Không chỉ một lần, những người hoài nghi và những người mượn danh chuyên gia đã tiên đoán ngày tàn của kỷ nguyên xe tăng và lần nào họ cũng nhầm.
“Mỹ cần đề phòng lực lượng tấn công hạt nhân ba chiều của Trung Quốc”
- Cập nhật : 12/10/2016
Đây là lời cảnh báo đối với Chính phủ Mỹ từ nội dung báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, Quốc hội Mỹ.
Biên đội tàu ngầm hạt nhân 094 Hải quân Trung Quốc |
Hãng Reuters Anh ngày 7/11 cho biết, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (US China Economic and Security Review Commission) vừa công bố báo cáo, cho rằng Trung Quốc có thể trang bị vũ khí hạt nhân cho tàu ngầm trong 2 năm nữa, từ đó hình thành nên lực lượng tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể” (3 chiều) thực sự. Ủy ban này còn cảnh báo, Mỹ cần “thận trọng ứng phó” với vấn đề này.
Báo cáo cho rằng, Trung Quốc “sắp sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên bộ, tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm và đạn hạt nhân được phóng từ trên không, hình thành lực lượng tam giác hạt nhân tam vị nhất thể”.
Báo cáo nhấn mạnh, mặc dù 10 năm trước Trung Quốc đã trang bị tên lửa đạn đạo cho tàu ngầm, nhưng lực lượng này phần nhiều có “ý nghĩa tượng trưng”. Hiện nay, Trung Quốc “đang xây dựng lực lượng răn đe chiến lược liên tục trên biển”.
Báo cáo còn liên hệ lực lượng tấn công hạt nhân Trung Quốc với Nga, Ấn Độ, cho rằng, để tiến hành đáp trả hạt nhân đối với các cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ, Trung Quốc tất yếu sẽ “tác động đến nhận thức của Ấn Độ và Nga về lực lượng hạt nhân của họ”.
Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa |
Theo đó, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung kêu gọi, Quốc hội sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ chủ động và có kế hoạch đưa Trung Quốc vào trong các cuộc thảo luận và thỏa thuận có liên quan đến cắt giảm hạt nhân, hạn chế hạt nhân, kiểm soát hạt nhân hiện nay và trong tương lai.
Ngoài ra, khi cắt giảm lực lượng hạt nhân cơ động của Mỹ, Quốc hội cần “thận trọng ứng phó” với những kiến nghị đơn phương và thỏa thuận ký với Nga, đồng thời bảo đảm cho những thông tin chi tiết hơn về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không để cho người dân biết.
Bài báo cho rằng, phiên bản cuối cùng báo cáo trên của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung sẽ được công bố vào ngày 14 tháng này.
Đối với nội dung báo cáo, Đại sứ Trung Quốc tại Washington chưa trực tiếp đưa ra bất cứ lời bình luận nào. Trong khi đó, Lầu Năm Góc lại từ chối bình luận trực tiếp về lực lượng tam giác hạt nhân Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Monica Matoush cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển quân sự của Trung Quốc và thúc giục Trung Quốc minh bạch hơn về sức mạnh quân sự của họ và ý đồ phô diễn với bên ngoài”.
Bà còn nhấn mạnh, việc đánh giá về lực lượng tam giác hạt nhân Trung Quốc thuộc vấn đề thông tin, tình báo, cần được giữ bí mật.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A, Pháo binh 2, Quân đội Trung Quốc |
Ngoài ra, theo truyền thông Mỹ, nội dung của báo cáo này còn liên quan tới lĩnh vực kinh tế Trung Quốc, chỉ trích những đầu tư liên tục tăng lên hàng năm của Trung Quốc tại Mỹ đã “tạo ra mối đe dọa đối với Mỹ”.
Nhưng, đây không phải là lần đầu tiên Ủy ban này đưa ra báo cáo như vậy. Ngay từ năm 2006, ủy ban này đã chỉ trích “Trung Quốc nắm lấy huyết mạch kinh tế Mỹ”, còn báo cáo năm 2007 thì tuyên bố “tiến hành chiến tranh tài chính” với Trung Quốc.
Vào năm 2010, ủy ban này vẫn duy trì thái độ cứng rắn nhất quán trước đây, ép Chính phủ Mỹ áp dụng hành động đối với chính sách mậu dịch/thương mại của Trung Quốc.
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung được thành lập năm 2000, hiện chỉ có 12 thành viên.
Máy bay ném bom chiến đấu JH-7 của Không quân Trung Quốc. |
Ý tưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096, Hải quân Trung Quốc |
Tên lửa đạn đạo phóng ngầm kiểu mới Trung Quốc |
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng ngầm Trung Quốc |