Cuộc tập trận Red Flag 17-1 có sự tham gia của hàng chục máy bay các loại của không quân Mỹ và các nước đồng minh.
Việt Nam biến P-13M thành tên lửa phòng không
- Cập nhật : 13/02/2017
Viện Kỹ thuật PK-KQ nghiên cứu hoán cải thành công tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M - loại tên lửa trước đây dùng cho MiG-21.
Vừa qua, Viện đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo màn hình đa năng có tích hợp dẫn đường vệ tinh và ghi lưu dữ liệu thay thế khối chỉ thị trực tiếp IPV-1, thiết bị dẫn đường vệ tinh TNL-1000 trong hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay Su-27.
Chế tạo thành công khối mồi máy phát khí 2 PP-35 của Tên lửa X-29, nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công cụm khối CB-5V70-CM của máy tính SIMVOL-GIB trên máy bay Su-27SK. Và đặc biệt, thiết kế và chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần sử dụng tên lửa hàng không P-13M.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 1979 - 1981, Việt Nam đã được Liên Xô chuyển giao một số lượng rất lớn tên lửa không đối không P-13M để trang bị cho tiêm kích MiG-21MF.
Hiện toàn bộ phi đội MiG-21 không còn tung hoạt động, trong khi các chiến đấu cơ thế hệ sau như Su-22/27/30 đều quay sang sử dụng tên lửa hồng ngoại R-60/73 mạnh hơn. Vì vậy, số đạn R-13M còn lại trong kho bỗng trở thành hàng dư thừa, cần được hoán cải sang một vai trò mới hữu ích hơn.
Ngay từ thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, Viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu cải tiến tên lửa không đối không P-13 thành loại đất đối không để chống lại máy bay cường kíchAC-130E hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Hiệu quả của chương trình trên mặc dù chưa được công bố nhưng đây vẫn là một gợi ý tốt để áp dụng với số tên lửa P-13M còn lại.
Đặc biệt trong bài viết mới đây "Những sản phẩm từ trí tuệ người lính" trên tờ QĐND đã cho biết, bên cạnh việc cải tiến bom thông thường thành bom thông minh, hay tiếp tục thử nghiệm các loại radar mạng pha 3D mới... Viện Kỹ thuật PK-KQ còn đang tiến hành chế tạo tổ hợp tên lửa tầm gần sử dụng tên lửa không đối không P-13M.
Nếu được áp dụng những công nghệ dẫn đường và kết nối dữ liệu tiên tiến, số lượng lớn đạn tên lửa không đối không P-13M đang lưu giữ trong kho hứa hẹn sẽ có một diện mạo hoàn toàn mới.
R-13M, hay còn có tên gọi K-13M (tiếng Nga Р-13М, NATO định danh AA-2C Advanced Atoll) là biến thể của tên lửa không đối không tầm ngắn Vympel K-13. P-13M chính thức phục vụ trong biên chế Không quân Liên Xô từ cuối thập niên 1960, nó được nhận xét tương đương với AIM-9G Sidewinder của Mỹ.
Phiên bản tên lửa P-13M có đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với đầu đạn lắp ngòi nổ cận đích, đây là vũ khí chủ lực của các tiêm kích MiG-21 cũng như Su-22 của Không quân Việt Nam trong một thời gian dài.
Tuấn Vũ
Theo Báo Đất Việt