Sau khi được bàn giao cho Cảnh sát biển VN, Tàu CSB 8020, nguyên là tàu Morgenthau của lực lượng Tuần duyên Mỹ, đang trong quá trình bảo dưỡng, nâng cấp, huấn luyện thủy thủ tại Hawaii và sẽ về nước vào mùa thu 2017.
Chiến thuật 'đánh nhanh, rút gọn' của pháo phản lực Mỹ ở Biển Đông
- Cập nhật : 14/06/2017
Quân đội Mỹ thử nghiệm chiến thuật mới với pháo phản lực HIMARS nhằm tăng khả năng phản ứng nhanh tại châu Á - Thái Bình Dương.
Hệ thống pháo phản lực HIMARS được đưa lên vận tải cơ C-17
Lục quân và không quân Mỹ đang thử nghiệm chiến thuật "đánh nhanh, rút gọn" bằng cách sử dụng máy bay vận tải C-17 chở Hệ thống Pháo Phản lực Cơ động cao (HIMARS) đến địa điểm khai hỏa, phóng đạn diệt mục tiêu và rút đi trong khoảng 20 phút, theo Business Insider.
Chiến thuật này được đánh giá là một giải pháp hoàn hảo giúp quân đội Mỹ giải quyết những thách thức đặt ra trong trường hợp xung đột nổ ra trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ từng sử dụng vận tải cơ cỡ lớn vận chuyển pháo HIMARS từ đảo Palawan của Philippines tới khu huấn luyện Crow Valley và khai hỏa trong cuộc tập trận chung với quân đội Philippines mô phỏng cuộc tấn công giành lại lãnh thổ bị địch kiểm soát.
"Đây là bước tiến quan trọng trong việc khẳng định vai trò của lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến thuật này giúp các lực lượng hải, lục, không quân Mỹ có thể phối hợp nhịp nhàng trong bất cứ nhiệm vụ tấn công nào", trung tá Joe McNeil, chỉ huy đơn vị tham gia thử nghiệm, cho biết.
Theo McNeil, các căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện là mục tiêu dễ dàng của tên lửa Trung Quốc, vì thế quân đội Mỹ cần thực hiện những chiến thuật thông minh bằng cách phân tán lực lượng ở nhiều địa điểm.
Máy bay vận tải C-17 hoàn toàn phù hợp với chiến thuật này bởi nó có thể hạ cánh xuống những đường băng dã chiến trong điều kiện rất khó khăn. Các nhà hoạch định chiến lược hải quân Mỹ cũng đang phát triển khái niệm "hỏa khí phân tán", trang bị tên lửa mạnh cho cả những tàu chiến nhỏ nhất, vừa tăng hỏa lực cho hạm đội, vừa phân tán mục tiêu của tên lửa đối phương.
Trung tướng John Toolan, chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, năm 2016 cho biết HIMARS có thể sẽ tham gia tác chiến nếu xung đột xảy ra trên Biển Đông. Hệ thống vũ khí này có tầm bắn 300 km, có thể tấn công các mục tiêu trên biển cách xa đất liền Philippines.
Nguyễn Hoàng
Theo Vnexpress