Không chỉ một lần, những người hoài nghi và những người mượn danh chuyên gia đã tiên đoán ngày tàn của kỷ nguyên xe tăng và lần nào họ cũng nhầm.
“Thần sấm” A-10 cứu mạng lính Mỹ nhiều nhất
- Cập nhật : 12/10/2016
A-10 Thunderbolt là loại máy bay đầu tiên được quân đội Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không và tấn công mặt đất. “Thần sấm” A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972 và hiện không còn được sản xuất nhưng cho đến nay, nó vẫn được đánh giá là loại chiến đấu cơ đã cứu mạng nhiều lính Mỹ hơn bất cứ máy bay nào khác nhờ khả năng tấn công và yểm trợ hiệu quả.
Lầu Năm góc vẫn chưa có ý định thay thế loại máy bay này, bởi đôi khi, đồ cổ vẫn thực sự rất tốt.
A-10 Thunderbolt bắt đầu đi vào hoạt động thực sự từ năm 1977, với khả năng yểm trợ trên không và tấn công mặt đất rất hiệu quả. |
Bộ binh Mỹ thường gọi A-10 bằng tên lóng là "Warhog" hay "Hog" (Lợn thiến). |
|
Khả năng sinh tồn cao của phi cơ cường kích này một phần là nhờ hai động cơ phản lực có thêm cánh quạt TF34 khổng lồ. |
|
Hỏa lực chính là súng đại liên 30mm GAU-8 Avenger với 1174 viên đạn.... |
... với tốc độ bắn lên tới 3.500 viên/phút, tương đương 58 viên/giây. |
Đạn từ GAU-8 Avenger có thể xuyên phá cả những xe bọc thép dày. |
"Thần sấm" A-10 tải tới 8 tấn vũ khí, trong đó có tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick có thể xóa sổ một chiếc xe tăng trong một lần phóng. |
Có 12 loại tên lửa Maverick, giá từ 17.000 -160.000 USD tùy theo mức độ nâng cấp. |
A-10 cũng được trang bị các loại bom thông dụng, bom lửa, bom chùm, bom thông minh L-JDAM nặng 900 kg, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và ống phóng rocket Zuni 127mm LAU-10... |
Trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, Mỹ đã sử dụng tối đa loại máy bay này, gây tổn thất lớn cho Iraq. |
Từ năm 2005, tất cả phi cơ A-10 đang sử dụng đều bắt đầu được nâng cấp lên chuẩn A-10C. Sau khi nâng cấp, "Thần sấm" A-10 sẽ được sử dụng đến năm 2030. |
Thu Hằng
Theo Tin Tức