Suốt mấy ngày hôm nay nhiều tờ báo quân sự của Trung Quốc đã điểm danh 4 loại tên lửa hành trình chống tàu khủng nhất được trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tờ Phượng Hoàng đã điểm danh sát thủ đầu tiên với cái tên là Kh-35. Đây là loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35
Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật Kh-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến Kh35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với Kh-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi Kh-35E. Loại Kh-35E mới này chỉ được trang bị trên tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam
Hiện nay, trong biên chế Hải quân có ba chủng loại tàu trang bị tên lửa Kh-35E Uran gồm: Gepard 3.9 (8 quả), tàu cao tốc tên lửa project 1241.8 (16 quả) và tàu cao tốc BSP-500 (8 quả). Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
Đặc biệt không phải ở tính hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn mà đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Mới đây, hãng tin Ria Novosti cho biết rằng Việt Nam và Nga sẽ hợp tác sản xuất tên lửa hành trình mới dựa trên tên lửa đối hạm Kh-35 Uran.
Sát thủ thứ 2 sau Kh-35 là loại 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km. Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (trong hạm đội Ấn Độ là các tàu ngầm điện-diesel cải tiến lớp Projekt 877EKM), chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất
Tổ hợp tên lửa Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Tờ Phượng Hoàng đang khá lo ngại loại tên lửa được phóng từ tàu ngầm này của Việt Nam Trước thông tin Việt Nam sắp mua chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan. Báo quân sự Phượng Hoàng cũng đã nêu tên thêm loại tên lửa sát thủ được trang bị cho tàu chiến loại này đó là: Tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II.
Đông Nam Á là nơi khá ưa chuộng dòng tên lửa diệt hạm Exocet. Hầu hết các chiến hạm hiện đại của Brunei, Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều trang bị các biến thể của dòng Exocet. Các biến thể Exocet tương tự nhau về hình dáng chỉ khác về kích thước và trọng lượng. Giữa thân tên lửa có 4 cánh tam giác, đuôi tên lửa có 4 cánh định hướng. Tất cả các tên lửa Exocet đều lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165 kg.
Tên lửa hành trình đối hạm MM-40 Block II có tầm bắn 70km trang bị cho tàu chiến lớp Sigma trong tương lai của Việt Nam
Sát thủ thứ 4 tên lửa hành trình chống tàu P15
Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm trên các chiến hạm nổi của mình. Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg. Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
Tên lửa chống hạm P15M
Tên lửa chống hạm P-15M được trang bị trên các tàu chiến 1241RE của Việt Nam
Nguồn: Congdong.cz