Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây đã cho công bố bản báo cáo thường niên về số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới, cũng như về các khuynh hướng trong lĩnh vực này. Theo đó, thế giới vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ngay từ năm 2015, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Krylov Nga đã đưa ra kế hoạch thiết kế sơ bộ tàu sân bay tương lai. Tổng giám đốc trung tâm này, ông Valery Polovinkin dự đoán, tàu sân bay lớp Shtorm Type 23000 có thể sẽ chế tạo xong vào khoảng năm 2025.
Hiện nay, Hải quân Nga nhắc lại dự định chế tạo tàu sân bay mới thay thế cho tàu sân bay Kuznetsov. Những vấn đề quan tâm là chương trình này sẽ như thế nào và Nga sẽ chế tạo bao nhiêu tàu sân bay mới.
Tranh luận nhiều năm
Ngay từ năm 2004 đã có tin cho biết Hải quân Nga có kế hoạch chế tạo tàu sân bay mới. Tư lệnh Hải quân Nga khi đó Vladimir Kuroyedov đưa ra kế hoạch chế tạo xong tàu sân bay trước năm 2017. Công tác quy hoạch được bắt đầu tiến hành vào năm 2004, sau năm 2010 sẽ khởi công. Còn hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đưa ra kế hoạch là “thập niên 30 của thế kỷ 21”.
Người kế nhiệm của Vladimir Kuroyedov là Tư lệnh Vladimir Masorin năm 2007 cho biết: “Giới khoa học và giới công nghiệp đang tích cực tham gia nghiên cứu phát triển tàu sân bay tương lai”.
Năm 2009, Tư lệnh Hải quân mới của Nga, Vladimir Vysotsky cho biết chế tạo tàu sân bay truyền thống bị cho là không có tiền đồ. Chúng tôi có kế hoạch chế tạo tổ hợp hàng không trên biển. Nhưng, năm thứ hai ông lại cho biết các nhà thiết kế cần hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật tàu sân bay tương lai. Sau đó, cấp cao lại đưa ra kế hoạch vũ khí trang bị quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 mà không có việc chế tạo tàu sân bay.
Tình hình hiện nay lại đảo chiều. Trưởng phòng thiết kế Trung tâm Krylov là Alexei nói: “Rất vui mừng nghe được thông tin Bộ Quốc phòng vẫn xem xét về tàu sân bay”. Tỷ lệ giữa hiệu suất và giá cao
Trưởng phòng thiết kế Alexei đã tiến hành so sánh với tàu sân bay USS Gerald Ford vừa bàn giao cho Hải quân Mỹ. USS Gerald Ford là tàu sân bay lớn nhất, đắt đỏ nhất trong mắt các chuyên gia.
Alexei nói: “Tàu sân bay chúng tôi thiết kế không to như của người Mỹ. Tàu sân bay của chúng tôi cân bằng hơn”.
Alexei nhấn mạnh, hiện nay có kế hoạch lắp máy phóng điện từ cho tàu sân bay. Ông nói: “Nhưng chúng tôi lo ngại rất lớn, đang xem xét lại, có lẽ sẽ có một số phương án, cần so sánh tính chất về công nghệ và kinh tế”. Vấn đề của máy phóng điện từ ở chỗ hiệu quả không rõ ràng, tiền lại tiêu không ít. Kinh nghiệm của người Mỹ trên tàu USS Gerald Ford đã chứng minh điểm này.
Alexei giới thiệu cho biết do tàu sân bay lớp Shtorm Nga ban đầu được nghiên cứu chế tạo để xuất khẩu cho Ấn Độ, cho nên có kế hoạch sử dụng động cơ nhiên liệu hữu cơ. Nhưng, nếu muốn lấy nó làm nền tảng để chế tạo tàu sân bay mới của Nga thì sử dụng động cơ hạt nhân thích hợp hơn.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đương nhiên đề nghị sử dụng động cơ hạt nhân. Nhưng không biết điều mà hải quân coi trọng là gì, họ có quan điểm và sự cân nhắc ưu tiên của họ”.
Thời gian chế tạo ít nhất 10 năm
Nếu chương trình tàu sân bay của Trung tâm Krylov được phê chuẩn thì tàu sân bay thứ hai của Nga vẫn là vấn đề của tương lai. Alexei cho biết: “Thiết kế cần ít nhất 2 năm, thậm chí 3 năm. Bởi vì đây là một tàu chiến hạng nặng. Chế tạo cần 7 năm. Thử nghiệm cần ít nhất 1 năm. Đạt được trình độ sẵn sàng chiến đấu cũng cần 1 năm. Như vậy tổng cộng là 12 năm”.
Ông cho biết thêm: “Nếu chúng tôi cố gắng hết sức, có thể hoàn thành trước 1 – 2 năm, hơn nữa cấp phát kinh phí cần theo kịp. Nếu chi tiền ít như một số tàu chiến thì không có ý nghĩa”. Tàu sân bay Kuznetsov hiện có của Hải quân Nga đưa vào sử dụng từ năm 1991. Tháng 5/2017, Bộ Quốc phòng Nga đã xác định đường nét và quy mô cải tạo thời gian tới của tàu Kuznetsov. Có tin cho biết công trình có thể sẽ khởi động trong năm 2017.
Trưởng phòng thiết kế Alexei cho biết: “Tàu Kuznetsov mặc dù được duy tu và cải tiến tốt, nó cũng không thể hoạt động vĩnh viễn. Đương nhiên, đây là một tàu chiến quan trọng, phải hết sức bảo vệ, nhưng tàu sân bay mới cần được chế tạo trong ngắn hạn”.
Đồng thời, Alexei cho rằng, một chiếc tàu sân bay là không đủ, cần tiến hành sản xuất hàng loạt. Ông nói: “Chiếc đầu tiên luôn đắt đỏ nhất, bởi vì phải có chi phí nghiên cứu khoa học và thực nghiệm, thiết kế. Ngoài ra, tàu chiến không thể luôn được sử dụng mà còn phải tiến hành sửa chữa. Khi nó tiến hành sửa chữa thông thường thì không thể sử dụng. Cho nên, ít nhất cần 2 tàu sân bay để thay thế bất cứ lúc nào”.
Đô đốc Lực lượng dự bị Mikhail Nenashev nhấn mạnh: “Tỷ lệ giữa hiệu suất và giá là vấn đề chính của nghiên cứu chế tạo tàu sân bay mới. Sức chiến đấu của tàu sân bay và mối đe dọa của thế kỷ này sẽ được cân nhắc tổng hợp”.
Ngoài ra, tất cả sẽ tùy thuộc vào sử dụng máy bay gì cho tàu sân bay. Chuyên gia này cho rằng, liên đội máy bay trên tàu sân bay sẽ gồm có 50 – 70 máy bay và trực thăng, hơn nữa cần thiết trang bị máy bay không người lái (UAV).
Trưởng phòng thiết kế Alexei cho rằng chế tạo 6 tàu sân bay là một phương án lý tưởng. Ông nói: “Phía bắc, Biển Đen và Địa Trung Hải, Viễn Đông – mỗi khu vực tác chiến 2 chiếc”.
Mikhail Nenashev chỉ ra: “Là quốc gia biển, Nga cần 2 – 4 tàu sân bay, Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương đều trang bị 2 chiếc”.
Theo Alexei: “Nhìn vào Syria, nếu không có Iran, chúng tôi căn bản không thể vận chuyển nhân lực và vật lực đến đó. Nếu không phải là Syria, mà là khu vực xa hơn, chúng tôi phải gây ảnh hưởng thế nào? Ngoài cụm chiến đấu tàu sân bay, không có biện pháp nào khác. Người Mỹ đã thể hiện điểm này rất tốt. Nếu chúng tôi có cụm tàu sân bay chính quy như Mỹ ở Syria, chúng tôi có thể kiểm soát khu vực này. Biên đội tàu sân bay là công cụ ngoại giao tích cực”.
Mikhail Nenashev cho biết: “Nga là quốc gia biển, chúng tôi có lợi ích biển. Muốn thực hiện những lợi ích này ở khu vực biển xa, cần có tàu chiến cấp độ tương ứng. Tàu sân bay chính là loại tàu chiến này, nó có thể giúp chúng tôi sử dụng tương đối ít tàu chiến để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược”.
Điều cần bổ sung là, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo một chiếc tàu sân bay ít nhất cần vài tỷ USD. Xây dựng liên đội máy bay cần số tiền nhiều tương tự. Ngoài ra, huấn luyện phi công trình độ cao cho tàu sân bay cũng là một việc phải chi tiền. Chi phí duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của tàu sân bay trong thời gian sử dụng cũng có thể so với chi phí chế tạo.
Vì vậy, hiện nay, trên toàn thế giới chỉ có Mỹ mới có thể gánh được khoản tiền xa xỉ này – hạm đội gồm vài tàu sân bay.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn