 1.675 pháo chống máy bay. |
Thu Hằng
Theo Báo Tin Tức