Không quân Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc được cho là có khả năng tác chiến uy lực nhất khu vực châu Á trong thế kỷ 21.
Radar lượng tử chống tàng hình của Trung Quốc có thể chỉ là đòn gió
- Cập nhật : 06/03/2017
Về lý thuyết loại radar này có thể phát hiện máy bay tàng hình, nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc chưa thể nắm bắt công nghệ tối tân này.
Ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tuyên bố đã đạt bước tiến đột phá trong việc làm chủ công nghệ radar lượng tử. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng phương Tây cho rằng hệ thống này chỉ có thể nằm trong phòng thí nghiệm, cũng như rất khó để nghiên cứu vận hành trong môi trường có kiểm soát như vậy, War is Boring ngày 1/3 đưa tin.
Trên thực tế, một mạng lưới radar tần số thấp với bước sóng dài sẽ mang tính thực tiễn nhiều hơn. Loại radar này có khả năng phát hiện và theo dõi tiêm kích tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ, đồng thời có chi phí sản xuất rẻ và không đòi hỏi nhiều công nghệ tối tân.
Cuối năm ngoái, tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC) tuyên bố đã thử nghiệm thành công radar lượng tử ở khoảng cách 96 km. Dù đây không phải là con số quá lớn, việc phát hiện máy bay tàng hình từ khoảng cách gần 100 km cho phép lực lượng phòng không triển khai chiến đấu nhanh và hiệu quả hơn.Bắc Kinh cho rằng con số 96 km là của phiên bản cắt giảm tính năng. Trong khi mẫu radar lượng tử thật sẽ có tầm phát hiện mục tiêu lớn hơn nhiều.
Sản phẩm này ứng dụng nguyên lý "rối lượng tử", trong đó tạo ra số lượng lớn cặp photon để bắn ra không khí. Sự thay đổi của một photon sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới photon còn lại, bất kể khoảng cách giữa hai photon này.
"Radar lượng tử có thể thu thập các thông tin quan trọng về mục tiêu, bao gồm hình dạng, vị trí, tốc độ, nhiệt độ hay thậm chí là thành phần hóa học trên lớp sơn của nó", đại diện CETC cho biết.
Tuy nhiên, ngay cả các nhà khoa học Trung Quốc cũng tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của CETC. Nhà vật lý Ma Xiaosong ở đại học Nanjing cho biết photon phải ở một số trạng thái nhất định như xoay lên trên hoặc xuống dưới mới có thể áp dụng nguyên lý rối lượng tử.
Trạng thái lượng tử có thể bị gián đoạn, gây mất đồng bộ giữa các cặp photon. Đây là một trong những nguyên nhân giới hạn tầm hoạt động của radar lượng tử. CETC cho biết đã đạt tiến bộ trong việc phát triển cảm biến nhận dạng photon đơn lẻ, nhưng chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng Bắc Kinh còn phải mất rất nhiều thời gian trước khi triển khai được một radar lượng tử hoàn chỉnh.
Theo Vnexpress.net