Hiện nay xuất hiện phi đội 5 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc bay lần đầu tiên, cho thấy J-20 đã sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, đang hình thành khả năng tác chiến ban đầu...
Cuộc triển lãm này có tên là Triển lãm quốc phòng biển và hàng không châu Á 2017" (Mast Asia 2017), tổ chức ở khu vực Tokyo từ ngày 12 - 14/6/2017. Rất nhiều nhà chế tạo vũ khí Nhật Bản đều tận dụng cơ hội này để trưng bày những sản phẩm mới nhất, tìm kiếm thị trường nước ngoài.
Điểm sáng của triển lãm lần này bao gồm hệ thống giám sát radar laser, công nghệ dò tìm thủy lôi, tàu chiến mới và xe bọc thép đột kích đổ bộ...
Những ông trùm vũ khí Nhật Bản với đại diện như Công nghiệp nặng Mitsubishi và Công nghiệp nặng Kawasaki cùng với các doanh nghiệp quốc tế như Công ty Lockheed Martin Mỹ và hãng Thales Pháp đều có gian trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm quốc phòng thời gian 3 ngày này do Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tài trợ, thu hút tổng cộng vài trăm quan chức quân sự và lãnh đạo trong ngành của các nước tham gia. Trong đó, đại diện đến từ các nước Đông Nam Á đặc biệt gây chú ý, bao gồm quan chức Bộ Quốc phòng của Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan... Họ cũng đã tham gia một cuộc hội thảo kỹ thuật quân sự được tổ chức sau triển lãm, tiến hành thảo luận về chia sẻ trang bị và công nghệ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực tăng cường vai trò ảnh hưởng của Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời xây dựng Nhật Bản thành nhà cung cấp trang bị quân sự.
Những năm gần đây, vai trò ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Điều này gây cảnh giác rất cao cho chính quyền Tokyo. Nhật Bản hy vọng tăng cường làm sâu sắc quan hệ với những người "cùng chung chí hướng" trong khu vực để đối phó Trung Quốc.
Hideaki Watanabe, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu công nghệ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Nhật Bản nghiên cứu phát triển các trang bị quân sự chất lượng cao có lợi cho Nhật Bản và các nước khác tăng cường phòng vệ.
Phó giáo sư Stephen Nagy, người chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế, Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế Tokyo Nhật Bản cho rằng: "Ngành xuất khẩu trang bị quân sự có quan hệ rất lớn đến chính quyền Shinzo Abe, được coi là một trong những con đường để phát triển khả năng công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế của Nhật Bản".
Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng, bán vũ khí cho rất nhiều nước Đông Nam Á, nhưng triển vọng xuất khẩu ra nước ngoài của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản như thế nào thì hiện nay vẫn còn chưa biết.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kết thúc 70 năm qua, các doanh nghiệp Nhật Bản bị hạn chế chặt chẽ và lâu dài về xuất khẩu vũ khí. Điều này có nghĩa là họ chỉ có thể giới hạn mình ở thị trường trong nước (Nhật Bản), cung cấp tàu chiến và máy bay cho Chính phủ Nhật Bản.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản cần có một giai đoạn "thích ứng" rất dài mới có thể thực sự tiếp cận được các khách hàng nước ngoài. Năm 2016, kế hoạch bán tàu ngầm thông thường lớp Soryu cho Australia của Nhật Bản cuối cùng thất bại là một minh chứng.
Ngoài ra, các ông trùm trong ngành của Nhật Bản như Công nghiệp nặng Mitsubishi cũng còn do dự khi thúc đẩy các nghiệp vụ về trang bị quân sự.
Nhưng, tình hình hiện nay đang có tiến triển. Ít nhất có 16 doanh nghiệp Nhật Bản đã trưng bày sản phẩm tại Mast Asia 2017, trong khi đó, tại triển lãm năm 2015 chỉ có 1 công ty Nhật Bản tham gia.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn