Trung thành với Đảng, kỷ cương, dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trong những năm qua, lực lượng cảnh sát cơ động luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việt Nam: huấn luyện lắp ráp đạn tên lửa ban đêm
- Cập nhật : 12/10/2016
Trao đổi với một số trắc thủ trong các bãi lắp ráp đạn tên lửa, được biết, chỉ khi huấn luyện ban ngày đã thuần thục thì mới có thể chuyển sang huấn luyện đêm.
Theo Thiếu tá Đoàn Văn Tuấn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Kỹ thuật, Trung đoàn 213 (Sư đoàn 363, Quân chủng PK-KQ), thời gian huấn luyện ban đêm sẽ được luân chuyển qua các khung giờ từ 21 đến 23 giờ, từ 23 đến 1 giờ hoặc từ 1 giờ đến 4 giờ sáng, để bộ đội thích nghi với điều kiện làm việc ban đêm. Song trên hết, những yêu cầu về kỹ thuật và sự an toàn vẫn phải được đảm bảo nghiêm ngặt.
Trao đổi với một số trắc thủ trong các bãi lắp ráp đạn tên lửa, được biết, chỉ khi huấn luyện ban ngày đã thuần thục thì mới có thể chuyển sang huấn luyện đêm.
Cái khó của huấn luyện đêm lắp ráp đạn tên lửa, trước hết nằm ở việc chỉ được sử dụng ánh sáng hẹp từ những chiếc đèn cá nhân. Ngay cả việc dùng đèn, khi cần thiết trắc thủ mới bật, tránh sử dụng đồng loạt, nếu không yếu tố bí mật trong tác chiến sẽ không được đảm bảo.
Cùng với đó, mỗi vị trí trong bãi đều phải thực hiện công việc chính xác, an toàn, để khi hiệp đồng trong tổ, trong kíp, các công đoạn đều được nối thông, nhịp nhàng.
Chỉ cần một khâu chưa tốt sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền. Để đạt được điều đó, các trắc thủ phải căng sức, tập trung cao độ trong điều kiện phải thức đêm, đồng hồ sinh lý…quay ngược.
Chuẩn bị tên lửa và trang bị kỹ thuật cho huấn luyện lắp ráp đạn tên lửa ban đêm. |
Với Thượng úy QNCN Nguyễn Văn Thành, bãi trưởng bãi 23, Tiểu đoàn Kỹ thuật Trung đoàn 213, thì các trắc thủ thực hiện nhiệm vụ của bãi nạp khí nén vào ban đêm khi khí tài đã qua nhiều năm sử dụng, đường ống dẫn khí nén đã giảm độ kín; đến nay xe sản xuất khí nén có chất lượng, năng suất hạn chế nhiều, thế nên để nạp khí vào hai quả đạn tên lửa đạt chỉ tiêu giỏi đòi hỏi sự cố gắng lớn…
Tại bãi 21, công việc của các tổ nắp hòm, máng trượt, cẩu chuyển đạn cũng không kém phần phức tạp. Khi thao tác cẩu, trắc thủ phải bảo đảm chính xác cả về độ cao, hướng, phương vị. Nếu lắp ráp những chi tiết nhỏ như đầu kim, thực hiện thao tác kẹp chì, đòi hỏi người thực hiện mới cần bàn tay khéo léo, thì ở những khối, cụm lớn như lắp hệ thống cánh, hệ thống pít-tông giảm chấn, yêu cầu về độ chính xác và kĩ thuật cũng quan trọng không kém.
Thiếu tá Đoàn Văn Tuấn kể, sư đoàn kiểm tra nội dung huấn luyện đêm sản xuất và lắp ráp đạn tên lửa của Trung đoàn 213 đúng hôm mưa dông lớn do ảnh hưởng của bão.
Chính vì vậy, kỹ năng, kỹ xảo, sự thuần thục trong thao tác càng được đòi hỏi cao hơn; các phương tiện cá nhân cũng phải được chuẩn bị đầy đủ. Một số bãi làm nhiệm vụ ở ngoài trời, bùn đất gặp mưa ướt, lên xuống xe rất trơn, vừa làm phải vừa che chắn đạn. Một số bãi làm trong nhà mái tôn, mưa to, tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến khẩu lệnh của người chỉ huy và thao tác của trắc thủ. Tuy nhiên qua kiểm tra, kíp được đánh giá thực hiện tốt công tác chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, con người; trình độ của kíp đạt giỏi
Thượng tá Lê Ngọc Bảo, Chủ nhiệm Kỹ thuật Sư đoàn 363 cho biết:
- Không chỉ ở Trung đoàn 213, các trung đoàn tên lửa khác trong sư đoàn cũng đã và đang thực hiện công tác huấn luyện đêm sản xuất, lắp ráp đạn tên lửa. Để tổ chức được nội dung này, vũ khí, trang bị đã được sửa chữa, củng cố để đảm bảo đủ điều kiện huấn luyện đêm.
Qua kiểm tra các đơn vị, thao tác cá nhân của trắc thủ được đánh giá chuẩn xác, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, thời gian; sản phẩm lắp ráp đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu; đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị; hạn chế các nguy cơ lộ bí mật. Những điểm yếu trong huấn luyện cũng được rút kinh nghiệm kịp thời để không ngừng nâng cao trình độ tác chiến ban đêm của các đơn vị tên lửa trong Sư đoàn.
Theo QĐND