Sau những thất vọng hồi tháng 7 năm nay, khi lần đầu tiên AMM sau 45 lần họp đã không ra nổi một Tuyên bố chung, nhưng dư luận vẫn mong chờ một sự thay đổi trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN sắp tới sẽ diễn ra tại Phnompenh – thủ đô Campuchia. Một trong những nội dung trọng tâm mà thế giới cùng khu vực mong đợi ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là việc liệu ASEAN có thông qua được bản COC trên biển Đông hay không?
Tất cả "tinh tuý" của quân đội Mỹ đều đã và sẽ có mặt tại Nhật Bản
- Cập nhật : 12/10/2016
Hiện nay, Mỹ triển khai các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất tại Nhật Bản trên thực tế là để thực hiện chiến lược mới đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ, đã triển khai ở Nhật Bản |
Trang mạng “Tin tức Trung Quốc” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây, 12 máy bay vận tải Osprey của quân Mỹ đã hoàn tất triển khai ở căn cứ Futenma, Okinawa, Nhật Bản.
Cộng với 8 máy bay chiến đấu F-22 Raptor ở căn cứ Kadena, máy bay tác chiến điện tử Growler ở căn cứ Atsugi, cùng với máy bay chiến đấu F-35 và máy bay trinh sát chống tàu ngầm P-8A Poseidon sắp đến Nhật Bản, mấy loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của quân Mỹ tập trung tại Nhật Bản, do đó có thể thấy, Mỹ tiếp tục triển khai các hành động quân sự thực tế để thực hiện chiến lược mới đối với châu Á-Thái Bình Dương.
F-22 là máy bay chiến đấu chủ lực của quân Mỹ hiện nay, trong khi đó mục tiêu của F-35, loại máy bay được mệnh danh là máy bay chiến đấu thế giới, là trở thành chủ lực không chiến của Mỹ và đồng minh trong thế kỷ 21.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử tiên tiến nhất thế giới hiện nay, có thể đối phó với hệ thống mạng và radar của kẻ thù; máy bay Osprey có thể cất/hạ cánh thẳng đứng được cho là máy bay vận tải đặc biệt tiên tiến nhất của quân Mỹ, có thể vận tải lượng lớn lực lượng tác chiến.
Ngoài ra, máy bay P-8A Poseidon được cho là máy bay trinh sát săn ngầm tiên tiến nhất thế giới, có thể thực hiện các nhiệm vụ tình báo, theo dõi, trinh sát, hỗ trợ rộng rãi cho tác chiến trên biển và duyên hải, tác chiến mặt nước tầm xa, tác chiến chống tàu ngầm.
Có phương tiện truyền thông bình luận cho rằng, đợt triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến ở Nhật Bản lần này chú trọng toàn diện, ba chiều, kiêm tấn công và phòng thủ. Có chuyên gia phân tích cho rằng, những năm gần đây, Mỹ đã có một loạt động thái chiến lược, lần lượt là đưa ra chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, điều chỉnh số lượng của hải quân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho đến tập trung triển khai máy bay chiến đấu đỉnh cao ở Nhật Bản hiện nay - một loạt hành động này làm cho an ninh, ổn định của Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á đứng trước thách thức mới, những máy bay chiến đấu tiên tiến này tạo thành “một đám mây đen” bao phủ bầu trời Đông Bắc Á.
Lực lượng tấn công tàng hình của Không quân Mỹ - gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 |
F-22: Đứng đầu “tam kiếm khách” tàng hình châu Á-Thái Bình Dương
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor là máy bay chiến đấu kiểm soát trên không chủ lực đầu thế kỷ 21 được thiết kế theo tư tưởng chiến lược “có mặt trên toàn cầu, lực lượng toàn cầu” của Không quân Mỹ, có nhiệm vụ kép kiểm soát trên không và tấn công đối đất, được phổ biến cho là máy bay chiến đấu có sức chiến đấu mạnh nhất trên thế giới hiện nay, đồng thời vượt xa các loại máy bay chiến đấu khác, chiếm vị thế ưu tiên nhất trong phát triển vũ khí của Không quân Mỹ.
Máy bay F-22 đứng đầu trong “tam kiếm khách” tàng hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, còn có 2 “kiếm khách” tàng hình khác là máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ F-35 của quân Mỹ và máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 triển khai ở Guam.
Nếu 3 máy bay tàng hình này tạo thành một hệ thống tác chiến (F-22 tiến hành xung phong, đột phá vòng đầu đối với hệ thống phòng không của đối phương, máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-35 tiến hành đột kích bổ sung, cuối cùng do máy bay B-2 tiến hành tấn công chiến lược tầm xa), thì mạng lưới cảnh báo sớm phòng không truyền thống của bất cứ nước nào đều không thể ngăn chặn được sự tấn công của 3 loại máy bay chiến đấu này, cho nên đây là ưu thế phi đối xứng.
F-35: “Máy bay chiến đấu thế giới” đến Nhật Bản
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp tàng hình F-35 Mỹ |
Mục tiêu của “máy bay chiến đấu thế giới” F-35 là trở thành chủ lực không chiến của Mỹ và đồng minh trong thế kỷ 21, nó là máy bay chiến đấu hạng nhẹ giá thành "vừa phải” và “kỹ thuật tấn công tiên tiến liên hợp” của quân Mỹ.
F-35 là một loại máy bay chiến đấu tàng hình một động cơ, bán kính tác chiến hơn 1.000 km, có khả năng tuần tra với tốc độ siêu âm, đồng thời có thể thực hiện các loại nhiệm vụ như chi viện đường không tầm gần, oanh tạc mục tiêu, đánh chặn phòng không.
Ngày 3/10, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter cho biết, quân Mỹ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 ở căn cứ Kadena, Okinawa. Trước đây đã có 8 máy bay F-22 triển khai ở căn cứ này. F-35 và F-22 phối hợp ăn ý với nhau, sẽ có khả năng tấn công mạnh. Nếu nói F-22 là “người xung phong mở cửa”, thì F-35 chính là “người mở rộng cửa”, sau đó để máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 và B-1 có thể rộng đường tùy ý tàn phá, mở rộng thành quả chiến đấu.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler
EA-18G là máy bay được phát triển, nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ. EA-18G không chỉ có thiết bị đối kháng điện tử thế hệ mới, mà còn giữ lại tính năng cơ động nổi trội và toàn bộ hệ thống vũ khí của F/A-18E/F.
Các chuyên gia đánh giá cho rằng, Growler vừa là máy bay gây nhiễu điện tử có sức chiến đấu mạnh nhất, vừa là máy bay chiến đấu có khả năng gây nhiễu mạnh nhất.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ, đã triển khai ở Nhật Bản |
Máy bay EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, có thể đối phó có hiệu quả với hệ thống mạng và radar của kẻ thù.
EA-18G được triển khai ở căn cứ Atsugi tại Nhật Bản, đối với người Mỹ, đây là một bước nhảy vọt về khả năng tác chiến điện tử, dựa vào khả năng tác chiến điện tử của nó, ở khu vực này có thể tạo thành một mạng lưới, mạng lưới này có thể áp chế mọi radar, trong phạm vi 160 km, không có một tên lửa nào có thể bán rơi nó.
Máy bay V-22 Osprey: Máy bay vận tải đặc biệt đổ bộ đoạt đảo
Là loại máy bay kết hợp giữa máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng, Osprey vừa có thể cất/hạ cánh thẳng đứng cự ly ngắn và có khả năng đứng im trên không như máy bay trực thăng, vừa có đặc điểm tuần tra tốc độ nhanh, tải trọng lớn và hiệu suất bay cao như máy bay cánh cố định.
Số lượng nhân viên và trang bị mang theo của máy bay vận tải Osprey đã vượt xa tất cả các loại máy bay trực thăng hiện có của quân Mỹ, khả năng vận tải gấp ba máy bay vận tải CH-46 Sea Knight của quân Mỹ hiện nay. Ngoài ra nó còn có thể mang theo tên lửa và pháo, có thể đánh trả sự tấn công của vũ khí hạng nhẹ và tránh tên lửa tấn công.
Máy bay vận tải đặc biệt V-22 Osprey Mỹ, đã triển khai 12 chiếc ở Nhật Bản |
Theo báo Giáo dục Việt Nam