Các công ty sản xuất vũ khí châu Á từ Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần tiến tới một chỗ đứng đáng kể trên thị trường vũ khí thế giới khi đang ráo riết chào bán nhiều hợp đồng khí tài.
Hiện nay, Ấn Độ đang tiến hành chuẩn bị cho tình hình bất lợi nhất, đang tiến hành cải cách và nâng cấp hiện đại hóa quy mô lớn. Ấn Độ luôn phát triển nhanh công nghệ quân sự mới, mua sắm trang bị cần thiết, sản xuất vũ khí, máy bay, tàu chiến hải quân, làm cho quân đội Ấn Độ trở thành một lực lượng mạnh có khả năng đối phó với các loại mối đe dọa.
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Ấn Độ cũng đã gây lo ngại cho các đối thủ. Ngoài ra, mua sắm trang bị quốc phòng và các bước sử dụng đang được đẩy nhanh. Điều này cho thấy Ấn Độ giữ cảnh giác đối với các mối đe dọa, hy vọng phát triển tối đa các lực lượng.
Ấn Độ hầu như luôn luôn quan tâm đến Trung Quốc trong quá trình tiến hành cải tạo hiện đại hóa đối với thực lực quân sự và lực lượng hạt nhân. Chính sách của Ấn Độ là duy trì răn đe hạt nhân, không sử dụng trước vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, quy hoạch hiện đại hóa quân sự, nhất là chương trình tên lửa đạn đạo cho thấy Ấn Độ quyết tâm muốn đưa toàn bộ Trung Quốc vào phạm vi tấn công của mình. Như vậy, thực lực quân sự hiện nay của Ấn Độ như thế nào? Theo tờ Global Firepower, Quân đội Ấn Độ tổng cộng có khoảng 4,21 triệu quân tại ngũ và dự bị. Do các nguồn lực như máy bay, binh sĩ, trực thăng phân tán ở các quân chủng khác nhau, cần phải lần lượt xem xét sức mạnh của không quân, lục quân, hải quân và lực lượng hạt nhân.
Không quân
Khi nổ ra chiến tranh và xung đột, lực lượng không quân rất quan trọng đối với các nhiệm vụ như trinh sát, giám sát, cứu viện và tác chiến đặc biệt.
Quân đội Ấn Độ sở hữu máy bay tấn công, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay trinh sát, máy bay vận tải, máy bay trực thăng tấn công và máy bay chiến đấu kiểm soát trên không, tổng cộng sở hữu 2.102 máy bay. Một số máy bay có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như máy bay chiến đấu Rafale chính là một loại máy bay chiến đấu đa dụng.
Hải quân
Hải quân Ấn Độ là lực lượng hải quân lớn thứ 5 thế giới. Lực lượng này gồm có tàu ngầm chiến thuật, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm động cơ thông thường, tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tổng cộng có 295 chiếc. Hải quân Ấn Độ đã phát huy vai trò quan trọng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Pakistan vào năm 1971, cũng đã đóng vai trò quan trọng đối với bảo vệ Ấn Độ và lợi ích của Ấn Độ ở các khu vực như Ấn Độ Dương, biển Ả rập, vịnh Bengal...
Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng hải quân có quy mô lớn nhất thế giới, đang phát huy vai trò quan trọng trong bảo vệ biên giới của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ đang tích cực mua sắm từ bên ngoài và tự chế tạo các loại tàu chiến, mở rộng hạm đội.
Lục quân
Lục quân Ấn Độ là trụ cột của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Trong tình hình còn nhiều gian khổ, bộ binh đang bảo vệ biên giới của Ấn Độ, ứng phó với các loại mối đe dọa an ninh. Quân đội Ấn Độ đã trở thành một trong những đội quân toàn diện nhất trên thế giới.
Lục quân Ấn Độ có 13 quân đoàn, trong đó có 35 sư đoàn, tổng binh lực khoảng 1,2 triệu quân. Căn cứ vào tờ Global Firepower, với quân số như vậy, lục quân Ấn Độ là lực lượng lục quân lớn thứ ba thế giới.
Lực lượng hạt nhân
Theo số liệu của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA), Ấn Độ sở hữu 130 đầu đạn hạt nhân. Tháng 7/2017, số liệu của hiệp hội này cho thấy quy mô vũ khí hạt nhân hiện có của Ấn Độ đứng thứ 7 trên thế giới. Ấn Độ có các loại hệ thống phóng dùng để mang theo đầu đạn hạt nhân, chẳng hạn tên lửa phóng từ mặt đất, tàu chiến hoặc tàu ngầm.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn