Không loại trừ khả năng, Ukraine sẽ trở thành “một Iraq thứ hai”. Tại Ukraine, Mỹ và NATO đang cố tô vẽ hình ảnh về “nước Nga xâm lược”, lấy đó làm cớ để can thiệp ngày càng sâu vào quốc gia này và ráo riết xây dựng NATO thành công cụ thực hiện “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” của Mỹ ở châu Âu.
Trong lễ nhậm chức Tổng thống vào đầu năm 2017, ông Donald Trump cũng tuyên bố nguyên tắc cơ bản trong chính sách của ông là “nước Mỹ trước hết”. Vì vậy, trong một khoảng thời gian sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump ra mắt, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản đã từng lo ngại chính sách an ninh của Mỹ sẽ có sự thay đổi rất lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump để Chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng ông Stephen K. Bannon làm thành viên chính thức của Hội đồng an ninh quốc gia, thực ra đã làm giảm cấp độ của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford và Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats.
Vì vậy ngày càng nhiều chuyên gia lo ngại bên cạnh Tổng thống không có những thân tín thực sự tin cậy về chính sách an ninh sẽ làm cho rủi ro bảo đảm an ninh của Mỹ tăng cao.
Thay đổi theo đường lối hiện thực, tiến hành điều chỉnh nhân sự
Đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump cơ bản đã tiếp tục thực hiện các chủ trương về nội chính và kinh tế do ông đưa ra trong thời gian tranh cử, bao gồm “rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, “tăng cường quản lý dân nhập cư”. Trong vấn đề bảo đảm an ninh, Tổng thống Donald Trump đã triển khai đường lối hiện thực. Về Hội đồng an ninh quốc gia, sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức, trung tướng lục quân nghỉ hưu H.R. McMaster đã tiếp nhận chức vụ này. Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Stephen K. Bannon rút đi, tướng Joseph Dunford tiếp tục khôi phục tư cách thành viên chính thức, Hội đồng an ninh quốc gia trở lại hoạt động bình thường.
Đương nhiên, sự khác biệt về chính sách an ninh của chính quyền Donald Trump và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rõ ràng. Trong đó, Mỹ đã sử dụng tên lửa hành trình tiến hành tấn công vào căn cứ của quân đội chính phủ Syria.
Trong vấn đề Triều Tiên, trong thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những phát biểu như “thời kỳ nhẫn nại chiến lược đã kết thúc”, “đặt mọi phương án lựa chọn lên bàn”.
Trong cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Trung - Mỹ cũng vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump lấy chính sách thương mại làm biện pháp đàm phán, yêu cầu Trung Quốc ứng phó nghiêm túc hơn với mối đe dọa từ Triều Tiên. Đây đều là những trường hợp chưa từng xuất hiện trong thời đại Barack Obama và George Bush.
Trong cương lĩnh tranh cử, ông Donald Trump đề xuất tăng kinh phí quốc phòng. Trong thời gian thăm Nhật Bản, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đề cập đến “sử dụng sức mạnh để thúc đẩy hòa bình” – đây là điều có thể dự liệu.
Khi ông Donald Trump mới lên nắm quyền, rất nhiều người lo ngại, nhưng thực ra trong chính sách an ninh, về cơ bản khả năng chính quyền ông Donald Trump thực hiện đường lối hiện thực là rất lớn. Tháng 2/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Nhật Bản, đã tiến hành đánh giá rất tích cực đối với kinh phí Nhật Bản chi cho quân đồn trú Mỹ, cho biết “đây là điển hình của gánh vác chi phí”. Đồng thời, ông James Mattis đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc Mỹ và Nhật Bản tiếp tục đầu tư tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Sau đó, ông James Mattis đến thăm châu Âu, đứng trước Bộ trưởng Quốc phòng của 27 nước thành viên NATO, ông James Mattis mạnh mẽ yêu cầu tăng kinh phí quốc phòng. Đây hầu như là một tối hậu thư.
Yêu cầu đồng minh mở rộng vai trò và tăng kinh phí quốc phòng
Quan điểm của chính quyền Donald Trump đối với NATO đã thay đổi 180 độ. Khi đến thăm châu Á và châu Âu, các quan chức cấp cao Mỹ như Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đều đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ đồng minh.
Khi đến thăm Nhật Bản, ông Mike Pence không chỉ tiếp tục xác nhận tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, mà còn cho biết “Mỹ 100% ở bên Nhật Bản”, đã tái khẳng định tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc hội đàm cấp cao Nhật - Mỹ vào tháng 2/2017. Những tuyên bố này có thể liên quan đến tình hình căng thẳng của Triều Tiên.
Trên thực tế, chính quyền ông Donald Trump đã cơ bản đi theo phương châm trông đợi các nước đồng minh mở rộng vai trò của cựu Tổng thống Barack Obama. Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ yêu cầu đồng minh bỏ ra 100% kinh phí đồn trú, so với chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, đã yêu cầu mạnh mẽ hơn các đồng minh tiếp tục tăng cường sức mạnh quốc phòng. Khuynh hướng này sẽ được tiếp tục. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng theo phương châm này. Trong tương lai, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đặt ra yêu cầu gì đối với Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh? Đó là tăng ngân sách quốc phòng, tức là Nhật Bản tiếp tục đầu tư tăng cường sức mạnh quốc phòng. Sau khi ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng Nhật Bản lần thứ hai, hàng năm, Nhật Bản đều tăng ngân sách quốc phòng. Trong khi đó, trong giai đoạn 2003 - 2010, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản giảm liên tục.
Tăng cường phòng thủ các đảo ở tây nam và khả năng phòng thủ tên lửa là vấn đề ưu tiên của Đại cương kế hoạch phòng vệ và Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn, trong tương lai vẫn cần thiết. Xét tới tình hình Triều Tiên và các động thái của Trung Quốc, hy vọng Nhật Bản đẩy nhanh tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và phòng thủ các đảo tây nam.
Nhật Bản mua các trang bị tiên tiến của Mỹ như máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và máy bay do thám không người lái Global Hawk. Việc sửa chữa các trang bị đã có và việc huấn luyện binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ bị ảnh hưởng lớn. Mức tăng ngân sách quốc phòng vài năm qua không thể đáp ứng nhu cầu. Mặc dù bị ảnh hưởng về tài chính, nhưng Nhật Bản cần thiết bàn bạc nghiêm túc về việc tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Mỹ mong muốn Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn trong bảo đảm an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn thúc đẩy vững chắc hoạt động tăng cường năng lực ở Đông Nam Á. Nhật Bản còn thực hiện thông qua chính sách viện trợ ODA để thực hiện chiến lược.
Mỹ cũng mong muốn Nhật Bản sử dụng có hiệu quả Luật An ninh mới được thông qua vào năm 2015 để tham gia “tự do đi lại” ở Biển Đông với hình thức rõ ràng hơn, tăng cường hợp tác an ninh với các nước có quan hệ với Mỹ như Philippines và Myanmar cũng như các nước lấy ngoại giao đa phương làm nguyên tắc như Ấn Độ.
Sử dụng hình thức này để mở rộng vai trò của Nhật Bản vốn là nội dung luôn được chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh. Với ý nghĩa này, thời đại cầm quyền của ông Donald Trump có thể trở thành 4 năm kiểm nghiệm Nhật Bản có thực sự thực hiện chính sách có liên quan hay không.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn