Tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa ra 3 thời gian biểu xây dựng quân đội. Điều này được cho là tìm cách khắc phục điểm yếu, nhất là về khả năng chiến đấu thực tế.
CIA tiết lộ những yếu tố khiến Mỹ lo ngại của Hải quân Liên Xô
- Cập nhật : 09/10/2017
Cục tình báo trung ương Mỹ CIA tiết lộ loạt tài liệu về Hải quân Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong số tài liệu này có liệt kê những điều khiến Mỹ lo ngại nhất hiện diện trong lực lượng này.
CIA công bố 2.000 trang tài liệu giải mật về Hải quân Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, bao gồm 82 bản báo cáo được thực hiện từ những năm 1960 đến cuối những năm 1980.
Các tài liệu này cho thấy các chỉ huy quân đội Mỹ lúc bây giờ coi Hải quân Liên Xô là mối đe dọa đối với hoạt động của hải quân Mỹ
Tàu sân bay Liên Xô
Vào đầu những năm 1970, Liên Xô bắt đầu đóng các tàu sân bay dành cho chiến cơ cánh cố định. Đó là các tàu thuộc lớp tàu Đề án 1143 Kiev và lớp tàu Đề án 1143.5, sau này trở thành lớp tàu Kuznetsov.
Tàu sân bay lớp Kuznetsov. (Ảnh: DIA)
Tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp tàu Kiev có cùng tên với lớp tàu này, được biên chế tháng 12/1975. Tàu sân bay Kiev sử dụng tiêm kích Yak-38 có khả năng cất/hạ cánh theo chiều thẳng đứng (VTOL), được trang bị hàng loạt vũ khí chống ngầm, phòng không, tên lửa hành trình, vũ khí tầm gần mới nhất và radar có khả năng quét 3 chiều.
Mặc dù các chuyên gia Mỹ kết luận các tàu thuộc lớp tàu Đề án 1143 không đe dọa được tàu sân bay của Mỹ, song lại rất nguy hiểm với hạm đội của NATO tại Đại Tây Dương.
Một báo cáo vào tháng 11/1973 cho biết, Liên Xô đang khởi đóng hàng chục tàu nổi cỡ lớn, bao gồm 2 tàu sân bay, 4 khu trục nhỏ, ít nhất 7 khu trục và thêm một số hộ tống hạm.
CIA kết luận, cùng với chương trình hiện đại hóa, các chương trình đóng tàu này dự kiến sẽ đem lại những cải thiện đáng kể cho lực lượng mặt biển trong vài năm tới. Các tàu sân bay V/STOL sẽ mang lại cho Hải quân Liên Xô năng lực hoàn toàn mới, cho phép Hải quân Liên Xô có thể hoạt động ở các vùng biển xa.
Tàu ngầm Liên Xô
Vào đầu những năm 1970, Liên Xô thực hiện thành công việc hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của mình. Tại thời điểm đó, theo báo cáo của CIA, Liên Xô có khoảng 335 tàu ngầm, hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới. Trong đó có 55 tàu đảm nhận nhiệm vụ tấn công chiến lược.
Tài liệu này cũng cho biết, khoảng 280 tàu ngầm còn lại là tàu ngầm tấn công, là lực lượng chính chống lại các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo Polaris, chống tàu sân bay của đối phương và ngăn chặn các tuyến giao thương đường biển. Các tàu ngầm tấn công cũng làm nhiệm vụ giám sát đại dương.
Tàu ngầm thuộc lớp tàu Đề án 667BDR Kalmar (Delta III) của Liên Xô phóng tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva. (Ảnh: DIA)
Các chuyên gia CIA nhận định, số lượng tàu ngầm tấn công của Liên Xô cũng như vũ khí và tốc độ của những tàu này cho phép Hải quân Liên Xô có thể bám đuổi và tấn công lực lượng tàu sân bay của Mỹ ở biển. Hiện có 54 tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình (38 trong số này sử dụng năng lượng hạt nhân) và mỗi năm số lượng tăng từ 2 đến 3 tàu.
Trong khi đó, tại thời điểm ấy Mỹ có khoảng 14 tàu sân bay và CIA nhận định Liên Xô có thể cùng lúc dùng vài tàu ngầm để tấn công mỗi tàu sân bay của Mỹ. CIA cũng đánh giá các tàu ngầm mới nhất của Liên Xô thời kỳ này cũng khiến các tàu sân bay của Mỹ phải đối mặt với vấn đề phòng thủ phức tạp.
Tàu ngầm thuộc lớp tàu Đề án 667BDR Kalmar (Delta III) phóng tên lửa đạn đạo R-29 Vysota. (Ảnh: DIA)
Các chuyên gia của CIA nhận định, hạm đội tàu ngầm của Hải quân Liên Xô đủ khả năng tiêu diệt bất cứ biên đội tàu sân bay nào của Mỹ tiến đến vùng biển gần Liên Xô trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Một số tàu ngầm mới nhất của Liên Xô khi ấy được trang bị tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân P-5 Pyatyorka với tầm bắn 250 hải lý, cho phép các tàu ngầm của Liên Xô có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong khoảng 200.000 hải lý vuông.
Tên lửa hành trình Liên Xô
Tình báo Mỹ rất quan tâm đến tên lửa hành trình của Liên Xô, trong số tài liệu mới được CIA giải mật có nhiều báo cáo về loại vũ khí này, trong đó đáng chú ý là báo cáo năm 1971. Trong báo cáo này có khi ít nhất 7 loại tên lửa hành trình đã được Liên Xô đưa vào biên chế.
Căn cứ tàu ngầm của hải quân Liên Xô với các tàu ngầm thuộc lớp tàu Đề án 941 Akula (Typhoon) và lớp tàu Đề án 667BDRM Delfin (Delta IV). (Ảnh: DIA)
CIA nhận định, các loại tên lửa hành trình của Liên Xô có độ linh hoạt chiến thuật cao với các loại chiến hạm và máy bay tuần tra được trang bị loại tên lửa này. Các chuyên gia CIA đặc biệt quan tâm đến tên lửa KSR-5 Raguda có thể phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu-16.
Theo tài liệu của CIA, tên lửa KSR-5 Raduga có tốc độ March 3, nhanh hơn 2 lần sao với tên lửa không đối đất của không quân hải quân và có tầm bắn tối đa 300 hải lý, gấp 2 lần so với mẫu tên lửa đời trước.
Không quân Hải quân Liên Xô
Tài liệu năm 1979 của CIA về lực lượng không quân Hải quân Liên Xô vẫn còn được bảo mật, song một số tài liệu cho biết CIA coi lực lượng không quân Hải quân Liên Xô là mối đe dọa rất lớn. CIA đặc biệt chú ý đến máy bay ném bom chiến lược Tu-22M được trang bị cho không quân Hải quân Liên Xô từ đầu những năm 1970.
Máy bay ném bom Tu-16. (Ảnh: DIA)
Báo cáo này nhấn mạnh tầm hoạt động và tốc độ của máy bay ném bom chiến lược Tu-22M là mối đe dọa lớn với các lực lượng hải quân của NATO tại Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và nhiều nơi khác
Đô đốc Sergei Gorshkov
Trong một cuốn sách bổ sung cho các tài liệu đã giải mật này, CIA dành một chương đặc biệt cho Đô đốc Hải quân Liên Xô Sergei Gorshkov bởi ông là người thực hiện chiến dịch cải tổ sâu rộng cho toàn bộ quân chủng trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1985.
CIA nhận định rằng, câu chuyện về Đô đốc Gorshkov gần như có thể coi là câu chuyện của Hải quân Liên Xô trong 30 năm khi ông giữ chức tư lệnh. CIA cũng nhận định, Đô đốc Gorshkov không bao giờ từ bỏ mục tiêu xây dựng một lực lượng hải quân mang tầm cỡ quốc tế.
Đô đốc Sergei Gorshkov, người làm thay đổi hoàn toàn lực lượng Hải quân Liên Xô. (Ảnh: Sputnik)
Trên thực tế, dưới thời Đô đốc Gorshkov, Hải quân Liên Xô lần đầu tiên có khả năng hoạt động xa bờ với khoảng 170 chiến hạm trên toàn thế giới. Đô đốc Gorshkov cũng chủ trương xây dựng hạm đội tàu ngầm thành xương sống của Hải quân Liên Xô, cùng với 62 tàu tên lửa ICBM.
CIA đánh giá, Đô đốc Gorshkov đưa Hải quân Liên Xô thành hạm đội cân bằng’ thực sự, có nghĩa là hạm đội đủ khả năng hoạt động trên các vùng biển mở và sẵn sàng cho mọi sự kiện bất ngờ.
(Nguồn: Sputnik, VTC)