Không chỉ một lần, những người hoài nghi và những người mượn danh chuyên gia đã tiên đoán ngày tàn của kỷ nguyên xe tăng và lần nào họ cũng nhầm.
Chiến lược nâng cao sức mạnh Hải quân Việt Nam
- Cập nhật : 12/10/2016
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc hiện đại hóa hải quân, đủ sức để chống lại các mối đe dọa nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Chính những hợp tác chiến lược đã giúp Việt Nam hiện thực hóa các bước đi này.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực đẩy mạnh chính sách hàng hải. Để đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã chú trọng phát triển khả năng hàng hải đặc biệt là Hải quân.
Việt Nam đã có quan hệ hải quân tốt đẹp với các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Philippines, Singapore, Thái Lan… Các hoạt động hợp tác như tuần tra chung, lập đường dây nóng, hợp tác cứu hộ, cứu nạn… đã đạt được nhiều thành tựu, đem lại lợi ích thiết thực cho hải quân và nhân dân các nước, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước và xây dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.
Gần đây nhất, Việt Nam tham dự Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương lần thứ 13 (WPNS-13) diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 25 - 26/9. Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề như: việc sử dụng Quy tắc về các cuộc đụng độ không báo trước trên biển (CUES), hướng dẫn hoạt động ứng phó thảm họa thiên tai của Hải quân Tây Thái Bình Dương… Đây là một diễn đàn quan trọng cho các đối thoại hải quân và hoạt động hàng hải.
Để hiện thực hóa các bước xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và hiệu quả, Việt Nam đã hợp tác với nhiều nước, trong đó đối tác chính là Nga và Ấn Độ. Dự án lớn nhất của Việt Nam với Nga phải kể đến hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm project 636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, ký kết trong năm 2009 với chi phí 1,8 tỉ đôla. Chiếc tàu đầu tiên được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg tháng 8 năm 2010.
Nga cũng là đối tác chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan cho Việt Nam chẳng hạn như cơ sở cho tàu ngầm. Giá trị của dự án này ước tính khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ đôla. Các tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2013 và chiếc cuối cùng vào năm 2018.
Hợp đồng bán mua tàu ngầm Nga-Việt Nam cũng bao gồm các điều khoản liên quan đến việc đào tạo thủy thủ đoàn. Theo một số nguồn tin, công ty của Nga đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661 dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam. Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành. Trong ảnh, các học viên Việt Nam được đào tạo về tàu ngầm tại Học viện Hải quân của Nga.
Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu khu trục Gepard 3.9 project 11661E (được Việt Nam đặt tên là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ). Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006.
Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu khu trục Gepard 3.9 project 11661E (được Việt Nam đặt tên là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ). Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006.
Báo Nga cho biết, năm 2011 có thông tin nói rằng, Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Hà Lan về việc cung cấp 4 tàu hộ tống /tàu khu trục SIGMA. Lớp tàu này có thiết kế module, do đó, lượng giãn nước sẽ thay đổi tùy từng chiếc, từ 1.700 tới 2.400 tấn. Về tính năng và trang bị tàu chiến lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn. Tùy thuộc vào đơn hàng, các tàu loại này sẽ có chi phí 230-400 triệu USD/chiếc.